Nói chung tiền ai người nấy giữ, các bạn không phải loạn lên lo người này ngu, người kia ngu bị bọn khác lợi dụng. Trên đời này việc chạy đi lo cho túi tiền người khác mới là việc thuộc hàng ngu nhất. Với lại nếu có việc gì xảy ra có bạn nào đứng ra đền tiền cho người khác không mà giờ nói người ta ngu?Mỗi người một quan điểm về độ rủi ro. Thế nên cùng một số tiền mới có chuyện người sản xuất kinh doanh, người chơi chứng khoán, người gửi ngân hàng, người mua bất động sản, thậm chí người còn đem đi chơi lô đề cá cược. Cả xã hội ai cũng như ai đem gửi ngân hàng không rút ra như các bạn khuyên thì ngân hàng dùng tiền đấy làm củi à?
em oánh dấu pát ạ, em chỉ hóng thôi, chả dám có ý kiến giè, chỉ mong các bố các mẹ gửi tiền ở ACB cứ yên ổn ở đấy đi ạ, đừng làm loạn hết cả lên
Theo tôi Phò là nghề cao quý , thế cho nhanh đỡ phải nói nhiều .
Bác Haicongchua ơi, dạo này nhà em bắt đầu cho cu nghe nhiều chuyện flash nhưng không hiểu sao em mở ra lại thấy toàn chữ linh tinh nhỉ? Những cái file đuôi swf đó chị. Nhà em tính học tập nhà bác mà đuối quá, theo có nổi không đây.Nhưng mà thấy các bác vậy nên em cũng cố gắng để học tập ạ@};-
Về chuyện dạy con, mình nghĩ điều đáng ngại nhất trong giáo dục là không có quan điểm hoặc quan điểm giáo dục thiếu nhất quán. Mình cho rằng các bố mẹ đã vào đây ít nhiều cũng định hướng cho mình một cách đi. Việc tiếp thu, tranh thủ thông tin, trao đổi, mở rộng và cải thiện phương pháp là những điều đáng làm. Chỉ sợ nhất là bố mẹ cũng bị loạn quan điểm thì khổ con chứ nếu bố mẹ là bộ lọc vững thì họ càng năng học hỏi con họ càng được nhờ. Chính vì thế, mình không ngại theo đuổi những gì mình cho là đúng, kể cả trong tương lai điều mình tin là đúng hôm nay có thể không còn 100% đúng nữa. Nhưng có gì nhất thành, bất biến đâu, phải không bạn?
Hôm trước mua mấy cuốn sách chỉ có tiếng Việt , không có sách tiếng Anh nên con nhờ hỏi bố 3J mấy cuốn đó bằng tiếng Anh. Chỉ ít phút sau đã có , cám ơn bố 3J . Tiện thể đưa luôn mấy cuốn đó vào đây , tiện cho những ai muốn lấy :- Rick Riordan - Heroes of Olympus #1 - The Lost Hero , #2 - The Son of Neptune .- The Demigod Files - Percy Jackson .
Lắm lúc em phải nói với con rằng "qua sông thì phải lụy đò", giờ người ta xét tốt nghiệp phổ thông hay tuyển vào ĐH vẫn cần những môn ấy thì con ráng mà học cho qua (cụ thể là môn Toán tích phân, đạo hàm, hàm số lượng giác gì gì đấy ạ), dù sau này con đi làm cả đời có thể sẽ không dùng đến kiến thức ấy. Trong khi con em chỉ thích học những môn phụ liên quan đến visual arts hay văn vẻ viết lách vì cháu cho rằng nghề nghiệp của cháu sẽ cần như thế và cháu phải tranh thủ rèn luyện những kỹ năng ấy. Vì thế em có thắc mắc khi nghe bác nói về chuyện muốn học Kiến trúc ở Mỹ mà không cần học vẽ trước. Mẹ con em tìm hiểu một số trường về Art & Design thấy họ đều yêu cầu gửi porfolio để xét tuyển sinh, bác ạ, mà họ có yêu cầu về portfolio rất cụ thể. Con nhà em lên mạng tìm các portfolio của những học sinh được vào nhận vào các trường này những năm trước thì thấy "rất ghê", không rèn luyện trước chắc khó làm được như vậy, trừ khi thật sự là tài năng bẩm sinh.
Chào cả nhà, em bắt đầu công cuộc cho con nghe nghe các bài ở grade lớn hơn, các bài khoa học, kiến thức đa dạng khác nhưng thật sự chưa biết bắt đầu từ đâu ạ, vì các bài đó khô khan mặc dù rất cần thiết. Chỉ nghe vài từ đầu là con em nản, không phải cháu không nghe được. Các mẹ cho em thêm kinh nghiệm để em truyền cảm hứng cho con với!
Mấy cái tên sách của mẹbop em chưa đọc nhưng chắc thuộc dòng văn học Nga hoặc cũng là các nước Đông Âu không thì thuộc các nước xã hội chủ nghĩa, hi hi, hiện tại em đang luyện công quyển Mít Đặc (Nga) sau đó qua quyển Trên sa mạc và trong rừng thẳm và Trại súc vật đều thuộc dòng văn học trên.
Theo kinh nghiệm của mọi người, em cho cháu đọc bài water của Mehaicongchua. Trước khi đọc bài, em cũng làm một bài nôm na là nhập môn, nói về tầm qua trọng của nước....Sau đó, em mang thêm quả địa cầu ra để cho bé biết biển, đại đương ở đâu. Bài water từ vựng không có gì khó, chỉ có kiến thức thôi. Rồi cứ thế bé nhà em nhập cuộc một cách hứng thú, sau khi đọc xong mỗi đoạn, khi đã chắc rằng bé hiểu nội dung, em có kể thêm về chuyện của chúng mình những người mẹ ngày xưa cũng thiếu nước thế nào!....Bé càng tò mò và tiếp tục tự nguyện đọc cho đến hết và tự nguyện chạy ra uống thêm nước! Coi như là ổn, em sẽ in thêm cả bài tập sau sách cho bé làm!
Có điều em băn khoăn, mẹ Bimbonhim, về cách học mẹ chỉ dẫn, em thấy rất hay, duy có đoạn nghe, mẹ cho nghe 4 đến 5 lần thì liệu có giảm hứng thú của con không?
@ MeBongbong, chị cho con nghe các bài trong bộ leveled reader thì sau đó có cho con đọc lại không, có trả lời câu hỏi cuối bài không hoặc bài kèm theo không?
Nhà báo này lại còn có khái niệm "chớm mắc" bệnh tự kỷ nữa chứ ? Từ bé chưa bị, đến khi đi học thì mắc bệnh tự kỷ ư ?? Ôi...
Rất tán thành quan điểm của bạn. Mỗi người đều biết tự lo cho tiền của mình. Mình cũng rất mong ACB sẽ ổn định lại nhưng không thể mạo hiểm với tiền công sức mình đã vất vả làm ra được. Ủng hộ những ai vẫn tin tưởng vào ACB nhưng cá nhân mình thì không chắc chắn nên cứ rút về đã, đợi ổn định lại tính sau. Chứ bản thân không có liên quan hoặc vừa hô hào mọi người yên tâm trong khi bản thân rút trước thì mình không làm được
Những lý lẽ trấn an kiểu một người thì có ảnh hưởng gì, mất lãi suất có kỳ hạn v.v... thì với mình bây giờ thật sự là không có giá trị gì, càng nói càng thấy lo hơn thôi
ở cái nơi mà: " VN không có báo lá cải", "Cảnh sát GT rất ít ăn hối lộ", "KT VN đã qua giai đoạn khó khăn nhất", ...bla ...bla thì mình nghe câu "cứ yên ổn ớ đấy đi ..." cũng đúng, chỉ là như nghe thêm được câu "để yên tôi rút trước" chưa kịp nói ra thôi :)
Bây giờ chỉ biết tin vào những gì mình đang cầm trên tay, tiền lao động mồ hôi nước mắt chứ giá mà kiếm được như các bác ...
Mình đồng ý hầu hết với quan điểm của bạn về mại dâm, nhưng nói thế này thì cũng hơi quá ...
Mại dâm, nếu không có lừa đảo, ép buộc mà chỉ là tự nguyện, có thể coi là lương thiện. Nhất là trong XH VN bây giờ, mình thấy (phần lớn) nó còn lương thiện hơn nhiều nghề khác như: cảnh sát, tư pháp, cả báo chí truyền thông nữa, nhỉ :) không tự hào nhưng cũng không có gì đáng xấu hổ cả
Khi Chúa nói với đám đông đang định ném đá người đàn bà ngoại tình rằng ai cảm thấy trong sạch không có tội thì cứ việc ném. Cả đám đông đó (trong cái thời ngu tối như ở một số nước Hồi giáo bh) đã bỏ đi hết, cho thấy họ thời đó vẫn còn liêm sỉ ... còn nếu cũng tình huống đó và với đám đông bây giờ thì sao? e rằng ngay cả Chúa cũng sẽ ăn ngay một đống đá vào đầu
Nhà mình thường chạy file swf bằng IE hoặc firefox... Không biết có bạn nào có cách khác ko ?
Hôm nay muốn nhờ chị em tư vấn chút là mình muốn mua blazer dáng dài, mỏng nhẹ, sáng màu để mặc mùa hè... thì mua ở đâu.
Cảm ơn chị em rất nhiều. @};-
Tuy nhiên muốn quá nên cuối cùng em cũng xin nói leo một tý đây ạ.
Topic này gần như chiếm 80% thời gian em vào lướt web. Nói thật là tài liệu của bác P thì quý, em thì chăm chỉ download, nhưng mà dùng thì không có được bao nhiêu :((. Ấy vậy mà em vẫn vào hàng ngày, hàng giờ, đọc các chia sẻ của anh P và các anh chị khác, và âm thầm tự điều chỉnh cách học cùng con của mình. Em tự cảm thấy mình tiến bộ lên rất nhiều... và biết ơn anh P vô cùng.
Có một điều em muốn chia sẻ với các bạn cũng ở VN như em... là em nhận thấy mình không thể đua theo 3 bạn J nhà bác P được. Em rất coi trọng reading, và rất khuyến khích con đọc sách (bác nào có đọc em viết trước thì biết) nhưng em thấy rất rõ con em vẫn kém nghe-nói hơn đọc-viết. Mặc dù thời gian, công sức, tiền bạc em đầu tư cho nghe-nói nhiều hơn nhiều lần đọc-viết nhưng em vẫn thấy kết quả là như vậy. Con nhà em học TA với người nước ngoài gần như 100%, về nhà mẹ rất tích cực cho nghe băng đĩa, xem phim... Gần đây mới chuyển sang đọc truyện audio, vậy mà bạn ấy khi nghe chuyện vẫn thích mở sách ra để đọc chữ, vẫn cần nhìn chữ để hiểu được các âm thanh nghe thấy. Tức là khả năng đọc bằng mắt vẫn nhanh hơn nghe bằng tai. Vậy thì chẳng có cách nào khác là em phải cân đối thời gian dành cho cái gì bạn ấy yếu hơn. Các bạn J ở sẵn trong môi trường nghe nói tiếng Anh rồi thì rõ ràng việc đọc mới đáng coi là "mục tiêu cao nhất". Đó là tình trạng nhà em, và em đoán rằng các bạn nhỏ khác ở VN cũng tương tự vậy.
Thứ hai là tại sao em không sử dụng được nhiều tài liệu của bác P ? Đó là bởi phần lớn sách của bác P vẫn đòi hỏi một sự nỗ lực khá nhiều khi học. Con nhà em vẫn học, nhưng rất chậm và nhanh mệt. Em nhận thấy trong cùng một khoảng thời gian đó, cho con đọc/nghe cái gì con chọn, con thích, con cảm thấy thoải mái hơn… thì hiệu quả cao hơn rất nhiều. Nên em đành theo sự lựa chọn của con.
Thêm một chút nữa về vấn đề "bản quyền", em nhớ rằng đã có sự tranh cãi rất lớn về bản quyền của thuốc chống AIDS đối với dân châu Phi, nơi mà tỉ lệ mắc bệnh AIDS rất lớn mà tỉ lệ người đủ tiền để mua thuốc "có bản quyền" thì không có bao nhiêu…
Thêm một chút chút nữa về bạn Jolene. Ngay từ những bài đầu bạn viết, em đã cảm thấy … nghịch nhĩ :D nhưng em không hề khó chịu, bởi vẫn cảm thấy sự chân thành trong các dòng chữ của bạn. Mỗi người một kiểu, nhà mình có bác 3J, bác Ciub luôn cẩn trọng từng lời, thì giờ có thêm bạn Jolene hồn nhiên và chân thành, có phần hơi ngô nghê nếu so với thói quen "uốn lưỡi bảy lần trước khi nói" của văn hóa Á đông chúng ta. Mỗi tính cách đều có mặt hay, mặt dở các bạn ạ.
Thêm chút chút chút nữa về bạn Ang. Em hiếm khi quan tâm nick nào là nick cloning, vì em nghĩ các bạn có đủ lí do chính đáng để "phân thân" ra như vậy, khi muốn người khác đọc ý kiến của mình mà không cảm tính với những gì mình đã viết (quá nhiều) trước đó. Nhất là những bạn ấy thường chia sẻ rất nhiều (chứ chia sẻ ít như em thì đã chả cần phải cloning).:)
1. Series Magic school bus (mà bác 3J giới thiệu lâu rồi)
2. Series Topsy and Tim (mà có bạn nào vừa giới thiệu cách đây vài trang, em sorry quên mất nick của bạn)
3. Series Animated hero classics
Bác 3J, bác Ciub, mẹhaicôngchúa, ... và các bạn khác có biết thêm series nào thì chia sẻ với ạ. Em thấy học TA cách này con hợp tác lắm :-) và cũng cung cấp nhiều kiến thức nữa.
... khi cháu Vân kể chuyện cứ hàng tuần bố đưa về HN học TA, học thì ko được nhiều, nhưng thấy bố vất vả thì thương bố mẹ nên quyết tâm, ... rồi lịch hàng ngày của cháu ... đến tận 1h đêm...
... khi cháu Giang chia sẻ kinh nghiệm học sau 11h đêm mới nhớ lâu...
Sinh ra ở một trong những nước lạc hậu nhất thế giới, con em chúng ta phải vất vả biết chừng nào để theo kịp bạn bè năm châu, em thật sự ngưỡng mộ các cháu vô cùng.
9/ Trường Lý Thái Tổ (dân lập)
Theo mình nghĩ, quan điểm của Kiki và của Me.3T không có gì mâu thuẫn nhau cả.
Kiki : Kiên định theo đuổi những gì mình cho là đúng (em xin phép lấy ví dụ minh họa là bác Ciub).
Me.3T : Không bảo thủ, luôn để mình có đầu óc cởi mở, sẵn sàng học hỏi, tiếp thu những quan điểm khác (em cũng xin phép lấy ví dụ minh họa là bác Ciub).
Bác Ciub ơi, bạn Bống nhà em cũng thích đọc truyện tiếng Anh lắm. Mẹ giao bài tập Grammar hay Vocabulary thì mệt mỏi lắm mới làm được một bài, nhưng đọc truyện thì có thể đọc một mạch cả cuốn vài trăm trang. Lúc nhỏ bạn ấy chưa mê đọc truyện (Tiếng Việt) đâu, em phải cố gắng đọc cho con nghe rất nhiều, rồi khuyến khích con đọc được mỗi quyển truyện (mà không phải Đoremon) thì mẹ thưởng 1 tick.
Đến lúc bạn ấy mê đọc truyện TV rồi thì em chuyển mục tiêu sang truyện tiếng Anh. Em cứ cho bạn ấy đi hiệu sách, bạn ấy thích quyển TV nào thì em cho xem tại đó vài trang, rồi về nhà tìm bản tiếng Anh của cuốn đó, và hứa sẽ mua cho bản tiếng Việt sau khi đọc hết bản TA :D. Cũng có lần thì bạn ấy mặc cả là tập 1 con đọc Tiếng Việt, các tập sau con đọc Tiếng Anh, thì thôi mẹ cháu cũng nhân nhượng :).
Nếu bé U nhà bác thích đọc truyện tiếng Anh thì em có thể chia sẻ mấy bộ sau đây em đã kiếm cho con nhà em đọc :
1. Bộ Pendragon (tác giả : D. J. MacHale) gồm 10 cuốn, khoảng 200-400 trang / cuốn.
2. Bộ Percy Jackson (tác giả : Rick Riordan) gồm 5 cuốn, khoảng 200-300 trang / cuốn.
3. Bộ The 39 Clues (tác giả : Rick Riordan) gồm 9 cuốn, khoảng 100-200 trang/cuốn
4. Bộ Inheritance (tác giả : Christopher Paolini) gồm 4 cuốn, khoảng 300 trang/cuốn
(bộ này khó đọc hơn mấy bộ kia nên cháu đọc dở chừng thì phải dừng lại).
Em hay dùng cái Accelerated Readers mà bác 3J giới thiệu để check level truyện của con.
Kết quả như thế này :
1. Bộ Pendragon (tác giả : D. J. MacHale) - level ~4-5 (tùy từng tập) (tức là khoảng giữa lớp 4 đối với HS Mỹ)
2. Bộ Percy Jackson (tác giả : Rick Riordan) - level ~4-5
3. Bộ The 39 Clues (tác giả : Rick Riordan) - level ~4-5-6
4. Bộ Inheritance (tác giả : Christopher Paolini) - level ~7-8
Bộ mà bác nói ở trên là bộ Percy Jackson của Rick Riordan, em nghĩ hơi dễ so với bé U, theo em đoán thì khả năng U có thể đọc những bộ level cao hơn.
Nhà em chắc hoàn cảnh có phần giống nhà Thuanyen rồi. Con nhà em rất ghét Toán và rất thích vẽ, vẽ đẹp, có năng khiếu, có ý tưởng. Vì em rất yêu môn Toán (sơ cấp thôi ạ), từ nhỏ đến lớn, học toán với em luôn là niềm yêu thích. Vì thế em cũng muốn truyền cho con niềm vui ấy... nhưng mà ôi thôi... chả biết phải nói sao nữa. Em cũng đành chỉ biết nói với con rằng, ngoài việc học Toán là cần thiết để rèn luyện tư duy... thì người ta thi môn ấy. Ít nhất thì con cũng phải hiểu bài trong SGK, và mẹ chỉ yêu cầu con đến thế thôi. Đáng buồn là với cách học hiện nay thì con có thể làm được khá nhiều bài nâng cao (khi vừa mới học xong thôi ạ), nhưng lại không hiểu bài cơ bản.
Em tâm sự chút với Thuanyen là em cũng mơ ước cho con du học, em cũng nhắm nhe một vài trường ở Sing để cho con thi vào Đại học. Và cái trường mà em tìm hiểu nó cũng yêu cầu nộp portfolio. Em cũng tìm hiểu thấy là họ cho thi Toán và Tiếng Anh, nhưng Toán level thấp hơn đối với các ngành khác.
Về vấn đề "có phải học vẽ không ?", em đọc trên diễn đàn của các bạn học trường này, thấy các bạn ấy bảo rằng họ coi trọng khả năng sáng tạo, ý tưởng hơn là kĩ năng vẽ (vì kĩ năng là cái mà họ sẽ dạy được). Tuy nhiên khi em xem các bản vẽ của các bạn ấy thì thấy quả thật là rất đẹp, rất sáng tạo mà kĩ thuật cũng rất cao. Các bạn ấy cho rằng không cần thiết phải đi học vẽ bài bản (thậm chí học bài bản quá lại làm hạn chế khả năng sáng tạo), nhưng rất cần tự trau dồi khả năng thể hiện ý tưởng bằng hình ảnh, tức là tự mình phát triển kĩ năng vẽ của mình.
Có lẽ em lúc nhỏ là một học sinh may mắn, vì em yêu thích ngay 2 môn chính là Toán và Văn, nên học hành rất thoải mái và vui vẻ, ngoài ra những thứ khác thì em đều kém cả.
Còn những bạn như bạn Bống nhà em hay con cua Thuanyen... thì chúng ta buộc phải lựa chọn thôi, mà cũng không nói chắc được lựa chọn nào là tốt hơn. Thời gian, sức lực luôn là những thứ hữu hạn, học được cái nọ thì thôi khỏi học cái kia.
Chúng ta lựa chọn cái gì, ở mức độ nào, phụ thuộc vào cá nhân từng bạn ấy, lại còn phụ thuộc vào cả khả năng tài chính của bố mẹ nữa. Nếu bố mẹ có đủ khả năng cho con du học tự túc, thì có thể ưu tiên cho con phát triển năng khiếu cá nhân. Còn nếu tất tật trông chờ vào "học bổng" hoặc "hỗ trợ tài chính" thì con buộc phải dành thời gian để học những môn mà con không thích.
Bài toán này không có đáp án chung cho mọi cá nhân, hoặc cho mọi gia đình.
Tuy rằng con em chưa đạt HS trung bình, nhưng chỉ được HS tiên tiến chứ không được HSG thì em cũng thấy bình thường, và thấy xứng đáng.
Em thường nhớ lại hồi bé em học giỏi như thế nào và bây giờ thì kém cỏi trong đời ra sao. Kết luận của em là những gì học ở trường chỉ là một phần rất nhỏ trong những thứ mình cần phải học.
Về 2 bạn nhà em, bạn lớn thì hồi cấp I luôn đạt HSG, hay được điểm 10, bạn bé thì luôn không đạt. Tuy nhiên em theo dõi con học hằng ngày, em biết thực tế là bạn bé bạn ấy suy nghĩ có logic hơn, hiểu toán hơn. Còn điểm bạn bé thấp hơn bạn lớn thì đó chỉ là vì tiêu chí cho điểm của giáo viên khác nhau.
Có những sự học hỏi không bao giờ thấy được ở kết quả trong học bạ. Chỉ có bố mẹ biết con mình như thế nào thôi. Ở trường phổ thông VN chủ yếu học 2 môn Toán và Văn. Toán thì em thấy em học chuyên toán đến hết 12 nhưng bây giờ rất khó khăn mới làm được bài của con học lớp 7. Văn thì em thấy giáo viên toàn yêu cầu HS viết những thứ không phải HS nghĩ.
Vậy nên nếu con em chỉ được HS trung bình, nhưng đủ biết tính toán để đi chợ, tính được vật liệu xây nhà, tính được tiền gửi tiết kiệm, nếu con em chăm đọc sách, biết phát biểu trình bày câu cú gãy gọn, biết viết ra những ý tưởng của cá nhân... thì em cho như thế là đạt.
Còn các môn khác, ví dụ như Lịch sử, nếu như con em không thể nhớ được ngày sinh của Lênin, ngày diễn ra cuộc họp gì đó ở Tân Trào, ngày Hoàng Diệu thất thủ ... (những cái này em cũng không nhớ mà) nhưng lại ham xem các chương trình Discovery, hiểu biết về việc xây Kim tự tháp, các loài động vật săn mồi như thế nào... thì em cũng cho như thế là đạt.
Cùng là HS trung bình, nhưng mức độ ham học hỏi không phải là giống nhau. Có bạn đạt trung bình vì lười, có bạn vì khả năng tiếp thu, còn có bạn thì đó chỉ là vì bạn ấy ham học những thứ khác (không có trong nhà trường). Em lại xin nhắc lại : chỉ có bố mẹ mới hiểu rõ con mình.
Nhiều nhà khoa học lớn đã từng bị coi là học dốt ở trường. Một nhà khoa học mà em vô cùng ngưỡng mộ - Piere Curie - cũng tự học ở nhà dưới sự hướng dẫn của mẹ, vì không thích nghi được với cách thức học ở nhà trường.
Em rất nhớ một câu danh ngôn mà không biết của ai "Đừng để việc đến trường cản trở con đường học vấn của bạn". Thế đấy, nói chung thì chúng ta đến trường để học, nhưng có những lúc việc đi học ở trường lại có phần cản trở việc học hỏi của chúng ta.
Chào bạn không biết bé nhà bạn học lớp mấy.
Bé nhà mình lớp 3, gần đây mới bắt đầu nghe các bài về khoa học. Mình cho nghe từ grade 2 (từ below trước) mặc dù sách xã hội thì đã có thể đọc tới level 3-4-5 (chọn theo sở thích).
MÌnh thấy bộ leveled reader của bác 3J rất phù hợp. Con mình thường thích nghe loại social hơn science nhưng mình vẫn cho nghe xen kẽ. Bình thường mình hạn chế giải thích bằng tiếng Việt nhưng riêng science thì mình vẫn giải thích bằng tiếng Việt, vì đối với con, những từ Tiếng Việt này cũng là từ mới (ví dụ mammal hay "động vật có vú", reptile hay "bò sát"... thì cũng đều là từ mới cần học cả).
Những bài science phải đọc/nghe tốc độ chậm hơn những bài social rất nhiều, vừa đọc, vừa nói chuyện ngoài lề xung quanh các chuyện đó để con đỡ mệt.
Bạn thử cách của mình xem, có gì chia sẻ thêm nhé. @};-
Bạn ơi, Trại súc vật đâu có thuộc dòng đó, mà cũng đâu có phải là sách cho trẻ con đọc ?
http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A1i_s%C3%BAc_v%E1%BA%ADt
Như thế này mình thấy là cực ổn ấy chứ, mẹ cháu cứ phát huy như thế với các bài khác
Như con nhà mình thì mình thấy cháu rất thích nghe đi nghe lại những bài nào mà cháu thích, còn không thích thì ít chịu nghe lắm. Thôi thì mình có cả kho to như thế (kho bác 3J, kho me2congchua, kho englishtips.org, kho chị Bích Bộp..., mình cứ lựa những món con thích mà xơi trước đi. Bao giờ hết thì hãy nhằn đến những thứ con không thích.
Mình cho đọc đi đọc lại rất nhiều lần, nhưng không phải ngay lập tức mà là lâu lâu vòng lại. Câu hỏi cuối bài thường là khó, con không đủ tiếng Anh để tự trả lời, cần mẹ hướng dẫn và dỗ dành rất nhiều. Thế nên chính mẹ cũng mệt và cuối cùng là đọc 10 bài thì mới trả lời được 1 bài. Tuy nhiên trong quá trình đọc thì mình hay kết hợp hỏi thêm nhiều câu (dễ hơn nhiều) và con sẵn sàng trả lời. Thậm chí mình dốt chỉ hỏi con bằng Tiếng Việt nhưng con vẫn bật ra trả lời bằng Tiếng Anh.