Thịnh hành
Cộng đồng
Thông báo
Đánh dấu đã đọc
Loading...
Đăng nhập
Đăng nhập
Tạo tài khoản
Đăng nhập qua Facebook
Đăng nhập qua Google
Bài viết
Cộng đồng
Bình luận
Những bí quyết giúp bạn tận hưởng tuổi già
Lão hóa theo thời gian là quá trình mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều phải trải qua dù sớm hay muộn. Thay vì lo sợ hay suy nghĩ tiêu cực, bạn có thể tìm cách tận hưởng tuổi già một cách trọn vẹn nhất.
Tận hưởng tuổi già là khi bạn không cần phải lo lắng và tìm cách làm thế nào để xóa nếp nhăn hay nhuộm tóc bạc để trông trẻ trung hơn. Thay vào đó, bạn dành thời gian chăm sóc cơ thể và tâm hồn để cảm thấy luôn vui vẻ, hạnh phúc và khỏe mạnh. Vậy bạn phải làm sao để có thể giữ tinh thần trẻ trung khi bắt đầu lớn tuổi?
1. Chăm sóc làn da kỹ lưỡng
Làn da là một trong những cơ quan lớn nhất trên cơ thể. Nếu bạn chăm sóc da cẩn thận, cơ quan này có thể bảo vệ cơ thể khỏi các yếu tố gây hại bên ngoài, điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.
Một số bí quyết sau đây sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe làn da:
Xét nghiệm ung thư da hằng năm.
Thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên.
Dùng kem chống nắng và mặc quần áo kín mỗi khi ra ngoài.
Lựa chọn các sản phẩm chất lượng, dịu nhẹ để chống lão hóa cho da.
2. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn duy trì sức dẻo dai và giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, bệnh tim… Ngoài ra, thói quen vận động cũng có một số lợi ích khác như giúp giảm căng thẳng đồng thời cải thiện giấc ngủ, làn da và xương khớp.
Bạn nên tập thể dục ở cường độ trung bình từ 2,5 – 5 giờ mỗi tuần. Bạn cũng có thể lựa chọn tập thể dục nhịp điệu cường độ cao từ 1,25 – 2,5 giờ/tuần nếu muốn. Các bài tập thể dục nhịp điệu bạn có thể thử là đi bộ, bơi lội, khiêu vũ, đạp xe…
Ngoài ra, bạn cũng nên thực hiện các bài tập tăng cường cơ bắp và xương bằng cách sử dụng tạ hoặc dây cao su tập thể dục.
3. Ăn uống tốt cho sức khỏe tuổi già
tuồi già
Việc tiêu thụ thực phẩm lành mạnh là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp bạn trải qua tuổi già nhẹ nhàng hơn. Bạn nên bổ sung những thực phẩm sau:
Trái cây và rau củ
Chất béo lành mạnh
Ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, gạo…
Protein không béo từ cá và các loại đậu
Các sản phẩm từ sữa ít hoặc không béo như sữa tươi, sữa chua hoặc phô mai được bổ sung vitamin D
Bạn hãy ưu tiên dùng dầu thực vật khi nấu nướng thay vì dùng mỡ hay dầu động vật. Đồng thời, bạn hãy tránh xa các thực phẩm chế biến sẵn, đường tinh chế hay thực phẩm nhiều muối.
4. Cải thiện đời sống tinh thần của tuổi già
Để tận hưởng tuổi già, bạn hãy tìm kiếm những cách cải thiện đời sống tinh thần của mình như:
• Chia sẻ tâm sự tuổi già với những người bạn yêu quý: Các mối quan hệ ý nghĩa và mạng lưới xã hội vững chắc sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe tinh thần, thể chất và tuổi thọ. Nếu muốn, bạn cũng có thể nuôi thú cưng vì việc này đã được chứng minh là giúp giảm căng thẳng, huyết áp và cả cảm giác cô đơn.
• Chấp nhận độ tuổi thật sự của bản thân: Những người duy trì thái độ tích cực về tuổi già sẽ thọ hơn và phục hồi tốt hơn sau khi bệnh. Vậy nên bạn hãy cứ chấp nhận và trân trọng tuổi tác của mình nhé.
• Làm những điều bạn thích: Bạn hãy dành thời gian để tham gia vào các hoạt động mình thích như đi du lịch, học kỹ năng mới, tham gia hoạt động tình nguyện… Bạn hãy chọn bất kỳ điều gì có thể mang lại niềm vui và hạnh phúc.
5. Từ bỏ các chất kích thích có hại
Thuốc lá và các loại thức uống có cồn đều là nguyên nhân gây lão hóa sớm và tăng nguy cơ mắc bệnh. Vậy nên bạn hãy cố gắng từ bỏ thói quen hút thuốc lá và uống rượu bia. Nếu thấy mình không có đủ quyết tâm để bỏ những chất kích thích trên, bạn hãy đến bác sĩ để được tư vấn.
6. Chú trọng giấc ngủ tuổi già
Một giấc ngủ ngon rất quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần. Giấc ngủ cũng đã được chứng minh là giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ, giảm căng thẳng và trầm cảm, hạn chế nguy cơ béo phì và viêm nhiễm. Không những thế, thói quen ngủ đủ còn giúp bạn cải thiện làn da, sự tập trung và sự tỉnh táo. Vậy nên bạn hãy cố gắng ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày nhé.
7. Trải nghiệm những điều mới mẻ
tuổi già
Bạn hãy thử thật nhiều điều mới để có thể tìm cho mình những sở thích thú vị và ý nghĩa như học nhạc cụ, làm tình nguyện, sáng tác nghệ thuật… Việc này sẽ giúp bạn cảm thấy luôn tươi mới, ít trầm cảm và sống thọ hơn khi bước vào tuổi già.
8. Thực hành chánh niệm tại nhà
Chánh niệm là sự vượt lên mọi ham muốn, phán xét để chấp nhận mọi thứ và sống trong thực tại. Thực hành chánh niệm đã được chứng minh mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho tuổi già như:
Cải thiện trí nhớ
Giảm căng thẳng
Cải thiện sự tập trung
Có cảm xúc tích cực hơn
Tăng độ hài lòng về mối quan hệ
Tăng cường chức năng hệ miễn dịch
Để thực hành chánh niệm, bạn có thể thử tập thiền, yoga, thái cực quyền hay sáng tạo nghệ thuật.
9. Tập thói quen uống đủ nước
Việc uống đủ nước sẽ giúp bạn duy trì và cải thiện chức năng não cũng như tăng mức năng lượng cho các hoạt động hằng ngày. Bên cạnh đó, nước cũng giúp làn da khỏe mạnh hơn và giảm các dấu hiệu lão hóa. Lượng nước uống hằng ngày tùy thuộc vào mức độ hoạt động, tần suất đi tiểu, lượng mồ hôi và giới tính của bạn.
10. Chăm sóc răng miệng thật tốt
Việc không chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng vừa khiến các dấu hiệu lão hóa xuất hiện sớm mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh nướu răng. Điều này có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ và viêm phổi do vi khuẩn. Vậy nên bạn hãy đánh răng 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa 1 lần/ngày và dùng nước súc miệng. Bên cạnh chăm sóc răng miệng đúng cách, bạn cũng nên đi nha sĩ thường xuyên.
Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, khám định kỳ răng miệng có thể giúp bạn phát hiện ra các dấu hiệu nghiêm trọng như thiếu hụt dinh dưỡng, nhiễm trùng, ung thư hoặc thậm chí là tiểu đường.
11. Khám sức khỏe thường xuyên
Khám sức khỏe thường xuyên có thể giúp bạn phát hiện ra những vấn đề sức khỏe sớm, thậm chí trước khi bệnh bùng phát. Tần suất đi khám phụ thuộc vào tuổi tác, lối sinh hoạt, tiền sử gia đình và điều kiện hiện tại. Bạn có thể nhờ bác sĩ tư vấn tần suất đi khám cho mình. Bên cạnh đó, bạn cần đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường chứ không cần đợi tới đợt khám định kỳ.
Quá trình lão hóa là không thể tránh khỏi nhưng bạn có thể điều chỉnh thái độ của mình đối với những thay đổi theo tuổi già. Khi chọn cho mình thái độ vui vẻ và tích cực với những thay đổi của cơ thể, bạn sẽ luôn trẻ trung dù có bao nhiêu tuổi đi nữa!
03:32 CH 10/01/2020
Làm chủ tuổi già bằng 5 cách cơ bản
5 cách giúp người cao tuổi sống vui khỏe
Sống vui vẻ, lạc quan, ăn uống điều độ, luyện tập thường xuyên và chú ý đến sức khoẻ của mình là những biện pháp không khó thực hiện để người cao tuổi có cuộc sống khoẻ mạnh và có ích. Dưới đây là 5 cách đơn giản người cao tuổi nên tham khảo và áp dụng cho bản thân mình.
Giữ tâm hồn thanh thản
Có một tâm hồn thanh thản, luôn giữ cuộc sống lạc quan, yêu đời và đón nhận niềm vui là liều thuốc duy trì thăng bằng của hệ thần kinh, tăng cường sức sống trong cơ thể. Có nhiều người cho rằng khi thêm một tuổi nghĩa là mình đang già đi trong khi những người sống vui vẻ hoạt bát và coi mình còn trẻ thì bản thân họ lại trẻ tới trên chục tuổi. Do đó cần nghĩ rằng mình luôn còn trẻ, ý nghĩ tích cực này làm cho những người xung quanh thấy vui lây và cuộc sống có thêm nhiều ý nghĩa.
Để giữ cuộc sống không nhàm chán, người cao tuổi cần tránh việc suốt ngày ở nhà dọn dẹp, xem ti vi, nằm nhiều mà cần ra ngoài gặp gỡ, giao lưu, tham gia các câu lạc bộ sinh hoạt cho người cao tuổi, đi tham quan du lịch nếu có điều kiện. Mặc dù không còn tham gia công tác, học tập nhưng thời gian về hưu cũng chính là thời điểm người cao tuổi có điều kiện thăm hỏi, gặp gỡ bạn bè cũ để ôn lại những kỷ niệm vui, tâm sự, chia sẻ cuộc sống gia đình. Hàng ngày, nên tranh thủ ra ngoài trời đi dạo để thưởng thức bầu không khí trong lành, tiếp xúc với thiên nhiên.
Ăn uống đủ chất
Người cao tuổi là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt về dinh dưỡng vì cơ thể thường đã bị lão hóa. Chức năng của các cơ quan, bộ phận đều bị suy giảm. Hàm răng yếu, nhai cắn thức ăn khó khăn. Tuyến nước bọt bị teo, thiếu nước bọt nên nuốt khó. Dạ dày và ruột cũng teo đi. Dịch vị giảm, lượng men tiêu hóa giảm. Hoạt động của gan, thận yếu đi. Ăn khó tiêu. Nhu động của ruột giảm dễ gây táo bón. Do vậy cần có một chế độ ăn uống hợp lý, cụ thể.
Do nhu cầu năng lượng giảm nên cần giảm mức ăn so với thời trẻ, trước hết là ăn giảm cơm, trước đây mỗi bữa ăn ba, bốn bát cơm, nay chỉ nên ăn hai hoặc một bát. Chú ý giảm thịt, giảm mỡ, giảm đường, giảm muối bằng cách ăn nhạt dần vì ăn muối nhiều có liên quan đến bệnh tăng huyết áp. Ăn thêm đậu, lạc, vừng và cá vừa có nhiều chất đạm lại có nhiều chất dầu giúp phòng các bệnh tim mạch. Mỗi tuần ăn 2-3 bữa cá. Nên ăn cá nhỏ, kho thật nhừ để ăn được cả xương có thêm canxi đề phòng bệnh xốp xương. Chú ý ăn nhiều rau để có chất xơ kích thích nhu động ruột, tránh táo bón và bổ sung các vitamin và chất khoáng.
Khi chế biến thức ăn cần làm thức ăn mềm, dễ tiêu tăng cường món canh. Tránh ăn quá no, đặc biệt khi có bệnh ở hệ tim mạch.
Cần có giấc ngủ ngon
Mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc... là tình trạng phổ biến ở người cao tuổi, nếu kéo dài có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Vì vậy, bên cạnh việc tìm nguyên nhân và điều trị đúng cách, việc thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện phù hợp là biện pháp tốt nhất để người cao tuổi có giấc ngủ ngon.
Thức ăn và nước uống có những loại làm cho dễ ngủ, ngủ ngon hơn nhưng cũng có loại gây trằn trọc, khó ngủ. Để có giấc ngủ tốt, người cao tuổi phải ăn uống đủ chất dinh dưỡng. Không nên uống rượu, bia và các chất kích thích gây tổn hại gan và gây mất ngủ như cà phê, các loại nước có gas. Không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc lá. Nên duy trì các hình thức tập luyện phù hợp với sức khỏe như đi bộ, tập dưỡng sinh một cách đều đặn hay thực hiện các bài luyện tập nhẹ nhàng trước khi đi ngủ để dễ đi vào giấc ngủ và giấc ngủ sẽ sâu hơn. Nơi tập cần đảm bảo vệ sinh, không khí trong lành, thoáng mát, tốt nhất có cả nơi ngồi nghỉ tránh gió mưa đột ngột. Cần tạo môi trường yên tĩnh, thư giãn trước khi đi ngủ, bao gồm các điều kiện tối ưu về ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ. Tạo thói quen về giờ giấc sinh hoạt, đi ngủ. Mặc quần áo thoải mái, rộng rãi. Khi đi ngủ không nên đọc sách, xem ti vi, nhìn đồng hồ, tránh căng thẳng, lo lắng, xúc động...
Cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ
Suy giảm trí nhớ là tình trạng phổ biến đối với những người cao tuổi, thường là một tiến trình tự nhiên của sự lão hóa nên chưa cần thiết phải điều trị bằng thuốc mà chỉ cần áp dụng tích cực các biện pháp thường xuyên hoạt động trí não, sống trật tự, có phương pháp, việc nào ra việc ấy, luôn đọc sách, giao tiếp xã hội, luyện trí nhớ, liệt kê danh sách các công việc cần phải làm, lập thời gian biểu cho công việc hằng ngày, làm theo thời gian biểu công việc đã lập, đề ra những mục quan trọng cần chú ý thực hiện... Không uống rượu, bia vì rượu có thể thúc đẩy nhanh quá trình suy giảm trí nhớ, thậm chí mất trí nhớ ở người cao tuổi. Với những bệnh nhân bị suy giảm trí nhớ đã được xác định là do bệnh lý cần điều trị theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.
Kiểm tra sức khoẻ định kỳ
Tuổi càng cao thì sức khỏe càng yếu dần và nhiều chức năng của cơ thể bị suy giảm, trong đó có hệ thống miễn dịch. Do đó, người cao tuổi dễ mắc bệnh và bệnh mạn tính cũng thường hay bị tái phát. Một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi là bệnh tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, thiểu năng mạch vành, viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, tâm phế mạn tính, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, loét miệng, ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, táo bón, viêm loét dạ dày-tá tràng, viêm đại tràng mạn tính, đau xương, khớp, thoái hóa khớp...
Bên cạnh việc phòng bệnh ngay từ thời trẻ bằng cách xây dựng lối sống khoa học, ăn uống cân bằng đủ chất, năng luyện tập, không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, thì người cao tuổi cần đi khám sức khoẻ định kỳ, nhất là mỗi khi nghi bản thân mình có bệnh để tầm soát, phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nếu mắc những bệnh có tính chất mạn tính, cần gặp bác sĩ để được tư vấn kiến thức về bệnh, cách điều trị và cách chung sống với nó để tránh những lo lắng không cần thiết.
11:25 SA 10/01/2020
uyenle881992
Hóng
55
Điểm
·
3
Bài viết
Gửi tin nhắn
Báo cáo
Lên đầu trang
Lão hóa theo thời gian là quá trình mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều phải trải qua dù sớm hay muộn. Thay vì lo sợ hay suy nghĩ tiêu cực, bạn có thể tìm cách tận hưởng tuổi già một cách trọn vẹn nhất.
Tận hưởng tuổi già là khi bạn không cần phải lo lắng và tìm cách làm thế nào để xóa nếp nhăn hay nhuộm tóc bạc để trông trẻ trung hơn. Thay vào đó, bạn dành thời gian chăm sóc cơ thể và tâm hồn để cảm thấy luôn vui vẻ, hạnh phúc và khỏe mạnh. Vậy bạn phải làm sao để có thể giữ tinh thần trẻ trung khi bắt đầu lớn tuổi?
1. Chăm sóc làn da kỹ lưỡng
Làn da là một trong những cơ quan lớn nhất trên cơ thể. Nếu bạn chăm sóc da cẩn thận, cơ quan này có thể bảo vệ cơ thể khỏi các yếu tố gây hại bên ngoài, điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.
Một số bí quyết sau đây sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe làn da:
Xét nghiệm ung thư da hằng năm.
Thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên.
Dùng kem chống nắng và mặc quần áo kín mỗi khi ra ngoài.
Lựa chọn các sản phẩm chất lượng, dịu nhẹ để chống lão hóa cho da.
2. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn duy trì sức dẻo dai và giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, bệnh tim… Ngoài ra, thói quen vận động cũng có một số lợi ích khác như giúp giảm căng thẳng đồng thời cải thiện giấc ngủ, làn da và xương khớp.
Bạn nên tập thể dục ở cường độ trung bình từ 2,5 – 5 giờ mỗi tuần. Bạn cũng có thể lựa chọn tập thể dục nhịp điệu cường độ cao từ 1,25 – 2,5 giờ/tuần nếu muốn. Các bài tập thể dục nhịp điệu bạn có thể thử là đi bộ, bơi lội, khiêu vũ, đạp xe…
Ngoài ra, bạn cũng nên thực hiện các bài tập tăng cường cơ bắp và xương bằng cách sử dụng tạ hoặc dây cao su tập thể dục.
3. Ăn uống tốt cho sức khỏe tuổi già
tuồi già
Việc tiêu thụ thực phẩm lành mạnh là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp bạn trải qua tuổi già nhẹ nhàng hơn. Bạn nên bổ sung những thực phẩm sau:
Trái cây và rau củ
Chất béo lành mạnh
Ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, gạo…
Protein không béo từ cá và các loại đậu
Các sản phẩm từ sữa ít hoặc không béo như sữa tươi, sữa chua hoặc phô mai được bổ sung vitamin D
Bạn hãy ưu tiên dùng dầu thực vật khi nấu nướng thay vì dùng mỡ hay dầu động vật. Đồng thời, bạn hãy tránh xa các thực phẩm chế biến sẵn, đường tinh chế hay thực phẩm nhiều muối.
4. Cải thiện đời sống tinh thần của tuổi già
Để tận hưởng tuổi già, bạn hãy tìm kiếm những cách cải thiện đời sống tinh thần của mình như:
• Chia sẻ tâm sự tuổi già với những người bạn yêu quý: Các mối quan hệ ý nghĩa và mạng lưới xã hội vững chắc sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe tinh thần, thể chất và tuổi thọ. Nếu muốn, bạn cũng có thể nuôi thú cưng vì việc này đã được chứng minh là giúp giảm căng thẳng, huyết áp và cả cảm giác cô đơn.
• Chấp nhận độ tuổi thật sự của bản thân: Những người duy trì thái độ tích cực về tuổi già sẽ thọ hơn và phục hồi tốt hơn sau khi bệnh. Vậy nên bạn hãy cứ chấp nhận và trân trọng tuổi tác của mình nhé.
• Làm những điều bạn thích: Bạn hãy dành thời gian để tham gia vào các hoạt động mình thích như đi du lịch, học kỹ năng mới, tham gia hoạt động tình nguyện… Bạn hãy chọn bất kỳ điều gì có thể mang lại niềm vui và hạnh phúc.
5. Từ bỏ các chất kích thích có hại
Thuốc lá và các loại thức uống có cồn đều là nguyên nhân gây lão hóa sớm và tăng nguy cơ mắc bệnh. Vậy nên bạn hãy cố gắng từ bỏ thói quen hút thuốc lá và uống rượu bia. Nếu thấy mình không có đủ quyết tâm để bỏ những chất kích thích trên, bạn hãy đến bác sĩ để được tư vấn.
6. Chú trọng giấc ngủ tuổi già
Một giấc ngủ ngon rất quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần. Giấc ngủ cũng đã được chứng minh là giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ, giảm căng thẳng và trầm cảm, hạn chế nguy cơ béo phì và viêm nhiễm. Không những thế, thói quen ngủ đủ còn giúp bạn cải thiện làn da, sự tập trung và sự tỉnh táo. Vậy nên bạn hãy cố gắng ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày nhé.
7. Trải nghiệm những điều mới mẻ
tuổi già
Bạn hãy thử thật nhiều điều mới để có thể tìm cho mình những sở thích thú vị và ý nghĩa như học nhạc cụ, làm tình nguyện, sáng tác nghệ thuật… Việc này sẽ giúp bạn cảm thấy luôn tươi mới, ít trầm cảm và sống thọ hơn khi bước vào tuổi già.
8. Thực hành chánh niệm tại nhà
Chánh niệm là sự vượt lên mọi ham muốn, phán xét để chấp nhận mọi thứ và sống trong thực tại. Thực hành chánh niệm đã được chứng minh mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho tuổi già như:
Cải thiện trí nhớ
Giảm căng thẳng
Cải thiện sự tập trung
Có cảm xúc tích cực hơn
Tăng độ hài lòng về mối quan hệ
Tăng cường chức năng hệ miễn dịch
Để thực hành chánh niệm, bạn có thể thử tập thiền, yoga, thái cực quyền hay sáng tạo nghệ thuật.
9. Tập thói quen uống đủ nước
Việc uống đủ nước sẽ giúp bạn duy trì và cải thiện chức năng não cũng như tăng mức năng lượng cho các hoạt động hằng ngày. Bên cạnh đó, nước cũng giúp làn da khỏe mạnh hơn và giảm các dấu hiệu lão hóa. Lượng nước uống hằng ngày tùy thuộc vào mức độ hoạt động, tần suất đi tiểu, lượng mồ hôi và giới tính của bạn.
10. Chăm sóc răng miệng thật tốt
Việc không chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng vừa khiến các dấu hiệu lão hóa xuất hiện sớm mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh nướu răng. Điều này có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ và viêm phổi do vi khuẩn. Vậy nên bạn hãy đánh răng 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa 1 lần/ngày và dùng nước súc miệng. Bên cạnh chăm sóc răng miệng đúng cách, bạn cũng nên đi nha sĩ thường xuyên.
Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, khám định kỳ răng miệng có thể giúp bạn phát hiện ra các dấu hiệu nghiêm trọng như thiếu hụt dinh dưỡng, nhiễm trùng, ung thư hoặc thậm chí là tiểu đường.
11. Khám sức khỏe thường xuyên
Khám sức khỏe thường xuyên có thể giúp bạn phát hiện ra những vấn đề sức khỏe sớm, thậm chí trước khi bệnh bùng phát. Tần suất đi khám phụ thuộc vào tuổi tác, lối sinh hoạt, tiền sử gia đình và điều kiện hiện tại. Bạn có thể nhờ bác sĩ tư vấn tần suất đi khám cho mình. Bên cạnh đó, bạn cần đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường chứ không cần đợi tới đợt khám định kỳ.
Quá trình lão hóa là không thể tránh khỏi nhưng bạn có thể điều chỉnh thái độ của mình đối với những thay đổi theo tuổi già. Khi chọn cho mình thái độ vui vẻ và tích cực với những thay đổi của cơ thể, bạn sẽ luôn trẻ trung dù có bao nhiêu tuổi đi nữa!