Có 6 kiểu ghen thường gặp ở phụ nữ. Ghen với mọi phụ nữ tiếp xúc với chồng mình. Những người vợ này không muốn người khác khen chồng mình, thậm chí không muốn người khác giúp đỡ chồng. Họ không muốn chia sẻ việc chăm sóc chồng cho người khác. Về mặt tâm lý ghen kiểu này cũng là tích cực.
Ghen với các đồng nghiệp nữ. Người vợ thường ghen khi thấy chồng mình hay nhắc đến và khen ngợi hoặc thường xuyên có những cuộc điện thoại khá thân mật với một người phụ nữ nào đó làm cùng cơ quan.
Ghen với người phụ nữ bắt đầu xuất hiện thường xuyên trong cuộc sống gia đình. Người đó có thể là bạn gái thân của vợ hay của chồng bỗng nhiên tham dự khá đều đặn vào cuộc sống gia đình trước sự hiện diện của hai người.
Ghen khi chồng có người tình. Người vợ nghĩ rằng chồng mình không còn yêu mình nữa và phải đứng trước sự lựa chọn hoặc ly dị hoặc chấp nhận.
Ghen khi chồng có vợ bé. Hôn nhân bị đổ vỡ, người vợ cho rằng chồng mình đã không tôn trọng mình.
Ghen khi chồng có vợ lớn. Họ thường nghĩ rằng người kia chỉ là hôn nhân mà không có tình yêu.
Khi ghen, người phụ nữ thể hiện thái độ dè chừng, canh giữ chồng. Họ sống hơi miễn cưỡng, thường chất vấn chồng cả những khi chồng mình đúng.
Lạnh nhạt với chồng (gây chiến tranh lạnh). Người chồng có thể thấy được sự đổi khác này. Người phụ nữ thường hay trách cứ chồng hoặc không nói năng gì cả.
Có thái độ bi quan. Họ nghĩ rằng chẳng còn gì để níu kéo. Khi không còn được chồng yêu thương nữa thì gia đình cũng chỉ là cái vỏ bọc giả tạo.
Thái độ bất cần. Người vợ bị ức chế hoàn toàn, chẳng còn quan tâm đến con cái. Những người yếu thần kinh có thể sẽ bị tâm thần phân liệt, người mà khí chất ưu tư có thể sẽ tự tử hoặc không lường trước được hành động.
Ghen là xuất phát từ 5 kiểu nhận thức. Xem tình yêu là tuyệt đối. Người vợ không cho phép chồng mình rung động trước người phụ nữ khác, họ nghĩ rằng như vậy là chồng mình không còn yêu mình nữa và hay nhớ lại lúc yêu nhau, khi mới cưới.
Nghĩ rằng hôn nhân càng lâu thì người đàn ông càng thấy nhàm chán. Vì thế nhiều người chấp nhận việc để chồng có tình nhân.
Bị nhập nhằng giữa trách nhiệm xã hội của chồng và tình yêu, giữa trách nhiệm của người chồng và người cha. Người vợ thường so sánh sự hứng thú của chồng khi đảm đương công việc bây giờ và lúc mới yêu. Đôi khi họ nghĩ rằng anh ta chỉ làm vì trách nhiệm.
Mâu thuẫn trầm trọng giữa tình yêu và tiền tài, danh vọng trong hôn nhân. Người vợ đòi hỏi chồng mình phải yêu mình như ngày xưa đồng thời cũng phải kiếm được nhiều tiền và có địa vị xã hội. Người phụ nữ không nhận ra rằng, thực ra bản chất tình cảm không thay đổi nhưng bối cảnh sống đã bị thay đổi.
Nhận thức chưa đúng về hôn nhân. Họ thường không phân biệt ranh giới giữa hôn nhân và luật pháp, đạo đức và tình yêu, nghĩa tình trong đạo đức và nghĩa tình trong yêu đương.