@meGauBum Mình nghĩ không cần phải toàn bộ các mẹ cứ có bầu là nên đi làm xét nghiệm đâu. Phí xét nghiệm cũng cao, không phải ai cũng có điều kiện. Các mẹ nào mà thuộc một trong các trường hợp sau thì nhất thiết phải đi này:- Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi. Đây là nhóm đối tượng có nguy cơ cao sinh con bị dị tật bẩm sinh hoặc mắc các bệnh về bất thường nhiễm sắc thể, điển hình có thể kể đến hội chứng down. - Mẹ bầu đã từng bị sảy thai, thai lưu nhiều lần không rõ nguyên nhân. - Mẹ bầu có tiền sử sinh con bị dị tật, chậm phát triển trí tuệ.- Trong gia đình có người đã từng mắc bệnh bẩm sinh di truyền hoặc một số bất thường về di truyền. - Mẹ mang thai thai đôi, thai ba,... hoặc thai được thực hiện bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. - Vợ hoặc chồng làm việc thường xuyên tiếp xúc với môi trường, hóa chất độc hại.- Mẹ bầu đã từng siêu âm đo độ mờ da gáy, double test, triple test kết quả có nguy cơ dị tật bẩm sinh cao.
@minhhiep116 Thế chị gái em là ở tầm tuổi chị lúc có bầu bạn thứ 2. Kinh nghiệm của chị là nghe theo bác sĩ, bác sĩ bảo là gì thì làm theo. Họ chả bao giờ tư vấn thiếu cái gì để mà có rủi ro cho danh tiếng của họ đâu. Bác sĩ bảo cần/nên làm 4 cái thì làm cả 4, đừng tính toán xem có bỏ được cái nào không làm gì.
@hoanini Kinh nghiệm của chị là nếu đẻ đứa đầu xong thì con được 1 tuổi hãy sinh luôn đứa thứ 2 (nếu muốn). Đẻ sớm được lúc nào thì ít rủi ro hơn lúc đó. Hơn nữa, sức khỏe của mẹ cũng tốt hơn một chút. 2 đứa cách nhau 1 tuổi thì cho đi học, dạy dỗ cũng tiện.
@SanHo_SanHiec Việc ăn chia môi giới hoa hồng thì đúng là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu bác sĩ có tư vấn về các xét nghiệm thì các mẹ cũng phải cân nhắc kĩ để xem độ cần thiết có làm hay không. Ví dụ như làm 1 xét nghiệm thấy có dấu hiệu bất thường/dương tính thì cần phải làm các xét nghiệm tiếp theo hoặc làm lại để chắc chắn chứ đừng vì sợ tốn kém mà không làm nữa. Không nên vì tiết kiệm một chút tiền mà ảnh hưởng đến sức khỏe của con/mẹ.
@luckystar Mệt mỏi lắm em ạ. Chị đi khám có nguy cơ sinh non nên bác sĩ yêu cầu hạn chế đi lại, nằm 1 chỗ 2 tháng, tháng cuối còn treo chân. Đã vậy còn bị tiểu đường thai nghén. Nói chung là càng nhiều tuổi, sức khỏe càng kém, bản thân mẹ đã vậy nên con đẻ ra thiếu tháng, sức đề kháng cũng không bằng các bạn khác. Giai đoạn nuôi con vất vả vì nhiều tuổi mà phải thức đêm chăm con. Đẻ đứa con xong già đi đến 3-4 tuổi. :(
@Giang_NH Cảm ơn thông tin của mẹ nó chia sẻ. Mình đọc xong cũng hiểu hơn về các lợi ích của Nan Optipro kid. Mình sẽ mua thêm sữa này để con mang đi học và dùng khi thấy đói.
@nha_susu Đúng là sữa nội địa và sữa xuất khẩu có công thức khác nhau vì đối tượng sử dụng khác nhau mà mẹ nó. Ví dụ trẻ VN thì chế độ ăn uống khác trẻ ở Úc nên lượng dinh dưỡng cần bổ sung phải khác nhau. Các hãng sữa họ cũng phải nghiên cứu chán rồi thì mới ra được công thức đó mẹ nó ạ. Vậy nên mình nghĩ mẹ nó không phải lăn tăn về vấn đề khác nhau đó đâu.
@thuykim127 Một số trường hợp trẻ không dung nạp được lactose thì sẽ phải dùng sản phẩm không chưa lactose. Dấu hiệu để nhận biết trẻ không dung nạp lactose là: sau khi uống sữa một vài giờ trẻ có dấu hiệu/triệu chứng: ợ hơi, nôn, đầy bụng, khó tiêu, trẻ không muốn ăn, tiêu chảy, phân lỏng, có mùi chua hoặc bọt, hậu môn đỏ.Còn nếu trẻ không bị triệu chứng trên thì nên dùng sản phẩm dùng đường lactose, tốt hơn đường glucose.
@SanHo_SanHiec Mẹ nó ơi, ý mẹ nó là bé dùng sữa Nan Optipro Kid đúng không ạ? Vì có chỗ mẹ nó nói là Nan Optipro, chỗ lại là Nan Optipro Kid nên mình hơi bị lẫn lộn.
@2becop Không nên nạo VA sớm cho con đâu mẹ nó ơi. Mẹ chồng mình làm ngành y, bà bảo nếu nạo VA thì con bị lạnh là xuống phổi ngay. Có cái VA nó còn chặn được nên bà nhất quyết không cho vợ chồng mình cho con đi nạo VA. Mình cũng vất vả đến 2 năm con ốm đau liên miên, đến giờ con 4 tuổi thì mình thấy đỡ hơn. Nhưng không hiểu có phải vì ốm đau nhiều quá nên con chột lớn không. Con mình bé hơn so với các bạn cùng lớp.
- Mẹ bầu đã từng bị sảy thai, thai lưu nhiều lần không rõ nguyên nhân. - Mẹ bầu có tiền sử sinh con bị dị tật, chậm phát triển trí tuệ.- Trong gia đình có người đã từng mắc bệnh bẩm sinh di truyền hoặc một số bất thường về di truyền. - Mẹ mang thai thai đôi, thai ba,... hoặc thai được thực hiện bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. - Vợ hoặc chồng làm việc thường xuyên tiếp xúc với môi trường, hóa chất độc hại.- Mẹ bầu đã từng siêu âm đo độ mờ da gáy, double test, triple test kết quả có nguy cơ dị tật bẩm sinh cao.