Đồng cảm với mẹ này! Việc chăm sóc bé sơ sinh chưa bao giờ dễ dàng với mình. Chỉ việc giặt quần áo không cũng cũng khổ.P/s: Mẹ xài bột giặt trên lâu chưa ạ? Giá cả sao cho em thông tin với!
Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Ân: Đối với nữ trên 50 tuổi bị đau khớp gối thi thay đổi thời tiết là phần lớn do thoái hóa khớp. Không nên lạm dụng thuốc giảm đau và các loại thuốc trôi nổi tràn lan trên thị trường. Nên đến thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa để được điều trị.
Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Thái Thành: Đây là triệu chứng liên quan đến viêm khớp và thời tiết. Khi thời tiết lạnh cần giữ ấm, nếu đau nhiều thì dùng thuốc giảm đau. Tuy nhiên bạn nên đưa mẹ đến bác sỹ chuyên khoa để có chẩn đoán chính xác bệnh. Thông thường, có 2 tình trạng thường gặp là viêm khớp dạng thấp, thoái hoá khớp. Viêm khớp dạng thấp thì viêm khớp có tính chất đối xứng 2 bên, kèm sưng nóng đỏ đau. Thoái hoá khớp thường gặp vùng gối, vùng bàn tay thường gặp khớp đốt xa ngón.
Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Ân: Thứ nhất, nếu mẹ bạn bị viêm khớp dạng thấp thì thường bị đau ở nhiều khớp như các khớ nhỏ ở 2 bàn tay, khuỷu tay, cổ tay, khớp gối cả 2 bên, cổ chân và các ngón chân. Trường hợp mẹ bạn đau nhiều ở khớp gối khi di chuyển, tôi nghĩ nhiều đến thoái hóa khớp gối. Bệnh này cần xác định bằng chụp Xquang và siêu âm.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Đình Hùng: Chào bạn. Theo như các triệu chứng bạn nêu trong thư, mẹ bạn có thể bị Thoái hóa nhiều khớp, mà thoái hóa khớp không điều tri bằng kháng sinh. Thoái hóa khớp là bệnh điều tri khó nhất là bị nhiều khớp và bệnh đã sang giai đoạn muộn rồi. Nếu bị một khớp như thoái hóa khớp gối, háng người ta có thể phẫu thuật thay khớp nhân tạo, mẹ bạn bị nhiều khớp thoái hóa quá nên không nghĩ tới cách điều trị ngoại khoa. Có thể thì bạn cho cụ uống các dược phẩm điều trị thoái hóa khớp như Artrodar, JEX và xoa bóp dầu nóng mỗi lúc đau.
Tiến sĩ, Bác sĩ Đặng Hồng Hoa: Tình trạng của bạn là biểu hiện của thoái hóa khớp gối. Đây có thể là do quá trình tuổi tác, là hậu quả của các bệnh khớp khác hoặc sau chấn thương. Bạn nên đến khám tại các bác sĩ chuyên khoa Cơ Xương Khớp để chụp phim, xét nghiệm máu và xác định chẩn đoán xem có đúng thoái hóa khớp gối đơn thuần không. Nếu bạn chỉ đau khớp gối khi lên xuống cầu thang mà ít ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt hằng ngày, không có những đợt sưng đau nhiều, và chưa đến khám được bác sĩ chuyên khoa thì bạn có thể uống thêm dưỡng chất sinh học UC-II. Sản phẩm có chứa thành phần collagen type 2 không biến tính giúp quá trình thoái hóa được giảm đi. Trong trường hợp đau nặng bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa.
Tiến sĩ, Bác sĩ Đặng Hồng Hoa: Theo mô tả thì bạn có thể mắc hội chứng đau cổ - vai - cánh tay do hậu quả của thoái hóa cột sống cổ hoặc do hậu quả của quá trình các cơ cạnh cột sống cổ và cơ cánh tay bị co cứng kéo dài vì đặc thù công việc. Lời khuyên dành cho bạn là nên có những động tác thể dục nhẹ nhàng ở cột sống cổ, khớp vai, vùng cánh tay sau 2 tiếng làm việc liên tục. Nếu có điều kiện, hằng ngày bạn nên tập thể dục như bơi lội, chơi bóng chuyền, tennis… Nếu những thay đổi lối sống, tập thể dục vẫn chưa cảm thấy đỡ, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chụp phim cột sống cổ và có những lời khuyên phù hợp với bệnh lý của bạn.
Tiến sĩ, Bác sĩ Đặng Hồng Hoa: Trường hợp của bạn do bạn là nhân viên văn phòng phải ngồi làm việc một chỗ nên cột sống thắt lưng là vùng phải chịu lực khi cơ thể phải ngồi lâu nên dễ đau mỏi. Triệu chứng của bạn cũng chưa thể khẳng định là thoái hóa nhưng trong tương lai bạn cũng có nguy cơ bị thoái hóa khớp. Nên lời khuyên dành cho bạn là trong thời gian làm việc, bạn phải xen kẽ thời gian thư giãn, vận động một vài động tác ở cổ tay, cổ, lưng… để các khớp được thư giãn và tình trạng tưới máu dễ dàng hơn. Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm các sản phẩm tăng cường bảo vệ khớp và phòng thoái hóa khớp...
Thoái hóa khớp chiếm tỷ lệ cao trong bệnh khớp“Khi tuổi thọ con người gia tăng, các bệnh về xương khớp ngày càng trở nên phổ biến, trong đó thoái hóa khớp chiếm một tỷ lệ rất cao: 30% người trên 35 tuổi, 60% người trên 65 tuổi và 85% người trên 80 tuổi. Bệnh không gây tử vong nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, sụt giảm khả năng lao động, điều trị lâu dài, là gánh nặng về kinh tế - tinh thần cho bản thân người bệnh, gia đình và xã hội.”
"Thoái hóa khớp thường diễn biến âm thầm ngay từ sau tuổi trưởng thành nên hay bị bỏ qua các dấu hiệu ban đầu, đến khi nhận biết rõ thì bệnh đã khá nặng. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, thoái hóa khớp là một trong mười bệnh gây tàn phế hàng đầu. Ước tính khoảng 33% số người bị thoái hóa khớp có nguy cơ tàn phế nghiêm trọng, 80% bị hạn chế trong vận động và 25% không thể thực hiện các hoạt động thường ngày.Tại VN, gần 4 triệu người đang mắc phải căn bệnh thoái hóa khớp. Nữ giới thường bị thoái hóa khớp sớm hơn, khoảng trên dưới 40 tuổi, chủ yếu gặp ở khớp gối và các khớp nhỏ ở bàn tay. Nam giới thường bị thoái hóa khớp cột sống nhiều hơn."
Bệnh thoái hóa khớp đang có tần xuất mắc rất cao trong cộng đồng. “Mỗi ngày tại BV Nhân Dân 115 có khoảng 200 bệnh nhân tới khám, tái khám các bệnh xương khớp thì trên 50% trong đó là thoái hóa khớp. Khoảng 2/3 trong số bệnh nhân được chẩn đoán thoái hóa khớp phải nhập viện điều trị”. Trong khi đó, tại các khoa cơ xương khớp của các BV Nhân Dân Gia Định, BV Nguyễn Tri Phương, BV Thống Nhất… mỗi ngày mỗi bệnh viện cũng tiếp nhận hàng trăm bệnh nhân mắc các bệnh xương khớp đến thăm khám.
Thoái hóa khớp thực chất là quá trình thoái hóa sụn, từ đó dẫn tới các quá trình bào mòn, tổn thương, viêm, khô khớp… Thoái hóa khớp có thể ở một, vài hoặc nhiều vị trí, đặc biệt ở gối, bàn tay, háng, cột sống, ngón chân. Bệnh gây nên những hậu quả nguy hiểm như: thoát vị đĩa đệm, vôi hóa đốt sống, xương “mọc” gai, thậm chí dẫn đến tàn phế... Thoái hóa khớp là tình trạng hư hại sụn khớp không hồi phục. Sụn khớp chính là thành phần trắng, giòn bao bọc hai đầu xương của một khớp. Sụn khớp bao gồm thành phần chất nền tạo nên sụn khớp mà chủ yếu là collagen typ 2. Thành phần chất nền được tạo nên bởi tế bào sụn (số lượng tế bào sụn rất ít chỉ khoảng 2% trọng lượng khô của sụn và không có khả năng phân chia, hồi phục khi bị tổn thương).Sụn khớp bị hư hại do nhiều nguyên nhân khác nhau như: khiêng vác quá nặng, béo phì, ngồi xổm, leo cầu thang hay leo dốc nhiều, chấn thương khớp hoặc có thể do chấn thương lặp đi lặp lại như trong trường hợp bị đứt dây chằng khớp." Người ta chia làm hai nhóm thoái hóa khớp, bao gồm: thoái hóa khớp nguyên phát (tức là không có nguyên nhân, thông thường là do lớn tuổi) và thoái hóa khớp thứ phát (tức là xảy ra sau một nguyên nhân nào đó ví dụ như tổn thương dây chằng khớp gối sau chấn thương mà không được sửa chữa, viêm khớp do gút, viêm khớp dạng thấp...). Cho dù là nguyên nhân gì thì tình trạng hư hại sụn khớp vẫn tiếp tục xảy ra mỗi ngày. Lớp sụn hư hại khiến cho bệnh nhân đau khi đi lại. Thêm vào đó bệnh nhân tuổi lớn, vận động kém nên tình trạng quá cân và béo phì hay xảy ra làm cho các khớp ngày càng bị đau nặng hơn.
"Nguyên nhân sụn khớp “một đi không trở lại”Vận động thái quá: Hằng ngày sụn khớp phải chịu tác động của nhiều lực nén, lực ma sát khi cơ thể vận động nên dễ bị bào mòn theo thời gian. Ngoài ra, các trường hợp chấn thương tại khớp do tập luyện, tai nạn càng khiến sụn khớp bị hủy hoại nghiêm trọng hơn. Tuổi tác của cơ thể: Bình thường, sụn khớp cần có quá trình tổng hợp, sửa chữa để cân bằng với quá trình phá hủy. Tuy nhiên khi có tuổi, quá trình tổng hợp của sụn bị suy giảm do sự lão hóa chung của cơ thể. Chưa kể, tế bào sụn cũng không có khả năng sinh sản và tự tái tạo sau tuổi trưởng thành.Bệnh tật: Nhiều bệnh có ảnh hưởng đến xương khớp và tác động xấu đến sụn như béo phì, gút, tiểu đường… Nghiên cứu gần đây về mối quan hệ giữa các yếu tố nguy cơ và thoái hóa khớp gối ở nữ giới tại Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương cho thấy, phụ nữ thừa cân béo phì trên tuổi 40 có khả năng bị thoái hóa khớp gối cao gấp 6 lần so với người bình thường. Do hệ miễn dịch phá hủy: Đặc biệt, khi sụn khớp hư tổn, quá trình viêm diễn ra, hệ miễn dịch được kích hoạt để dọn dẹp những phần sụn bị đứt, vỡ dưới sự chỉ huy của tế bào T-Killer (tế bào dọn dẹp những phần tử hư hỏng trong cơ thể). Tuy nhiên, vì sụn được nuôi dưỡng bởi dịch khớp thay vì bởi máu nên hệ miễn dịch không nhận biết sụn như một thành phần của cơ thể. Hậu quả là thay vì bảo vệ, hệ miễn dịch ra lệnh tổng tấn công “kẻ ngoại lai” sụn khớp khắp nơi, bất kể sụn hư hay khỏe mạnh. Chính việc này đã đẩy quá trình hủy hoại sụn khớp diễn ra nghiêm trọng hơn."
...các cơn đau cấp tính nếu không được nỗ lực điều trị từ nguyên nhân rất dễ dàng trở thành mạn tính, gây đau dai dẳng, khó điều trị và dẫn đến đau thần kinh.
“Quan tâm và bổ sung dưỡng chất chăm sóc trúng đích đến sụn khớp sẽ sớm phòng tránh nguy cơ tàn phế trong tương lai, nhằm duy trì và nâng cao chất lượng cuộc sống”
"Thoái hóa khớp có thể phòng và điều trị từ gốc, ngăn chặn được những hậu quả nghiêm trọng về sau. Các khớp lớn vì phải chịu áp lực cao (như khớp gối, khớp háng, khớp vai…) nên thường bị thoái hóa sớm hơn. Triệu chứng rõ nhất của thoái hóa khớp gồm: đau tại khớp, nghe thấy tiếng lụp cụp khi cử động, có cảm giác cứng khớp vào buổi sáng hoặc khi chuyển tư thế, phải co duỗi khớp trong vài một vài phút mới trở lại vận động bình thường. Trong thoái hóa khớp gối, tùy theo vị trí cụ thể bị tổn thương mà bệnh nhân có các biểu hiện như là đau khi lên cầu thang và đỡ đau hơn khi đi đường bằng, đau khi ngồi xổm hoăc khi đứng lâu...Đặc biệt, trong điều kiện thời tiết thay đổi, các triệu chứng của thoái hóa khớp càng nghiêm trọng hơn. Nghiên cứu của các nhà khoa học Hà Lan cho thấy, hơn 60% bệnh nhân thoái hóa khớp cảm thấy các triệu chứng tăng nặng nề hơn vào những ngày mưa gió, áp suất khí quyển thấp, trời lạnh...Khi bệnh nhân có các triệu chứng như đau tại khớp hoặc khó vận động, cứng khớp khi thay đổi tư thế hoặc vào buổi sáng, người bệnh nên đi khám ngay để được chẩn đoán và chỉ định dùng thuốc phù hợp."
Không nuôi dưỡng sụn khớp từ gốc mà chỉ dùng thuốc giảm đau đơn thuần khiến triệu chứng bệnh lu mờ và đẩy nhanh tiến trình thoái hóa, hậu quả là phải phẫu thuật hay điều trị nội khoa tốn kém mà đôi khi hiệu quả không như mong muốn.
Cấu trúc của sụn là một phức hợp bao gồm mạng lưới chất collagen trên đó trải đều chất đạm. Có tiếp tế cho cơ thể đầy đủ chất đạm thì sụn khớp vẫn sứt mẻ dễ dàng nếu thiếu collagen, vì khi đó sụn chẳng khác nào công trình xây dựng bề ngoài xem hoành tráng nhưng bên trong bị “rút ruột”! Chính vì thế mà hao mòn sụn khớp bao giờ cũng có mặt trong trường hợp thoái hóa khớp. Nói ngược lại, giữ sao cho sụn khớp còn nguyên là biện pháp chủ động phòng ngừa bệnh khớp. Tìm được thuốc giảm đau, kháng viêm với hoạt chất sinh học thì tốt nhưng nếu không tác động được trên sụn khớp thì nói cho cùng chỉ là chữa cháy cầm canh chờ ngày tiền mất tật mang!
"Khi có các dấu hiệu THK, bệnh nhân nên đi khám ở các chuyên khoa cơ xương khớp, không nên thấy khớp kém linh hoạt mà hạn chế vận động khiến khớp ngày càng cứng. Cần thực hiện các động tác luyện khớp nhẹ nhàng, khoảng 10-15 phút mỗi lần và tránh chơi các môn thể thao mạnh”.
Với các bệnh lý xương khớp, nhất là thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, các bệnh gai đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm..., việc điều trị nên bắt đầu từ gốc là bảo vệ, bảo tồn và chăm sóc tối đa sụn khớp, làm sao giúp sụn khớp chậm bị hư hại - bởi sụn khớp hư hại là nguồn gốc của các cơn đau và cả nguy cơ tàn phế.
Nhiều người cho rằng, cứ hết đau nghĩa là khỏi bệnh nên khi các cơn đau bất chợt “ghé thăm” thì lại tìm kiếm các thuốc giảm đau để chữa trị, hoặc sử dụng các sản phẩm kém chất lượng tràn lan trên thị trường mà không biết đây chính là một trong những nguyên nhân khiến cho khớp bị thoái hóa ngày càng nặng lên. Hiện nay, có không ít sản phẩm chỉ tập trung giải quyết cơn đau mà không được chứng mình tác dụng chữa bệnh khớp bằng các nghiên cứu lâm sàng. Do đó, việc dùng các sản phầm giảm đau đơn thuần này không thể giải quyết được tận gốc bệnh khớp mà chỉ che lấp triệu chứng, xua tan cơn đau, còn căn nguyên của bệnh vẫn vậy. Trong khi đó, tình trạng bệnh lý và quá trình thoái hoá khớp vẫn tiếp tục diễn ra ngày càng trầm trọng hơn, khiến tình trạng bệnh lý sẽ ngày càng phức tạp.
Y học nhìn nhận thoái hóa khớp là quá trình hư hại sụn khớp, cụ thể là hư hại các sợi collagen và chất nền có trong sụn khớp. Chính vì vậy, rất nhiều người bệnh không ngừng tìm kiếm, bổ sung các sản phẩm chứa thành phần collagen với hi vọng giúp khớp của mình được chắc khỏe. Tuy nhiên, TS.BS Tăng Hà Nam Anh (Trưởng khoa Ngoại Chấn thương Chỉnh hình - BV Nguyễn Tri Phương) cho biết: “Có đến 29 loại collagen trong cơ thể người, loại có mặt tại sụn khớp nhiều nhất là collagen type 2, nên nếu sử dụng các loại collagen khác thì không hề có tác động gì đến sụn”. Cũng theo TS Nam Anh, ngay cả khi sử dụng collagen type 2 thông thường (loại dễ bị biến tính khi tinh chiết hoặc dễ dàng bị biến đổi cấu trúc và đặc tính sinh học khi hấp thụ vào cơ thể người) theo đường uống thì cũng không có tác dụng với sụn khớp, vì sau khi vào trong cơ thể, loại collagen này sẽ bị cắt nhỏ và chỉ có vai trò như các acid amin thông thường, phân bố khắp cơ thể mà không tập hợp được để trở thành nguyên liệu tập trung nuôi dưỡng khớp. Trong khi đó, sụn khớp nhận dinh dưỡng qua dịch khớp chứ không được nuôi bởi máu nên hệ miễn dịch không nhận biết được sụn khớp chính là một thành phần của cơ thể. Khi sụn khớp hư tổn, quá trình viêm diễn ra, một phần các mảnh sụn và sợi collagen đứt gãy thâm nhập vào trong mạch máu, lúc này hệ miễn dịch được kích hoạt để tiến hành dọn dẹp những sợi collagen đứt, vỡ dưới sự chỉ huy của tế bào T-Killer (tế bào dọn dẹp những thành phần bị hư hỏng trong cơ thể).Đồng thời, hệ miễn dịch sẽ vô tình tấn công tất cả các collagen tương tự - bao gồm cả các collagen còn lành lặn tại sụn khớp. Chính việc “tự hủy hoại” này đã đẩy quá trình thoái hóa sụn khớp diễn ra ngày càng nhanh hơn.
Việc tự chữa bệnh xương khớp luôn tiềm ẩn nhiều hiểm họa, đặc biệt là tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, phù người, viêm loét dạ dày... Tình trạng người dân tự ý dùng các sản phẩm chữa bệnh khớp hiện rất đáng lo ngại bởi trên thị trường các sản phẩm chữa xương khớp nhiều vô kể, không ít loại được quảng cáo đủ thứ công dụng mà không có chứng cứ khoa học hay nghiên cứu lâm sàng. Dùng bừa bãi, thường xuyên các sản phẩm kém chất lượng vừa gây tốn kém tiền bạc, vừa khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.
"hiện nay trên thị trường có không ít sản phẩm được giới thiệu là Đông y, nguồn gốc thiên nhiên nhưng thành phần có trộn tân dược giúp giảm đau, kháng viêm như corticoids, morphin, dexamethasone… để đánh lừa người bệnh. Những sản phẩm này có thể giúp bệnh nhân hết đau, hết viêm rất nhanh nhưng có thể để lại hậu quả nghiêm trọng (dễ nhiễm lao, mắc bệnh tiểu đường, loãng xương, đục tinh thể mắt, béo phì, gây nghiện thuốc, suy hệ hô hấp...). Chẳng hạn, các sản phẩm giảm đau nhanh chứa corticoids có thể khiến bệnh nhân dễ nhiễm lao, mắc bệnh tiểu đường, loãng xương, đục tinh thể mắt, béo phì; các sản phẩm giảm đau morphine dùng lâu sẽ gây tình trạng nghiện thuốc, suy hệ hô hấp... Đây là những sản phẩm có hại nhiều hơn có lợi."
“Khi có các dấu hiệu THK, bệnh nhân nên đi khám ở các chuyên khoa cơ xương khớp, không nên thấy khớp kém linh hoạt mà hạn chế vận động khiến khớp ngày càng cứng. Cần thực hiện các động tác luyện khớp nhẹ nhàng, khoảng 10-15 phút mỗi lần và tránh chơi các môn thể thao mạnh”. Đa số các cơn đau nhức khớp là do tình trạng thoái hóa khớp dẫn đến viêm khớp hoặc ngược lại, vì vậy ngăn ngừa tận gốc thoái hóa sụn khớp chính là cách thức khắc phục lâu dài cho những cơn đau nhức.Hiện nay, nhiều thuốc và sản phẩm được quảng cáo là có thể có tác dụng chữa bệnh xương khớp nhưng chưa được chứng minh đầy đủ và khoa học về công dụng, độ an toàn nên chưa mang lại độ tin cậy cho thầy thuốc và người dùng. Chỉ có một số ít được nghiên cứu lâm sàng và được chứng minh có tác dụng tăng cường, bổ sung tái tạo sụn khớp, giúp ngăn ngừa tình trạng đau nhức khớp do thoái hóa khớp, viêm khớp.
Mẹ ơi, cho e hỏi có chà lên mặt được ko ạ? Mẹ ơi, mẹ pha bao nhiêu muỗng bột cho một lần tắm vậy, sao pun pun pha thấy bó loãng quá
Ban noi ro dia chi di ban? o Mien bac hay mien nam zay ban?
Giờ nhớ lại giai đoạn chăm sóc con mới sinh công nhận mình thật trâu bò. Hồi đó quần áo của mấy đứa nhỏ chỉ dám vò với tí bột giặt chứ đâu dám cho nhiều vì sợ cháu bị dị ứng, nổi mẩn ngứa. Giờ thì có nhiều loại bột giặt tốt rồi nên các mẹ khỏe nhỉ. Ahihi
Phần này em tổng hợp một số câu hỏi có thể nhiều mẹ quan tâm trong quá trình lặn lội khắp nơi, các mẹ có thể tham khảo cho bản thân và cho người nhà của mình nhé:
1. Mẹ em năm nay ngoài 50 tuổi. Nhưng cứ mưa là em thấy mẹ em bi đau khớp gối. Và mẹ em cứ ra tiệm thuốc mua thuốc giảm đau uống. Em nghĩ uống thuốc giảm đau nhiều không tốt, Bác sĩ giúp em cách khắc phục và giải thích cho mẹ đừng uống thuốc giảm đau nữa và làm cách nào để khắc phục triệu chứng trên. Nguyễn Bích Thi, 23 tuổi, 123 Nguyễn Thị Minh Khai Q1
2. Mẹ cháu năm nay 51 tuổi, mỗi khi mùa đông đến hoặc lúc chuyển mùa trời lạnh hơn bình thường thì đầu gối và các khớp tay (cổ tay, ngón tay) bị sưng vù đỏ ửng, tê cứng và đau buốt không thể làm gì được. Do đó mẹ cháu phải uống thuốc giảm đau mới có thể tiếp tục công việc. Cháu muốn nhờ các bác sĩ tư vấn giùm cháu giờ phải chăm sóc và điều trị bệnh này như thế nào ạ. Hồ Thị Phương Thảo, 25 tuổi, Tân Tiến-Đạ Đờn-Lâm Hà-Lâm Đồng
3. Mẹ cháu năm nay 54 tuổi, mẹ cháu hiện bị đau ở đầu gối mỗi lần di chuyển. Đi khám thì bác sĩ chuẩn đoán là bị viêm đa khớp dạng cấp. Bác sĩ cho thuốc uống và bôi nhưng hết thuốc thì vẫn đau. Bác sĩ cho cháu lời khuyên và phương hướng điều trị bệnh ạ! Nguyễn Mai Phương, 30 tuổi, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng,Hà Nội
4. Mẹ cháu bị đau ở các khớp vai, chân, do ngày xưa lao động nặng nhọc, đau lưng suốt, đi khám thì họ cũng cho thuốc kháng sinh chứ không có đỡ. Hôm nào cháu cũng phải đấm bóp không là đau ê ẩm không ngủ được. Có cách nào làm cho bệnh đỡ không ạ. Lê Thị Diễm My
5. Tôi năm nay 50 tuổi, 2 đầu gối đau khi bước bậc cầu thang. Khi nằm ngủ và duỗi chân ra thì phát tiếng kêu nhiều ở khớp gối. Xin giáo sư cho biết muốn chữa được phải dùng thuốc gì. Cám ơn giáo sư.
Dương Đình Thoại, 50 tuổi, Khu 5b Quang trung Uông bí Quảng Ninh
Một số câu hỏi của dân văn phòng:
1. Tôi là nhân viên văn phòng, 32 tuổi. Tôi bị đau cổ tay phải khoảng 1 tháng nay. Vị trí đau từ cổ tay lan sang bắp tay đến gần cùi chỏ, và từ cổ tay đế 2 ngón tay út và áp út. Tôi xoa dầu gió xanh mỗi ngày, nhưng vẫn chưa thấy giảm. Công việc của tôi thường xuyên sử dụng máy vi tính và đi xe Honda trên quảng đường dài (50 phút mỗi lượt đi xe). Xin bác sĩ tư vấn cho tôi, đây có phải là bệnh khớp hay không và cách điều trị. Xin cảm ơn. Nguyễn Hữu Thệ, 32 tuổi, Vĩnh Long
2. Em mới 28 tuổi mà đã có hiện tượng mỏi lưng, nhất là vùng đĩa đệm. Em là nhân viên văn phòng, công việc không đi lại nhiều. Tuy nhiên em vẫn chịu khó vận động thường xuyên. Bác sĩ cho em hỏi liệu em có phải bị triệu chứng sớm của thoái hoá khớp không? Trúc Linh, 28 tuổi, Hà Nội
Phần này em tổng hợp từ hàng trăm bài báo uy tín trên thanhnien, tuoitre, vnexpress, congan…và chỉ chọn lọc những bác sĩ đầu ngành, giáo sư, tiến sĩ y học…trong ngành xương khớp, sau đó chắt lọc và em phân theo 5 mục sau cho các mẹ dễ theo dõi:
2. Lý giải Nguyên nhân gây bệnh xương khớp
3. Kiến thức cần biết
4. Cách điều trị hiệu quả bệnh xương khớp
5. Lưu ý khi điều trị
Vì tổng hợp nhiều ý kiến hay nên bài viết sẽ hơi dài, em cố gắng trình bày dễ đọc cho các mẹ, các mẹ đọc có gì góp ý thêm cho em nhé:
I. CHUYÊN GIA NÓI GÌ VỀ BỆNH XƯƠNG KHỚP
1. TS-BS Tăng Hà Nam Anh - Trưởng khoa chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP HCM và công tác tại khoa Cơ Xương Khớp - Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM
2. PGS-BS Nguyễn Thị Ngọc Lan - Nguyên Trưởng khoa Cơ-Xương-Khớp BV Bạch Mai, Phó Chủ tịch Hội Thấp khớp học VN
3. Th.S. BS Hồ Phạm Thục Lan - Trưởng khoa Cơ Xương Khớp, BV Nhân Dân 115
II. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH XƯƠNG KHỚP
TS-BS Tăng Hà Nam Anh - Trưởng khoa chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP HCM và công tác tại khoa Cơ Xương Khớp - Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM
III. KIẾN THỨC CẦN BIẾT VỀ BỆNH XƯƠNG KHỚP
1. TS.BS Đặng Hồng Hoa - Trưởng khoa Cơ xương khớp, BV E Hà Nội
2. TS Bernard Lee - Giám đốc Trung tâm chăm sóc đau, Bệnh viện Mount Elizabeth Novera, Singapore
3. TS-BS Tăng Hà Nam Anh - Trưởng khoa chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP HCM và công tác tại khoa Cơ Xương Khớp - Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM
4 . PGS-BS Nguyễn Thị Ngọc Lan - Nguyên Trưởng khoa Cơ-Xương-Khớp BV Bạch Mai, Phó Chủ tịch Hội Thấp khớp học VN
IV. CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH XƯƠNG KHỚP
1. TS-BS Tăng Hà Nam Anh - Trưởng khoa chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP HCM và công tác tại khoa Cơ Xương Khớp - Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM
2 .BS Lương Lễ Hoàng
3. GS-TS-BS Trần Ngọc Ân - Chủ tịch Hội Thấp khớp học VN
4. Bác sĩ CK2 Nguyễn Thái Thành - Trưởng khoa Khớp - Bệnh viện chấn thương chỉnh hình TPHCM
V. LƯU Ý KHI ĐIỀU TRỊ BỆNH XƯƠNG KHỚP
1. TS.BS Đặng Hồng Hoa - (Trưởng khoa Cơ xương khớp, BV E Hà Nội)
2. TS-BS Tăng Hà Nam Anh - Trưởng khoa chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP HCM và công tác tại khoa Cơ Xương Khớp - Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM
3. PGS.TS.BS Lê Anh Thư - Phó chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam
4. Bác sĩ CK2 Nguyễn Thái Thành - Trưởng khoa Khớp - Bệnh viện chấn thương chỉnh hình TPHCM
5. GS-TS-BS Trần Ngọc Ân - Chủ tịch Hội Thấp khớp học VN
Hiện tại gần qua tuần thứ 6, mũi e còn sưng phần đầu chút nhưng e đã sinh hoạt bình thường, ra đường từ mấy nay rồi. Cảm giác nặng nếu mà nằm nghiêng, e phải nằm ngửa trong 1 tháng (ko biết có chị nào vậy ko ta?) đụng vô thì vẫn còn đau, ko đụng thì ko sao. E ăn tè le luôn ko cữ gì cả, ko biết chừng nào hết sưng hẳn nữa. Bs nói khoảng 3-6 tháng thì mới đẹp.
Nói chung mũi xấu lâu rồi, giờ được cao lên em khá là ưng, nhưng vài người bạn vẫn bảo là hơi cao chỗ giữa 2 mắt, ko tự nhiên cho lắm. Để e theo dõi xem khi hết sưng hẳn nó ra như nào. Khi đó e lại trồi lên ốp hình tiếp ạ. Mà công nhận làm mũi xong mặt khác liền các chị ạ. Chị nào kinh nghiệm làm sụn nhân tạo giống em vào cho em ý kiến với nhé.
Đây là hình lúc tuần thứ 4, thứ 5 gì đấy, vẫn còn hơi sưng ạ.
Nhìn thẳng:
Nhìn hơi nghiêng:
1. Son bị gãy hoặc dùng gần hết
Cắt phần bị gãy ra, bỏ vào một cái muỗng rồi hơ lên lửa. Sau đó đổ hỗn hợp son lỏng vào một cái hũ rồi để vào tủ lạnh để son đông lại. Bạn có thể sáng tạo bằng cách bỏ 2 màu son khác nhau vào muỗng rồi trộn đều lên khi son đã chảy. Bạn sẽ có một màu son mới đầy ngẫu hứng và thể hiện cá tính của mình.
2. Phấn nén bị vỡ
Nếu bạn vô ý làm rơi các loại phấn nén như màu mắt, phấn phủ xuống đất, thì khả năng cao là chúng sẽ bị vỡ, gây khó khăn cho việc sử dụng. Để “chữa cháy”, bạn chỉ cần đổ vào vài giọt cồn 70 – 90 độ. Phấn sẽ biến thành một hỗn hợp sền sệ. Lúc này bạn có thể “tém” chúng lại với nhau. Sau đó, để hộp phấn mở qua đêm cho cồn bay hơi hết, phấn sẽ rắn lại như ban đầu.
3. Mascara bị khô
Việc bạn thường xuyên tháo, mở cây mascara và không vặn chặt sau khi sử dụng sẽ khiến không khí sẽ tràn vào bên trong tube ngày một nhiều gây ra hiện tượng mascara bị khô, vón cục khi sử dụng. Để "pha loãng" mascara thật an toàn và có hiệu quả lâu, hãy nhỏ vào một vài giọt saline, tức dung dịch ngâm kính áp tròng và lắc thật đều. Saline giúp bôi trơn, pha loãng mascara hiệu quả và quan trọng hơn cả là không làm ảnh hưởng đến chất lượng của mascara.
Trong trường hợp bạn đang vội và lại không có sẵn saline, hãy "cấp cứu" cho cây mascara khô của mình bằng cách vặn nắp thật chặt và ngâm cả cây mascara vào một cốc nước nóng trong vài phút. Tuy nhiên, cách này chỉ có hiệu quả tạm thời.
4. Sơn móng tay bị vón cục
Bạn có thể cho một viên bi nhỏ vào lọ sơn và lắc lên trước mỗi lần dùng. Viên bi sẽ giúp làm đều màu sơn và chống vón cục hiệu quả.
Được nhé, nếu da mặt mẹ ko bị mỏng, nhạy cảm. Còn nếu bị vậy thì mặt dùng yến mạch cho nhẹ dịu. Em ko nhớ pha thế nào nữa. Mẹ hỏi thế là biết ít làm mấy cách thiên nhiên rồi đúng ko? :D Lỏng quá thì mẹ thêm bột, đặc quá thì thêm nước, thế thôi :D Em dùng khoảng 3 muỗng canh/lần tắm, cả cho mặt luôn. Mẹ thấy sáng da ko feedback em cái.
Em biết chỗ đó nè, ở SG đó, là khu chợ đêm Bến Thành Q1, ban ngày vẫn có bán. Đường đó là Tạ Thu Thâu, còn có tên khác là Lưu Văn Lang. Tên nào mới tên nào cũ thì em ko nhớ :D