Mesusu đưa bé đi khám xem biểu hiện của bé là gì vì có nhiều bệnh lý liên quan đến việc rốn bé có u hạt và nước: Nhiễm trùng rốn (rỉ dịch, có mùi hôi, rỉ máu, da quanh rốn đỏ; chảy mủ, bé bú kém, sốt); Hoại thư rốn (rốn ướt, có màu đỏ nhạt hoặc tím đen, loét nhanh và chảy mủ, bé sốt, bỏ bú);Viêm mạch máu rốn (rốn ướt, chảy mủ, thành bụng quanh rốn sưng đỏ, lan rộng đến mu, bẹn);Uốn ván rốn (trẻ bị cứng hàm -> không bú được, co giật, có cơn ngưng thở do co thắt thanh quản);U hạt rốn (đáy rốn có khối u trắng nhỏ, hơi ướt, kích thước < 2.5 mm); Polyp rốn (chân rốn có khối u, > 2.5);Dò rốn - bàng quang (tiết dịch có mùi giống nước tiểu);Dò rốn - ruột (tiết dịch có múi giống phân);Tùy theo tình trạng của bé mà Bs có hướng xử trí thích hợp. Chúc bé khỏe :Rose: :Rose:
Không phải lo quá đâu bạn ạ, cu nhà mình hồi trước đến 2 tháng mình mới cho đến BV NHI (ở Hà Nội), bác sĩ xịt cho ít thuốc tê rồi dùng chỉ tự tiêu buộc lại (nó chỉ là tiểu phẫu rất nhỏ thôi), không đau đơn gì hết và chỉ mất khoảng 5 phút thôi. Yên tâm nhé.
Chào các chị,Sau 3 lần đến BV Xanh Pôn để làm thủ tục chuyển BHYT sang BNPS HN, em có kinh nghiệm sau muốn chia sẻ với các chị để nếu ai quan tâm thì đỡ tốn thời gian đi lại nhé! Thực ra việc này cũng ko đến nỗi là nhiêu khê lắm nhưng cái bực mình là họ chả chỉ cho mình thông tin cụ thể gì cả, cứ làm mình đi lại mất thời gian:1. Chỉ đến tuần thứ 39 thì BV Xanh Pôn mới đồng ý cấp giấy chuyển BHYT. (họ căn cứ vào ngày kinh cuối cùng, ví dụ của em ngày kinh cuối là 3.1.07 thì đến 26.09.07 họ mới đồng ý cấp giấy chuyển).2. BV PSHN kết toán chi phí BHYT theo quý, cho nên cứ đến hết quý thì giấy chuyển viện cấp trong quý đó sẽ mất hiệu lực và phải xin lại 1 cái giấy mới có ngày cấp của quý tiếp theo. Ví dụ: ngày 26.9.07 em đi lấy giấy chuyển thì giấy này sẽ hết hiệu lực ngay sau 30.9.07. Vì thế đợi đến ngày 1.10.07 mới nên đi lấy giấy chuyển BHYT.Hiện nay em mới chỉ "đúc kết " được chừng đó thôi, em post để nếu ai quan tâm thì tham khảo!
Mình ở Sài Gòn các mẹ ạh, được 12 tuần 6 ngày. Đi đo độ dày da gáy là 3.6 mm. Bây giờ mình đang xét nghiệm Paap-A gì đấy, mà phải 2 tuần nữa mới có kết quả. rồi nghe nói là sau đó phải là triple test, rồi chọc ối, hu hu.trước giờ mình khám ở Phụ Sản Y Dược ở đường Hoàng Văn Thụ, vì gần nhà và nhanh, nhưng nay có vấn đề như thế này mình phân vân lắm, không biết là nên đi đâu: Từ Dũ/FV/.... hoặc là đi bác sĩ tư nào đây. Vì ưu tiên hàng đầu của mình bây giờ chỉ là an toàn cho bé mà thôi, nếu có phải đến mức chọc ối thì đó cũng phải là chỗ tốt nhất ở thành phố. Các mẹ ai đã có kinh nghiệm thì cho mình biết với nhé. Cám ơn các mẹ nhiều lắm ạ
To Nhím Còi: Mình cũng nghe lời BS đi làm tripple test lại và có KQ hôm qua. Thật không biết vui hay buồn khi KQ lại khác xa với lần đầu. Risk lần này của mình chỉ là 1/923 thôi. BS bên phòng xét nghiệm và sàng lọc (người làm tripple test) nói không cần chọc ối nữa. Chờ đến tuần 22 để SA 4D cho chắc chắn nữa thôi. Theo giải thích của BS là vì lúc lấy máu để XN lần trước, mình bị suy nhược (do thai hành rất nhiều), bây giờ chỉ số khác trước vì mình cũng khỏe hơn rồi. Hôm trước có chị gì nhỉ _meo hay ai đó, mình thấy rất thông thái và hiểu biết về việc làm test này. Nếu chị có vào topic thì giúp mình lời khuyên nên làm thế nào bây giờ với?!Mặc dù bây giờ mình cảm thấy đỡ lo, nhưng vẫn thấy không hoàn toàn yên tâm....
Về vụ thái độ thì em vote bác sĩ Chương. Bác ấy trông cũng xấu trai như bác Cường, nhưng bác ấy rất gentle, rất kind, nói chuyện nhẹ nhàng. Em vì vụ triple test của anh Cường mà mang lo vào người, dù lúc siêu âm đo độ dày da gáy là 1.3mm. Em đến anh Chương thì được anh ấy trấn an rất nhiều và cảm thấy bớt lo lắng hơn hẳn. Có lẽ anh Cường đang theo đuổi việc chọc ối và làm triple test nên thích quảng bá việc này cho các bà mẹ.
Mình đang đợi kết quả chọc ối đây, thứ 4 tới là biết rùi, 3 tuần mới có kết quả.Bạn hãy hy vọng mọi điều tốt lành sẽ đến. Mình còn bị nhau bám mặt trước tưởng không lấy được nước ối, nhưng hãy tin vào tay nghề bs Cường viện C. Chọc cũng không đau đâu vì có bôi thuốc tê mà. Bạn cứ thả lỏng người, nhìn qua cửa sổ để thư giãn. Mọi điều tốt lành sẽ đến mà.
Minh đi SA ở tuần 12, kết quả bình thường và định không đi làm tripple test vì mình luôn tin và tâm niệm rằng con mình sẽ khỏe mạnh và phát triển tốt. Nhưng thấy các mẹ bàn tán nhiều thế này cũng phân vân quá. CHo mình hỏi có phải mẹ Susu sa đo độ dày da gáy ở bsy Cường ko? Vì kết quả đo độ dày da gáy phụ thuộc nhiều vào tay nghề bsy lam.
Thế mẹ susu siêu âm có sao ko. Mẹ susu đang ở tuần thứ bao nhiêu rồi. Mình có 1 số chỉ số ko bình thường nên bác sĩ lúc đầu bảo chọc ối xong rồi lại thôi để theo dõi. Triple test của mình thì kết quả vẫn bình thường. Bạn làm triple test ở đâu. Có nên làm lại lần nữa ko. Mà nếu có chọc ối thì bạn cũng đừng lo quá. Ở nước ngoài họ chọc ối suốt để cho yên tâm. Vấn đề là nếu chọc ối thì nên chọn bác sĩ tốt và vào bệnh viện lớn.
Mẹ susu ơi siêu âm hình thái học không phát hiện được gì đâu. Nếu mẹ nó có tỷ lệ 1/147 thì phải xác định tư tưởng vụ chọc ối đi thôi. Trẻ bị Down thì dù có sống cũng đâu biết ý nghĩa gì đâu, làm sao mà mình có thể nhìn con mình sống như vậy được.Rất thông cảm với mẹ susu vì tuần trước mình cũng không ngủ được, khóc xì xụp, giận ông xã... đủ thứ, nhưng bây giờ thì qua rồi.Chúc mẹ nó có quyết định đúng đắn nhất.
mẹ heovang cũng có hoàn cảnh tương tự vậy đó, lúc trước 11-13W k BS nào chỉ em đo dộ dày da gáy là ntn, đến khi đi khám lại thì thai đã quá tuần, hiện nay mẹ heovang được >23W rồi, qua giai đoạn làm XN triple luôn (mẹ heovang vẫn SA 4D như BS yêu cầu nhưng chưa phát hiện bất thường), nên k biết em bé có vấn đề gì k, lo quá đi thôi :Sad: . Mình bàn với AX xin BS cho chọc nước ối thử để yên tâm mà AX k cho, nói nguy hiểm cho em bé, có thế nào cũng là con của mình. Em lo lắng khổ tâm hết sức k biết có nên giấu AX đi chọc ối k,mà VD có vấn đề gì với em bé thì anh í cũng k cho em bỏ đâu, vì đây là con đầu lòng mà:Worried:
E cảm ơn chị nhé. Bé nhà em vẫn ăn ngon, ngủ khoẻ, rốn k có mùi hôi. E cũng cho bé đi Nhi của Bạch Mai nhg họ chỉ vệ sinh rốn cho bé thôi. Hôm nay em sẽ cho bé sang Viện Nhi.
Cám ơn mẹ nó nhé, mẹ nó so nice. Mai em sẽ cho bé đến Viện Nhi. Mà mẹ nó ơi, sau đó có phải chăm sóc lâu k để cho rốn lành hả mẹ nó?
Mẹ nó ơi, bác sỹ dự kiến mình khoảng 38 tuần thì sinh, cứ theo quy định của BV thì mình đẻ xong xuôi rồi thì mới được chuyển BH à, kỳ quặc thật đấy nhỉ.
Thế nên thái độ của BS tớ ko care lắm. Quan trọng em bé của mình được SA bởi bs tay nghề cao thôi.
Chào các mẹ.
Mình đã pót bài này ở forum Sàng lọc trước sinh rồi nhg muốn chia sẻ với bạn:
Mình đã có một thời gian lo lắng, mình khám và siêu âm kết quả bthg. Nhg đi làm triple test lại vào nhóm nguy cơ cao. Sau thời gian suy nghĩ mình đã quyết định đi chọc ối. Kết quả là em bé nhà mình bình thường. Mình có mấy kinh nghiệm sau đây chia sẻ cho các mẹ nhé:
- Thứ nhất, nguy cơ cao (kể cả độ dày da gáy >3mm) ko có nghĩa là em bé của mình bị đâu, các mẹ ko nên lo quá nhé.
- Thứ hai, chọc ối cũng ko đến nỗi nặng nề quá đâu, bởi vì đấy chỉ là một thủ thuật nhẹ nhàng, dĩ nhiên, có xác suất rủi ro, nhưng thậm chí mình lên bàn đẻ cũng vẫn có nguy cơ rủi ro đấy thôi. Mình phải đi đến lần thứ 2 mới chọc được vì khó hơn các mẹ khác (nhau bám mặt trước), BS bảo chờ xem bánh nhau ntn, mãi đến tuần 22 mới làm được mà.
- Thứ ba, nếu làm triple test thì nên làm sớm, nếu có nguy cơ cao, cứ bình tĩnh mà đợi đến khoảng 3,4 tuần nữa đi XN lại, KQ có thể thay đổi, như mẹ Nhím Còi ý. Thật sự là mình đã cực kỳ lo lắng trong 2 ngày nghỉ sau khi làm, nhiều lúc nghĩ quẩn, lo con mình ko có vấn đề gì mà gặp rủi ro lúc chọc ối thì chắc mình ân hận cả đời. Sau đó thì tâm lý nhẹ nhàng hơn, và nghĩ thế nào em bé nhà mình cũng khỏe mạnh. Thế nên có gì thì các mẹ cứ làm 2 lần cho chắc ăn nhé.
Rất vui là kết quả em bé nhà mình tốt, bây giờ thì yên tâm lắm rồi . Mình mong các em bé đều khỏe mạnh để các mẹ đỡ phải lo lắng nhiều. Thân.
Mình đã có một thời gian lo lắng, mình khám và siêu âm kết quả bthg. Nhg đi làm triple test lại vào nhóm nguy cơ cao. Sau thời gian suy nghĩ mình đã quyết định đi chọc ối. Kết quả là em bé nhà mình bình thường. Mình có mấy kinh nghiệm sau đây chia sẻ cho các mẹ nhé:
- Thứ nhất, nguy cơ cao ko có nghĩa là em bé của mình bị đâu, các mẹ ko nên lo quá nhé.
- Thứ hai, chọc ối cũng ko đến nỗi nặng nề quá đâu, bởi vì đấy chỉ là một thủ thuật nhẹ nhàng, dĩ nhiên, có xác suất rủi ro, nhưng thậm chí mình lên bàn đẻ cũng vẫn có nguy cơ rủi ro đấy thôi. Mình phải đi đến lần thứ 2 mới chọc được vì khó hơn các mẹ khác (nhau bám mặt trước), BS bảo chờ xem bánh nhau ntn, mãi đến tuần 22 mới làm được mà.
- Thứ ba, nếu làm triple test thì nên làm sớm, nếu có nguy cơ cao, cứ bình tĩnh mà đợi đến khoảng 3,4 tuần nữa đi XN lại, KQ có thể thay đổi, như mẹ Nhím Còi ý. Thật sự là mình đã cực kỳ lo lắng trong 2 ngày nghỉ sau khi làm, nhiều lúc nghĩ quẩn, lo con mình ko có vấn đề gì mà gặp rủi ro lúc chọc ối thì chắc mình ân hận cả đời. Sau đó thì tâm lý nhẹ nhàng hơn, và nghĩ thế nào em bé nhà mình cũng khỏe mạnh. Thế nên có gì thì các mẹ cứ làm 2 lần cho chắc ăn nhé.
Rất vui là kết quả em bé nhà mình tốt, bây giờ thì yên tâm lắm rồi :Laughing: . Mình mong các em bé đều khỏe mạnh để các mẹ đỡ phải lo lắng nhiều. Thân.
Mình đã siêu âm tuần thứ 22 rồi, KQ SA ở B. sỹ Cường là bình thường, nhg BS vẫn bảo đến chọc ối (vì lần trước mình ko chọc ối do nhau bám trước). Mình băn khoăn quá đi thôi. Các mẹ cho mình lời khuyên với.
Mẹ Nhím còi à, mình cũng y hệt như Nhím đây này. Bạn đến BS Chương tư vấn những gì? và bạn có quyết định đi chọc ối k? Mình đã đi rồi nhưng rau bám kín trước nên ko chọc được. Hay là em bé khỏe nên can ko cho mình chọc ối nhỉ. Thế thì thích thật đấy. Hì hì.
Chuc susu va me susu manh khoe nhe'. Cac be co khoe thi cac me moi yen tam duoc.
Bài này trả lời thắc mắc của mẹ trees này:
Phát hiện hội chứng Down khi thai nhi chỉ mới từ 11 đến gần 14 tuần
Hội chứng Down- một dạng chậm phát triển tâm thần khiến cho bệnh nhân trở nên khù khờ và hầu như không có khả năng học hành- là rối loạn di truyền thường gặp nhất trong các trẻ sơ sinh còn sống và cũng chính là loại rối loạn dễ bị bỏ sót nhất trên siêu âm.
Đây là hội chứng không thể chữa khỏi được, gây một gánh nặng rất lớn cho gia đình và xã hội. Với sự phát triển của y học ngày nay, chúng ta có thể phát hiện được đến 90% các trường hợp hội chứng Down từ khi đứa trẻ chỉ mới được 11 đến 13 tuần 6 ngày trong bụng mẹ.
Nguy cơ trẻ mắc hội chứng Down gia tăng theo tuổi mẹ. Do đó, từ những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, một số nước phát triển đã áp dụng biện pháp tầm soát hội chứng Down dựa trên yếu tố tuổi mẹ. Tất cả những sản phụ trên 35 tuổi đều được tham vấn để chọc ối (hút nước ối qua thành bụng để kiểm tra bộ nhiễm sắc thể của thai nhi, từ đó chẩn đoán hội chứng Down). Tuy nhiên, tỷ lệ hội chứng Down được phát hiện chỉ gần 30%. Có nghĩa là trong 10 trẻ Down, chỉ có 3 trẻ được phát hiện trước sanh để chấm dứt thai kỳ và 7 trẻ còn lại bị bỏ sót.
Đến thập niên 80, việc tầm soát hội chứng Down dựa trên sự phối hợp tuổi mẹ và xét nghiệm các dấu ấn sinh học thai trong máu mẹ (AFP, HCG và UE3) khi thai 16-18 tuần để kiểm tra nguy cơ mắc hội chứng Down ở đứa trẻ trước khi thai phụ được tham vấn có nên chọc ối hay không. Cũng xin nói thêm rằng chọc ối có thể làm gia tăng một số nguy cơ đối với thai nhi, chẳng hạn như sinh non hoặc sẩy thai. Phương pháp này giúp phát hiện khoảng 60% hội chứng Down. Điều này có nghĩa nếu làm xét nghiệm sinh hóa sàng lọc hội chứng Down cho tất cả sản phụ có thai trong giai đoạn 16-18 tuần thì cũng chỉ có 6 trong 10 trẻ Down được phát hiện trước sanh.
Da gáy bình thường
Đến thập niên 90, giới chuyên môn ghi nhận có sự liên quan giữa độ mờ da gáy dày ở bào thai và hội chứng Down. Độ mờ da gáy càng dày thì nguy cơ hội chứng Down càng tăng. Cần nhớ rằng, dấu hiệu này chỉ xuất hiện trong một giai đoạn từ 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày. Sau 14 tuần, da gáy sẽ trở về bình thường và điều này không có nghĩa là thai bình thường. Sàng lọc hội chứng Down dựa trên tuổi mẹ phối hợp với đo độ mờ da gáy thai 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày sẽ giúp phát hiện gần 80% hội chứng DOWN. Cần lưu ý, nếu da gáy dày nhưng nhiễm sắc thể bình thường (trẻ không bị hội chứng Down), thì trẻ vẫn có nguy cơ cao bị dị tật tim thai. Nếu độ mờ da gáy >3.5mm, khoảng 1/3 trường hợp sẽ có bất thường nhiễm sắc thể. Trong 2/3 các trường hợp còn lại sẽ có 1/16 trường hợp có dị tật tim (Thống kê của Viện Y khoa thai nhi, đặt ở London- Anh Quốc). Do đó, khi thai có da gáy dày và nhiễm sắc thể bình thường thì vẫn cần được một chuyên gia về tim thai siêu âm lúc 22 tuần.
Hiện nay, việc sàng lọc hội chứng Down dựa trên sự phối hợp giữa yếu tố tuổi mẹ, siêu âm đo độ mờ da gáy và xét nghiệm các dấu ấn sinh học thai (PAPP-A, free beta HCG) trong máu mẹ ở tuổi thai 11 tuần -13 tuần 6 ngày. Tất cả các yếu tố này sẽ được một phần mềm chuyên dụng tính toán phối hợp lại, đưa ra một nguy cơ cuối cùng về khả năng sanh con Down của sản phụ là bao nhiêu. Nếu nguy cơ cao, sản phụ sẽ được tham vấn chọc ối. Phương pháp này giúp phát hiện 90% hội chứng Down. Như vậy, trong 10 trẻ Down, chỉ có một trẻ bị bỏ sót.
Mới đây, Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM) đã phối hợp với Hiệp hội siêu âm Úc (ASUM) và Tổ chức y học thai nhi (FMF) ở London mở lớp tập huấn siêu âm đo độ mờ da gáy và kỹ thuật sinh thiết gai nhau (lấy mẫu nhau của thai nhi để kiểm tra bộ nhiễm sắc thể) để tầm soát và chẩn đoán hội chứng Down giai đoạn sớm: từ 11 -13 tuần 6 ngày. Khoảng 140 học viên từ 32 tỉnh thành phía Nam đã về tham dự. Bệnh viện Từ Dũ là nơi đầu tiên trong cả nước được chính thức công nhận đủ khả năng đo độ mờ da gáy và được sử dụng phần mềm chuyên dụng tính nguy cơ hội chứng DOWN từ FMF London dựa trên sự phối hợp yếu tố tuổi mẹ, bề dày độ mờ da gáy và xét nghiệm sinh hóa máu mẹ ở tuổi thai 11 đến 13 tuần 6 ngày.
Như vậy, để tầm soát tốt nhất hội chứng DOWN, thai phụ cần siêu âm đo độ mờ da gáy và xét nghiệm sinh hóa sàng lọc giai đoạn 11 tuần -13 tuần 6 ngày. Phần mềm của FMF sẽ giúp tính ra nguy cơ hội chứng DOWN. Nếu có nguy cơ cao ( >1/300), sản phụ sẽ được tham vấn sinh thiết gai nhau hoặc chọc ối để chẩn đoán xác định.
Bác sĩ Hà Tố Nguyên
(Trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Từ Dũ)
Mẹ nó ơi, mẹ su su cũng rau bám trước đó, bác sỹ Thơ ở ĐH Y nói có người đi chọc 3 lần ko được vì rau bám trước. Mẹ Tròn làm ở tuần thứ bao nhiêu vậy? T4 tuần sau là mẹ su su được 19 tuần 6 ngày rồi, tại lỡ 1 tuần do bố ko cho đi. Mẹ nó đi có phải bồi dưỡng các bác sỹ k? nếu có thì như thế nào.
"Bé su su cảm ơn cả các mẹ đã quan tâm bé. Bé cũng mong bé khỏe mạnh để được tiếp tục trò chuyện với các mẹ và các bạn dài dài nữa."
Mình SA ở bsỹ Cường (12 Tôn Thất Thiệp) ở tuần 13 mà, lúc đó độ dày da gáy của bé su su chỉ là 1.2mm thôi. Nghe theo lời bác sỹ Cường mình đi làm test cho yên tâm, ko ngờ KQ lại như vậy. Vợ chồng mình xác định sang đến tuần sau đi chọc ối rồi. Cầu mong bé su su mạnh khỏe.
Mẹ su su đi siêu âm ở tuần 13 thì độ dày da gáy là 1.2mm, ko có vấn đề gì. Nghe theo lời khuyên của BS Cường đi làm triple test tại ĐH Y, ko ngờ kết quả lại như vậy mặc dù cả hai vợ chồng trước nay không hề có bệnh gì nghiêm trọng cả. Mẹ su su lo lắng suốt thôi và muốn đi chọc ối nhg bố su su không cho đi, bố su su bảo cứ để cho tự nhiên, trời cho như thế nào thì mình nhận như thế. Với lại nghe lời BS Thơ Đại học Y nói rằng mẹ su su rau bám mặt trước nên chọc ối có khó khăn hơn nên bố su su cũng lo. Hiện tại mẹ su su được 19 tuần rồi.
Mẹ heo đi chọc ối rồi à? Có phải ở Viện C k? nếu đi rồi thì cho mình tí kinh nghiệm với. Mình muốn đi lắm nhưng ko thuyết phục được bố su su :Worried:, chẳng nhẽ lại giấu bố su su mà đi?
Mẹ heo đi siêu âm hình thái học đi. Mẹ su đang chờ đến tuần 22 đây này, lúc nào lòng cũng như lửa đốt, thương cho con mình lắm nhỉ. Mẹ heo chưa nhìn thấy kết quả trước mắt còn đỡ, mẹ su là đối tượng nguy cơ cao cơ. :Crying: