Thịnh hành
Cộng đồng
Thông báo
Đánh dấu đã đọc
Loading...
Đăng nhập
Đăng nhập
Tạo tài khoản
Đăng nhập qua Facebook
Đăng nhập qua Google
Bài viết
Cộng đồng
Bình luận
Bé bị táo bón - phần 2
con em măm nay được 3 tuổi mà mỗi lần đi ị là bị táo bón rất khó đi, có mẹ nào biết cách chữa ko vì em đã thử nhiều cách nhưng mà được một thời gian là cháu nó bị lại. mẹ nào biết cách chữa thì mách em với nhé!
05:28 CH 08/11/2012
Các bài tham khảo về dinh dưỡng
Nếu thường xuyên bị táo bón, da khô nổi mụn, hãy dùng chè vừng đen (chí mà phù).
Vừng đen rang chín, xay nhuyễn nấu với nước pha thêm bột sắn dây (hoặc bột nếp) để tạo độ sánh. Tự nấu ở nhà sẽ lợi cho sức khỏe hơn là mua chè bán sẵn (vì chè ở quán được cho nhiều đường và nước cốt dừa). Món này dùng thay đổi với các loại chè đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen giúp cơ thể khỏe mạnh, bổ máu, đẹp da, thanh nhiệt.
Trong Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS Đỗ Tất Lợi thì hạt vừng chứa khoảng 40-60% dầu, 22% chất đạm, ngoài ra còn có đồng, canxi oxalat.
Dầu vừng chứa nhiều calo, chất béo no không bão hòa, axit béo omega-3 và omega-6, canxi, vitamin E, B… do đó có lợi cho tim mạch, tăng tuổi thọ. Riêng vừng đen còn được Đông y dùng như vị thuốc giúp đen tóc.
Đông y dùng dầu vừng và vừng để làm thuốc bổ, nhuận tràng và lợi sữa. Nếu sản phụ ít sữa, dùng vừng rang trộn với với ít muối, dùng ăn hàng ngày. Dầu vừng đen dùng để chữa táo bón rất hiệu quả (dùng mỗi tối trước khi đi ngủ). Món bánh tráng vừng đen ăn kèm với các món mì Quảng, chả cá… vừng vàng còn dùng để rắc vào các món gỏi măng, thịt nướng… cũng là cách có thêm sinh tố E, canxi và các loại chất béo có lợi cho cơ thể.
Trong gia đình có người cao tuổi hay mệt mỏi (khó ngủ, ăn không ngon, đau nhức xương cốt, loãng xương) nên nấu cháo vừng đen. Trước khi nấu cần rang chín vừng, xay nhuyễn. Cháo nấu chín nhừ với thịt xay, sau đó cho vừng vào trộn. Cháo vừng đen có công dụng bổ máu, giúp tai thính, mắt tinh, tăng cường sức lực…
Những người bị cholesterol cao (có nguy cơ bị xơ vữa mạch máu, tuổi thọ ngắn) nên dùng món cháo vừng nấu với khoai mỡ. Khoai mỡ chứa nhiều chất nhầy có tác dụng “khóa” cholesterol không cho nó hoạt động và buộc nó theo chất thải ra ngoài. Riêng vừng đen kích thích gan tiết mật, giảm cholesterol. Nấu cháo với khoai mỡ cho nhừ rồi trộn vừng rang chín, nghiền nhuyễn vào.
12:56 CH 21/10/2012
Các bài tham khảo về dinh dưỡng
CHÁO THỊT RAU MUỐNG
(Một chén đầy cho 245 calo)
Nguyên liệu
Gạo 30g (3 muỗng canh vun)
Thịt heo nạc 30g (2 muỗng canh thịt)
Rau muống 30g (3 muỗng canh)
Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)
Cách làm:
Gạo vo sạch, cho vào nồi nước, nấu nhừ thành cháo
Thịt heo băm nhuyễn
Rau muống xắt nhuyễn.
Thịt heo xào với 1 muỗng cà phê dầu cho vào cháo, sau đó cho rau muống vào. Nấu cho chín thịt, rau nêm nếm cho vừa ăn. Cho cháo ra chén, thêm 2 muỗng cà phê dầu ăn trộn đều.
CHÁO THỊT BÍ ĐỎ
(Một chén đầy cho 246 calo)
Nguyên liệu:
Gạo 30g (3 muỗng canh vun)
Thịt heo 30g (2 muỗng canh)
Bí đỏ 30g (3 muỗng canh)
Dầu ăn 10g (2 muỗng cà phê)
Hành, nước mắm...
Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)
Cách Làm:
Gạo: vo sạch, cho vào xoong, thêm nước nấu cháo
Thịt băm nhuyễn
Bí đỏ cắt hạt lựu
Bí đỏ cho vào cháo nấu mềm, phi hành với 1 muỗng cà phê dầu cho thơm, để thịt vào xào cho chín. Cho thịt vào cháo nêm vừa ăn, trút ra chén thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn.
CHÁO CÁ CÀ RỐT
(Một chén đầy cho 233 calo.)
Nguyên liệu:
Gạo 30g (3 muỗng canh vun)
Cá nạc 30g (2 muỗng canh)
Cà rốt 30g (3 muỗng canh)
Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
Nước mắm, hành...
Cách làm:
Gao vo sạch, cho vào xoong thêm nước, nấu nhừ thành cháo.
Cá luộc chín, vớt ra, ướp nước mắm hành tiêu
Cà rốt cắt hạt lựu thật nhỏ
Cà rốt cho vào cháo nấu mềm
Cho cá vào nêm nhạt. Trút ra chén, cho 2 muỗng cà phê dầu ăn.
CHÁO TRỨNG CÀ CHUA
(Một chén đầy cho 242 calo)
Nguyên liệu:
Gạo 30g (3 muỗng canh đầy)
Trứng 50g (1 trứng gà)
Cà chua 30g (3 muỗng canh)
Dầu 5g (1 muỗng cà phê)
Nước mắm, hành...
Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)
Cách làm:
Gạo vo sạch, cho vào xoong thêm nước, nấu nhừ thành cháo
Trứng đánh đều lòng đỏ, lòng trắng.
Cà chua: cắt hạt lựu thật nhỏ
Cháo nấu nhừ cho cà chua vào, sau đó thêm trứng, đảo đều, nêm vừa ăn, để hành vào nhắc xuống, thêm 2 muỗng cà phê dầu ăn.
CHÁO LƯƠN
(Một chén đầy cho 237 calo)
Nguyên liệu:
Gạo 30g (3 muỗng canh đầy)
Thịt lươn 30g (2 muỗng canh)
Cà rốt 30g (3 muỗng canh)
Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
Nước mắm, hành...
Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)
Cách làm:
Gạo vo sạch, cho vào xoong thêm nước, nấu nhừ thành cháo
Lươn làm sạch, thả vào cháo luộc chín, vớt ra.
Cà rốt cắt hạt lựu nhỏ
Lươn đã chín, gỡ lấy nạc, ướp chút nước mắm, xào với hành phi 1 muỗng cà phê dầu.
Cà rốt cho vào cháo nấu mềm.
Cho lươn vào cháo nêm vừa ăn. Trút ra chén, có thể nêm hành răm nếu trẻ thích.
CHÁO ẾCH RAU MỒNG TƠI
(Một chén đầy cho 228 calo)
Nguyên liệu:
Gạo 30g (3 muỗng canh đầy)
Thịt ếch 30g (2 muỗng canh)
Rau mồng tơi 30g (3 muỗng canh)
Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
Nước mắm, hành...
Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)
Cách làm:
Gạo vo sạch, cho vào xoong thêm nước, nấu nhừ thành cháo.
Thịt ếch bằm nhỏ
Rau mồng tơi rửa sạch cắt nhỏ
Thịt ếch xào với 1 muỗng cà phê dầu, hành
Cháo chín nhừ cho rau vào, để sôi lại cho chín rau
Cho thịt ếch vào cháo, nêm lại cho vừa ăn, múc ra chén thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn.
CHÁO GAN - CÀ CHUA
(Một chén đầy cho 247 calo)
Nguyên liệu:
Gạo 30g (3 muỗng canh đầy)
Gan 30g (2 muỗng canh)
Cà chua 30g (1/2 trái nhỏ)
Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
Cách làm:
Gạo vo sạch, cho vào xoong thêm nước, nấu nhừ thành cháo.
Gan rửa sạch cắt nhỏ, ướp chút nước mắm
Cà chua bỏ hột, cắt hột lựu
Bắc chảo phi 1 muỗng cà phê dầu, hành cho thơm, để gan, cà chua vào xào qua.
Cho gan, cà chua đã chín nhừ, nêm lại vừa ăn, cho hành vào, trút ra chén thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn.
CHÁO ĐẬU HŨ RAU NGÓT
(Một chén đầy cho 256 calo)
Nguyên liệu:
Gạo 30g (3 muỗng canh vun)
Đậu hũ 50g (1/2 miếng nhỏ)
Rau ngót 30g (3 muỗng canh)
Dầu 5g (1 muỗng cà phê)
Nước mắm, hành...
Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)
Cách làm:
Gạo vo sạch, cho vào xoong thêm nước, nấu nhừ thành cháo
Đậu hũ cắt hột lựu
Rau ngót cắt nhuyễn
Cho rau ngót vào cháo nấu chín rau
Để đậu hũ vào, nêm vừa ăn. Khi sôi lại, cho hành trút ra chén, thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn.
CHÁO BÍ ĐỎ ĐẬU PHỘNG
(Một chén đầy cho 291 calo)
Nguyên liệu:
Gạo 30g (3 muỗng canh vun)
Đậu phộng 30g (2 muỗng canh đầy)
Bí đỏ 30g (3 muỗng canh)
Nước mắm, hành...
Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)
Cách làm:
Đậu phộng: ngâm nước nóng, bóc vỏ, giã hoặc xay nhuyễn
Gạo vo sạch nấu cháo
Bí đỏ cắt hạt lựu
Cho bí đỏ vào nấu với cháo
Cháo chín nhừ, cho đậu phộng vào nấu tiếp cho thật chín, nêm lại cho vừa ăn.
CHÁO CUA BÍ ĐỎ
(Một chén cho 235 calo)
Nguyên liệu:
Gạo 30g (3 muỗng canh đầy)
Thịt cua 30g (2 muỗng canh)
Bí đỏ 30g (3 muỗng canh)
Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
Nước mắm, hành...
Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)
Cách làm:
Gạo vo sạch, nấu nhừ thành cháo
Bí đỏ cắt hạt lựu
Bí đỏ cho vào cháo nấu mềm
Phi 1 muỗng cà phê dầu hành, xào thịt cua. Cho vào cháo nêm vừa ăn, thêm hành ngò nhắc xuống. Trút ra chén thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn.
11:36 SA 20/10/2012
Các bài tham khảo về dinh dưỡng
Trong 4-6 tháng đầu tiên, bé chỉ bú sữa. Nhưng trong 6 tháng tiếp theo, bé bắt đầu ăn dặm và đến khi 1 tuổi bé đã ăn được hầu hết các thức ăn như người lớn. Sự chuyển tiếp này là một vấn đề lớn vì cả mẹ và bé cần làm quen dần với khái niệm “bữa ăn gia đình”. Để giải quyết vấn đề này, bạn cần cho trẻ ăn dặm từng bước để trẻ có thời gian làm quen với thức ăn mới, và bạn cần nhớ rằng sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cho trẻ. Bạn nên tiếp tục cho trẻ bú mẹ và dùng bổ sung thêm sữa công thức phù hợp với độ tuổi của trẻ.
Sữa vẫn là nguồn thức ăn quan trọng nhất cho trẻ nhỏ, sữa cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và phù hợp với nhu cầu của bé. Bé cần bao nhiêu sữa mỗi ngày? Khi được 6 tháng tuổi, bé uống khoảng 1.000 ml sữa mỗi ngày. Bạn bắt đầu tập cho bé ăn dặm, chậm chậm từng chút một, bạn sẽ tăng dần lượng bột ăn dặm và giảm dần lượng sữa cho bé. Ở giai đoạn từ 6-12 tháng tuổi bé cần uống khoảng 750 ml sữa mỗi ngày.
Lần đầu tiên bé nếm hương vị thức ăn thật sự. Học ăn là cả một nghệ thuật: thức ăn, phản xạ nhai nuốt, bàn ăn, thức ăn rơi vãi... Những bữa ăn đầu tiên bạn nên sắp xếp để cả gia đình cùng quây quần xung quanh bàn ăn, khích lệ và tự hào với từng muỗng ăn của bé.
Bé có thể ăn được những thức ăn gì?
- Bột ăn dặm hay là bột nấu trong những tháng đầu tiên. Cho bé ăn từ lỏng đến đặc dần.
- Từ tháng thứ 9 bé có thể tập ăn cháo nghiền rồi chuyển sang cháo đặc.
Nên chuẩn bị thức ăn cho bé như thế nào?
- Nếu là bột ăn dặm đóng hộp: bạn nên pha chế đúng theo hướng dẫn trên bao bì.
- Nếu bạn tự nấu cho bé: phải đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất đạm, bột đường, dầu ăn và rau củ tươi các loại. Khi bắt đầu nên cho bé ăn thức ăn nhuyễn hoàn toàn, thức ăn cho bé nên xay nhuyễn cho bé dễ ăn. Đến khi bé đã ăn thuần thục thức ăn nhuyễn, bạn chuyển sang cho trẻ ăn thức ăn nghiền hay băm nhỏ để tập cho bé nhai.
Bé cần ăn bao nhiêu là đủ?
- Bé sẽ bắt đầu bằng bột lỏng, cho bé ăn trong vài ngày, khi bé đã quen với thức ăn này thì chuyển sang thức ăn khác. Nếu bé không thích thức ăn mới thì bạn có thể cho bé ăn lại thức ăn cũ, bé co thể ăn 1 loại thức ăn trong nhiều tuần hay tháng tùy theo nhu cầu và ý thích của bé.
- Từ 6-9 tháng sữa vẫn sẽ chiếm khoảng ¾ tổng lượng thức ăn bé cần mỗi ngày. Sang tháng thứ 9, bưã ăn dặm và lượng sữa sẽ bằng nhau
- Khi bé được 12 tháng: cho bé tập ăn 3 bữa chính (sáng, trưa, chiều) cùng gia đình và 3 bữa ăn phụ giữa các bữa chính và trước khi đi ngủ.
Có thể phối hợp thức ăn dặm với sữa?
- Trong suốt giai đoạn 6-12 tháng tuổi, sữa vẫn là thành phần quan trọng nhất trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé. Trộn sữa vào trong thức ăn dặm cũng là 1 cách rất có ích để bé làm quen với thức ăn đặc và các hương vị mới cũng như đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho bé.
Các loại thức ăn nào an toàn cho bé?
- Thịt: lựa chọn các loại thịt ít mỡ hay bỏ bớt mỡ. Từ tháng 6-8 nên cho bé ăn thịt gà, cá. Sau 8 tháng bé ăn được tất cả các loại thịt, khoảng 1 muỗng canh mỗi bữa.
- Bột đường: là các loại bột gạo, bột ngũ cốc.
- Rau củ: cho bé ăn tất cả các loại rau, khi bé mới bắt đầu tập ăn dặm nên tránh các loại rau củ có thể làm bé bị đầy bụng khó tiêu như các loại rau giàu nitrate (như rau diếp, củ cải đường, bắp cải, cần tây...), tháng thứ 9-10 bé có thể ăn các loại rau này nhưng hạn chế ăn chỉ ăn 1-2 lần/tuần.
- Dầu mỡ: nên cho bé ăn các loại dầu thực vật, hạn chế ăn mỡ động vật.
- Trái cây: bé có thể ăn tất cả các loại trái cây, bạn có thể bắt đầu bằng nước ép trái cây tươi pha loãng, rồi đến nước ép trái cây tươi nguyên chất, nước ép cả bã và bé có thể ăn trái cây cắt miếng nhỏ.
Trên thực tế, sẽ có những trường hợp ngoại lệ nên những thông tin này chỉ là những hướng dẫn, không nên xem đây là những nguyên tắc để áp dụng vì bạn là người biết rõ bé nhất về nhu cầu và thói quen ăn uống của bé.
Chúc bé hay ăn chóng lớn!
11:26 SA 20/10/2012
Các bài tham khảo về dinh dưỡng
Những ông bố bà mẹ dù giàu kinh nghiệm hay mới có em bé lần đầu đều bận tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh. Dưới đây là những điều bạn cần biết.
Nhận biết khi bé đã no
Khi bé dừng bú, ngậm chặt miệng hoặc quay đi tránh đầu vú hoặc bình sữa thì có thể là bé đã no hoặc muốn nghỉ một lát. Hãy thử vỗ về bé hoặc đợi một vài phút trước khi cho bé bú thêm hoặc ăn thêm sữa bột.
Hãy tin ở bản năng của bạn và trẻ
Bạn không nên lo lắng bé sẽ bị đói vì bé có thể nhận biết được lượng sữa giúp bé cảm thấy no. Không nên tập trung vào hàm lượng hay tần suất ăn của bé thay vào đó, hãy tạo ra sự hứng thú giữa các bữa ăn. 6 đến 8 chiếc tã ướt trong 24 giờ, sự tỉnh táo, làn da tươi sáng và tăng cân đều đặn là những dấu hiệu bé đang phát triển tốt.
Tuy nhiên, cần lưu ý các dấu hiệu ăn kém của bé và tư vấn bác sĩ nếu bé có những biểu hiện sau:
- Không tăng cân
- Bé đi tiểu dưới 6-8 lần/ngày
- Có sự thay đổi về tần suất đi đại tiện
- Có biểu hiện chán ăn
Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho bé
Bác sĩ sẽ kiểm tra cân nặng và theo dõi thể trạng từ 3-5 ngày sau khi bạn và bé xuất viện. Hãy duy trì các đợt kiểm tra sức khỏe tiếp theo để bạn và bác sĩ có thể theo dõi sự phát triển của bé.
Mỗi lần cho bé ăn là một cơ hội để tăng sự gắn bó giữa bạn và bé
Đối với trẻ sơ sinh, việc cho ăn không chỉ là hoạt động dinh dưỡng mà còn là một hoạt động xã hội. Sự tăng trưởng và phát triển của bé một phần phụ thuộc vào sự gắn kết tình cảm giữa bạn và bé trong những lần cho bé ăn. Hãy ôm bé chắc tay, nhìn thẳng vào mắt bé và dịu dàng nói chuyện với bé.
Chỉ nên cho trẻ bú sữa mẹ
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ trong mọi trường hợp. Tránh cho trẻ sơ sinh uống nước, nước ép hoặc các loại chất lỏng khác. Không cần để trẻ dưới 6 tháng tuổi làm quen với các loại chất lỏng khác vì điều này có thể ảnh hưởng đến thói quen bú sữa mẹ của bé.
Cho bé ăn theo nhu cầu
Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ bú từ 8 đến 12 lần/ngày - khoảng 2-3 giờ/lần. Khi được 2 đến 3 tháng, bé sẽ quen với chế độ ăn từ 6-8 lần/ngày. Nếu sử dụng sữa bột, bạn cần cho bé ăn ít hơn thông thường vì tiêu hóa sữa bột lâu hơn so với sữa mẹ.
Bổ sung vitamin D
Hãy tư vấn bác sỹ về việc bổ sung vitamin D cho bé. Sữa mẹ và sữa công thức không thể cung cấp đầy đủ vitamin D cần thiết giúp cơ thể bé hấp thụ can-xi và phốt-pho giúp xương chắc khỏe. Thiếu vitamin D có thể dẫn đến còi xương, mềm và yếu xương.
Theo dõi dấu hiệu ăn của trẻ
Phát hiện sớm dấu hiệu đói của trẻ như rướn người, mút và cử động của môi hoặc trẻ hờn và khóc. Càng cho bé bú sớm thì bạn đỡ mất thời gian dỗ dành bé. Tất nhiên, không phải lúc nào bé khóc cũng đều là do muốn ăn, đôi khi bé cần một chiếc tã mới, một sự thay đổi không gian hoặc một chút âu yếm.
11:21 SA 20/10/2012
Chứng tăng động, giảm chú ý ở trẻ em
Hấu hết trẻ đều có lúc trông như “hiếu động và lơ là” nhưng sự thật là sự lơ là và hiếu động là những dấu hiệu của hội chứng ADHD – rối loạn năng động, thiếu chú ý. Hội chứng chỉ xảy ra ở 1 đến 2 trẻ trong khoảng 20 trẻ dưới 12 tuổi. Trẻ bị hội chứng ADHD thường có biểu hiện thiếu tập trung, bốc đồng, hoạt động quá mức và không thể ngồi yên được. Chúng rất dễ bị xao nhãng, thường hành động 1 cách bốc đồng và gặp khó khăn trong việc tập trung khi lắng nghe hoặc theo dõi những sự kiện xảy ra quanh mình. Đồng thời chúng cũng gặp những vấn đề về giấc ngủ.
Đặc biệt khi con bạn đang chập chững biết đi, bạn có thể sẽ lo lắng khi sẽ có những biểu hiện của sự hiếu động nhưng nếu so sánh trẻ với những đứa bé khác ở cùng độ tuổi bạn sẽ nhận ra đó là biểu hiện thông thường của trẻ ở độ tuổi này. Ở vào giai đoạn từ 2 à3 tuổi trẻ thường rất hiếu động bốc đồng và thường dành thời gian cho việc tập trung rất ngắn. Tất cả trẻ đều trông có vẻ rất mau mắn và dễ bị sao nhãng. Ví dụ như khi chúng rất mệt hay rất hào hứng khi làm 1 việc gì đó đặc biệt hoặc trẻ lo đang lo lắng khi bị đặt ở 1 nơi lạ cùng những người lạ. Nhưng trẻ mắc hội chứng hiếu động thường có những biểu hiện hoạt động nhiều hơn dễ mất tập trung hơn và phấn kích hơn mức bình thường của những trẻ cùng lứa. Điều quan trong là những trẻ này trông có vẻ là không thể trật tự, im lặng được bất cứ ngày nào và thái độ của chúng sẽ tiếp diễn suốt những năm chúng đi học.
Mặc dù hầu hết với những trẻ hiếu động đều có trí tuệ bình thường, Chúng vẫn thường xuyên không biểu hiện tốt ở chương trình học. Đó là bởi chúng không thể tập trung hoặc theo dõi những chỉ dẫn ban đầu để hoàn thành bình thường. Chúng thường chậm hơn trong việc hình thành sự kìm chế tính bốc đồng và những cảm xúc của mình, Cũng như chậm hơn trong việc phát triển khả năng chú ý và tập trung. Khi ở độ tuổi thích hợp, chúng có xu hướng nói nhiều hơn, dễ bị xúc động, hay đòi hỏi, khó bảo và không tuân thủ mệnh lệnh hơn những đứa trẻ cùng tuổi. Hành vi của trẻ mắc hội chúng này thường sót lại sự không trưởng thành qua suốt thời thơ ấu và thời niên thiếu; chúng thường dẫn đến các rắc rối trong những việc mà chúng muốn làm ở nhà, ở trường và với bạn bè. Do không có được sự ủng hộ hay đối xử tử tế, trẻ bị hội chứng ADHD gặp khó khăn trong việc phát triển lòng tự trọng.
Hầu hết những trẻ bị hội chứng mất tập trung đều có các thành viên khác trong gia đình mắc căn bệnh tương tự, đó có lẽ là sự di truyền. Đôi khi triệu chứng có thể là vết tích còn sót lại của 1 căn bệnh về não hoặc sự cảm giác có hệ thống như viêm màng não, viêm não, hội chứng nhiễm độc còn của thai nhi hoặc trẻ bị đẻ non. Hầu hết trẻ bị hội chứng hiếu động thường không bị những căn bệnh nặng, tuy nhiên, hấu hết trẻ phải trải qua đau ốm để không có dấu hiệu hiếu động. Các bé trai thường có dấu hiệu mắc hội chứng ADHD nhiều hơn bé gái từ 2 à4 lần, không ai biết được nguyên nhân chính xác của sự khác biệt này.
Mặc dù đã có nhiều suy đoán rằng một số loại thực phẩm và chất phụ gia thực phẩm có liên quan đến ADHD, các nghiên cứu sâu rộng đã không chứng minh được có một sự liên quan đáng kể nào. trẻ em với những vấn đề này có xu hướng gợi ra sự tiêu cực, trừng phạt, và kiểm soát hồi đáp từ người lớn hoặc các bậc cha mẹ không thể hiểu được bản chất thật sự của tính hiếu động thái quá này. các trẻ em này, khi phải chịu sự chỉ trích nhiều, chỉ cảm thấy tiêu cực về mình.
bất kể các nguồn của sự hiếu động thái quá là gì, cách các vấn đề được nhận thức, hiểu, và giải quyết, và cách phụ huynh và giáo viên đáp ứng, có thể ảnh hưởng đến kết quả của đứa trẻ. bậc cha mẹ có cảm xúc lành mạnh và những người có kiến thức về nguyên tắc quản lý hành vi sẽ đạt được kết quả tốt nhất.
Khi nào phải gọi bác sĩ nhi khoa?
Quan sát con bạn cùng với những bé cùng độ tuổi trong khoảng một vài ngày hoặc vài tuần là cách tốt nhất để xác định nếu nó có xu hướng hiếu động thái quá. vì lý do này, những người chăm sóc cho trẻ ở trường mẫu giáo hoặc cô bảo mẫu có thể là nguồn thông tin tốt nhất của bạn. họ có thể cho bạn biết cách cư xử của bé trong một nhóm và liệu nó có hành vi nổi bật nào so với các trẻ khác ở cùng độ tuổi. Dấu hiệu cụ thể của ADHD bao gồm:
Khó khăn trong việc tập trung đến các hoạt động mà những đứa trẻ khác ở cùng độ tuổi của nó thích thú
Gặp khó khăn trong việc làm theo những chỉ dẫn dù đơn giản chỉ vì không chú ý
Bốc đồng, chẳng hạn như liên tục chạy vào đường phố mà không nhìn, dành đồ chơi của trẻ em khác, chạy qua các khu vực không được phép mà không cân nhắc hậu quả.
Những hoạt động vội vã không cần thiết, chẳng hạn như chạy và nhảy mà không có thời gian nghỉ ngơi
Những thể hiện tình cảm bất ngờ, như khóc, giận dữ la hét, đánh, hoặc thất vọng không hợp lý
Liên tục phạm lỗi vì không lắng nghe dù đã được nói "không" nhiều lần
Nếu bạn và những người khác nhận ra một vài trong những dấu hiệu cảnh báo diễn ra nhiều lần, phải tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa của bạn. các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra ADHD và sẽ xem xét cho con em để loại ra các nguyên nhân về bệnh lý, sau đó hoặc tiến hành kiểm tra thêm, hoặc giới thiệu bạn đến một bác sĩ nhi khoa hành vi phát triển, tâm lý học, hoặc bác sĩ tâm thần trẻ em cho một đánh giá chính thức hơn. nếu chuyên gia này xác định rằng con bạn mắc ADHD, các bác sĩ hay chuyên gia trị liệu có thể đề nghị một số chiến lược cụ thể cho việc quản lý hành vi của bé và có thể đề nghị bạn tìm hiểu về hệ thống các kỹ năng điều khiển hành vi của chính bạn, sử dụng liệu pháp hành vi/ đào tạo hành vi dành cho cha mẹ (xem thêm phần CÁCH ĐÁP ỨNG, dưới đây)
Việc sử dụng thuốc cũng có thể được đề nghị, tùy thuộc vào hiệu quả của các biện pháp trị liệu hành vi với bé. Trẻ ở tuổi chập chững và sắp đi học thay đổi rất nhanh, do đó những gì có vẻ như là vấn đề hành vi ở một thời điểm sẽ không còn nữa một vài tháng sau đó. Điều quan trọng là phải xem xét những hành vi diễn ra liên tục hơn sáu tháng.
Hãy ghi nhớ rằng thuốc chỉ được sử dụng trong những trường hợp nghiêm trọng, và chỉ sau khi đã thử các biện pháp kiểm soát hành vi của cha mẹ. thuốc ít khi được kê đơn cho trẻ em dưới ba tuổi. Học viện Nhi khoa Mỹ khuyên rằng trẻ em với ADHD nên có một bệnh sử toàn diện, lịch sử gia đình, và phải được khám sức khỏe trước khi bắt đầu điều trị bằng thuốc (đặc biệt, với loại gọi là thuốc "kích thích"). trong một số trường hợp, nếu bệnh sử hoặc kết quả kiểm tra thể chất đáng lo ngại, bác sĩ có thể tư vấn cho con bạn kiểm tra điện tâm đồ (một bài kiểm tra đo lường hoạt động của tim) trước khi kê đơn các loại thuốc này.
Là cha mẹ của một đứa trẻ với ADHD, bạn có thể nghe về phương pháp trị liệu "thay thế", phần nhiều vẫn chưa được chứng minh và một vài trong số đó không hiệu quả. nên Nói chuyện với bác sĩ nhi khoa của bạn trước khi cho con bạn áp dụng bất kỳ liệu pháp thay thế.
Cách phản ứng
Nếu con bạn có dấu hiệu của ADHD, có nghĩa là bé không thể điều khiển hành vi của chính mình. Trong sự vội vàng và phấn khích của mình, bé có thể dễ gặp bị tai nạn hay phá hỏng các đồ vật. để chấn chỉnh một đứa trẻ hiếu động thái quá, bạn cần phải phản ứng một cách hiệu quả và mang tính xây dựng. Nếu biện pháp của bạn có hiệu quả, kết quả là hành vi của trẻ sẽ được cải thiện. Nếu biện pháp đó mang tính xây dựng, nó sẽ giúp phát triển lòng tự trọng của trẻ và làm cho bé dễ gần hơn. Phần tiếp theo (Biện pháp Kỷ luật hiệu quả- Effective Discipline) cung cấp một số ví dụ về phản ứng có hiệu quả và mang tính xây dựng cho những vấn đề thường gặp ở trẻ em hiếu động.
Điều quan trọng là phải phản ứng ngay lập tức bất cứ khi nào con bạn cư xử không đúng mực và để đảm bảo rằng tất cả mọi người xung quanh phản ứng lại với cùng một cách. kỷ luật có nghĩa là dạy bé cách tự kiểm soát. Nếu được thực hiện có hiệu quả, bạn sẽ ít khi cần phải sử dụng các hình phạt. Không nên đánh hay tát con bạn vì điều đó không khuyến khích nó kiểm soát bản thân mà có thể góp phần tạo nên một hình ảnh tiêu cực và oán hận về phía bạn, đồng thời, cách tiếp cận này nói với nó rằng chẳng có vấn đề gì khi tấn công người khác. Thay vào đó, xác định và chỉ ra những lần con bạn có những hành vi đúng mực ("nhận ra bé đang cư xử tốt"), và học cách chủ động bỏ qua những hành vi sai nhưng không nguy hiểm; phương pháp tiếp cận này có hiệu quả trong tương lai xa. trẻ em với ADHD có thể rất khó khăn để quản lý và phụ huynh có thể cần được giúp đỡ hay huấn luyện để có thể quản lý hiệu quả các hành vi của con em mình.
bạn của bé>bạn của bé>
04:22 CH 18/10/2012
k
kutebb
Bắt chuyện
623
Điểm
·
24
Bài viết
Gửi tin nhắn
Báo cáo
Lên đầu trang
Vừng đen rang chín, xay nhuyễn nấu với nước pha thêm bột sắn dây (hoặc bột nếp) để tạo độ sánh. Tự nấu ở nhà sẽ lợi cho sức khỏe hơn là mua chè bán sẵn (vì chè ở quán được cho nhiều đường và nước cốt dừa). Món này dùng thay đổi với các loại chè đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen giúp cơ thể khỏe mạnh, bổ máu, đẹp da, thanh nhiệt.
Trong Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS Đỗ Tất Lợi thì hạt vừng chứa khoảng 40-60% dầu, 22% chất đạm, ngoài ra còn có đồng, canxi oxalat.
Dầu vừng chứa nhiều calo, chất béo no không bão hòa, axit béo omega-3 và omega-6, canxi, vitamin E, B… do đó có lợi cho tim mạch, tăng tuổi thọ. Riêng vừng đen còn được Đông y dùng như vị thuốc giúp đen tóc.
Đông y dùng dầu vừng và vừng để làm thuốc bổ, nhuận tràng và lợi sữa. Nếu sản phụ ít sữa, dùng vừng rang trộn với với ít muối, dùng ăn hàng ngày. Dầu vừng đen dùng để chữa táo bón rất hiệu quả (dùng mỗi tối trước khi đi ngủ). Món bánh tráng vừng đen ăn kèm với các món mì Quảng, chả cá… vừng vàng còn dùng để rắc vào các món gỏi măng, thịt nướng… cũng là cách có thêm sinh tố E, canxi và các loại chất béo có lợi cho cơ thể.
Trong gia đình có người cao tuổi hay mệt mỏi (khó ngủ, ăn không ngon, đau nhức xương cốt, loãng xương) nên nấu cháo vừng đen. Trước khi nấu cần rang chín vừng, xay nhuyễn. Cháo nấu chín nhừ với thịt xay, sau đó cho vừng vào trộn. Cháo vừng đen có công dụng bổ máu, giúp tai thính, mắt tinh, tăng cường sức lực…
Những người bị cholesterol cao (có nguy cơ bị xơ vữa mạch máu, tuổi thọ ngắn) nên dùng món cháo vừng nấu với khoai mỡ. Khoai mỡ chứa nhiều chất nhầy có tác dụng “khóa” cholesterol không cho nó hoạt động và buộc nó theo chất thải ra ngoài. Riêng vừng đen kích thích gan tiết mật, giảm cholesterol. Nấu cháo với khoai mỡ cho nhừ rồi trộn vừng rang chín, nghiền nhuyễn vào.
Nguyên liệu
Gạo 30g (3 muỗng canh vun)
Thịt heo nạc 30g (2 muỗng canh thịt)
Rau muống 30g (3 muỗng canh)
Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)
Cách làm:
Gạo vo sạch, cho vào nồi nước, nấu nhừ thành cháo
Thịt heo băm nhuyễn
Rau muống xắt nhuyễn.
Thịt heo xào với 1 muỗng cà phê dầu cho vào cháo, sau đó cho rau muống vào. Nấu cho chín thịt, rau nêm nếm cho vừa ăn. Cho cháo ra chén, thêm 2 muỗng cà phê dầu ăn trộn đều.
CHÁO THỊT BÍ ĐỎ (Một chén đầy cho 246 calo)
Nguyên liệu:
Gạo 30g (3 muỗng canh vun)
Thịt heo 30g (2 muỗng canh)
Bí đỏ 30g (3 muỗng canh)
Dầu ăn 10g (2 muỗng cà phê)
Hành, nước mắm...
Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)
Cách Làm:
Gạo: vo sạch, cho vào xoong, thêm nước nấu cháo
Thịt băm nhuyễn
Bí đỏ cắt hạt lựu
Bí đỏ cho vào cháo nấu mềm, phi hành với 1 muỗng cà phê dầu cho thơm, để thịt vào xào cho chín. Cho thịt vào cháo nêm vừa ăn, trút ra chén thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn.
CHÁO CÁ CÀ RỐT (Một chén đầy cho 233 calo.)
Nguyên liệu:
Gạo 30g (3 muỗng canh vun)
Cá nạc 30g (2 muỗng canh)
Cà rốt 30g (3 muỗng canh)
Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
Nước mắm, hành...
Cách làm:
Gao vo sạch, cho vào xoong thêm nước, nấu nhừ thành cháo.
Cá luộc chín, vớt ra, ướp nước mắm hành tiêu
Cà rốt cắt hạt lựu thật nhỏ
Cà rốt cho vào cháo nấu mềm
Cho cá vào nêm nhạt. Trút ra chén, cho 2 muỗng cà phê dầu ăn.
CHÁO TRỨNG CÀ CHUA (Một chén đầy cho 242 calo)
Nguyên liệu:
Gạo 30g (3 muỗng canh đầy)
Trứng 50g (1 trứng gà)
Cà chua 30g (3 muỗng canh)
Dầu 5g (1 muỗng cà phê)
Nước mắm, hành...
Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)
Cách làm:
Gạo vo sạch, cho vào xoong thêm nước, nấu nhừ thành cháo
Trứng đánh đều lòng đỏ, lòng trắng.
Cà chua: cắt hạt lựu thật nhỏ
Cháo nấu nhừ cho cà chua vào, sau đó thêm trứng, đảo đều, nêm vừa ăn, để hành vào nhắc xuống, thêm 2 muỗng cà phê dầu ăn.
CHÁO LƯƠN (Một chén đầy cho 237 calo)
Nguyên liệu:
Gạo 30g (3 muỗng canh đầy)
Thịt lươn 30g (2 muỗng canh)
Cà rốt 30g (3 muỗng canh)
Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
Nước mắm, hành...
Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)
Cách làm:
Gạo vo sạch, cho vào xoong thêm nước, nấu nhừ thành cháo
Lươn làm sạch, thả vào cháo luộc chín, vớt ra.
Cà rốt cắt hạt lựu nhỏ
Lươn đã chín, gỡ lấy nạc, ướp chút nước mắm, xào với hành phi 1 muỗng cà phê dầu.
Cà rốt cho vào cháo nấu mềm.
Cho lươn vào cháo nêm vừa ăn. Trút ra chén, có thể nêm hành răm nếu trẻ thích.
CHÁO ẾCH RAU MỒNG TƠI (Một chén đầy cho 228 calo)
Nguyên liệu:
Gạo 30g (3 muỗng canh đầy)
Thịt ếch 30g (2 muỗng canh)
Rau mồng tơi 30g (3 muỗng canh)
Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
Nước mắm, hành...
Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)
Cách làm:
Gạo vo sạch, cho vào xoong thêm nước, nấu nhừ thành cháo.
Thịt ếch bằm nhỏ
Rau mồng tơi rửa sạch cắt nhỏ
Thịt ếch xào với 1 muỗng cà phê dầu, hành
Cháo chín nhừ cho rau vào, để sôi lại cho chín rau
Cho thịt ếch vào cháo, nêm lại cho vừa ăn, múc ra chén thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn.
CHÁO GAN - CÀ CHUA (Một chén đầy cho 247 calo)
Nguyên liệu:
Gạo 30g (3 muỗng canh đầy)
Gan 30g (2 muỗng canh)
Cà chua 30g (1/2 trái nhỏ)
Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
Cách làm:
Gạo vo sạch, cho vào xoong thêm nước, nấu nhừ thành cháo.
Gan rửa sạch cắt nhỏ, ướp chút nước mắm
Cà chua bỏ hột, cắt hột lựu
Bắc chảo phi 1 muỗng cà phê dầu, hành cho thơm, để gan, cà chua vào xào qua.
Cho gan, cà chua đã chín nhừ, nêm lại vừa ăn, cho hành vào, trút ra chén thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn.
CHÁO ĐẬU HŨ RAU NGÓT (Một chén đầy cho 256 calo)
Nguyên liệu:
Gạo 30g (3 muỗng canh vun)
Đậu hũ 50g (1/2 miếng nhỏ)
Rau ngót 30g (3 muỗng canh)
Dầu 5g (1 muỗng cà phê)
Nước mắm, hành...
Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)
Cách làm:
Gạo vo sạch, cho vào xoong thêm nước, nấu nhừ thành cháo
Đậu hũ cắt hột lựu
Rau ngót cắt nhuyễn
Cho rau ngót vào cháo nấu chín rau
Để đậu hũ vào, nêm vừa ăn. Khi sôi lại, cho hành trút ra chén, thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn.
CHÁO BÍ ĐỎ ĐẬU PHỘNG (Một chén đầy cho 291 calo)
Nguyên liệu:
Gạo 30g (3 muỗng canh vun)
Đậu phộng 30g (2 muỗng canh đầy)
Bí đỏ 30g (3 muỗng canh)
Nước mắm, hành...
Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)
Cách làm:
Đậu phộng: ngâm nước nóng, bóc vỏ, giã hoặc xay nhuyễn
Gạo vo sạch nấu cháo
Bí đỏ cắt hạt lựu
Cho bí đỏ vào nấu với cháo
Cháo chín nhừ, cho đậu phộng vào nấu tiếp cho thật chín, nêm lại cho vừa ăn.
CHÁO CUA BÍ ĐỎ (Một chén cho 235 calo)
Nguyên liệu:
Gạo 30g (3 muỗng canh đầy)
Thịt cua 30g (2 muỗng canh)
Bí đỏ 30g (3 muỗng canh)
Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
Nước mắm, hành...
Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)
Cách làm:
Gạo vo sạch, nấu nhừ thành cháo
Bí đỏ cắt hạt lựu
Bí đỏ cho vào cháo nấu mềm
Phi 1 muỗng cà phê dầu hành, xào thịt cua. Cho vào cháo nêm vừa ăn, thêm hành ngò nhắc xuống. Trút ra chén thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn.
Sữa vẫn là nguồn thức ăn quan trọng nhất cho trẻ nhỏ, sữa cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và phù hợp với nhu cầu của bé. Bé cần bao nhiêu sữa mỗi ngày? Khi được 6 tháng tuổi, bé uống khoảng 1.000 ml sữa mỗi ngày. Bạn bắt đầu tập cho bé ăn dặm, chậm chậm từng chút một, bạn sẽ tăng dần lượng bột ăn dặm và giảm dần lượng sữa cho bé. Ở giai đoạn từ 6-12 tháng tuổi bé cần uống khoảng 750 ml sữa mỗi ngày.
Lần đầu tiên bé nếm hương vị thức ăn thật sự. Học ăn là cả một nghệ thuật: thức ăn, phản xạ nhai nuốt, bàn ăn, thức ăn rơi vãi... Những bữa ăn đầu tiên bạn nên sắp xếp để cả gia đình cùng quây quần xung quanh bàn ăn, khích lệ và tự hào với từng muỗng ăn của bé.
Bé có thể ăn được những thức ăn gì?
- Bột ăn dặm hay là bột nấu trong những tháng đầu tiên. Cho bé ăn từ lỏng đến đặc dần.
- Từ tháng thứ 9 bé có thể tập ăn cháo nghiền rồi chuyển sang cháo đặc.
Nên chuẩn bị thức ăn cho bé như thế nào?
- Nếu là bột ăn dặm đóng hộp: bạn nên pha chế đúng theo hướng dẫn trên bao bì.
- Nếu bạn tự nấu cho bé: phải đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất đạm, bột đường, dầu ăn và rau củ tươi các loại. Khi bắt đầu nên cho bé ăn thức ăn nhuyễn hoàn toàn, thức ăn cho bé nên xay nhuyễn cho bé dễ ăn. Đến khi bé đã ăn thuần thục thức ăn nhuyễn, bạn chuyển sang cho trẻ ăn thức ăn nghiền hay băm nhỏ để tập cho bé nhai.
Bé cần ăn bao nhiêu là đủ?
- Bé sẽ bắt đầu bằng bột lỏng, cho bé ăn trong vài ngày, khi bé đã quen với thức ăn này thì chuyển sang thức ăn khác. Nếu bé không thích thức ăn mới thì bạn có thể cho bé ăn lại thức ăn cũ, bé co thể ăn 1 loại thức ăn trong nhiều tuần hay tháng tùy theo nhu cầu và ý thích của bé.
- Từ 6-9 tháng sữa vẫn sẽ chiếm khoảng ¾ tổng lượng thức ăn bé cần mỗi ngày. Sang tháng thứ 9, bưã ăn dặm và lượng sữa sẽ bằng nhau
- Khi bé được 12 tháng: cho bé tập ăn 3 bữa chính (sáng, trưa, chiều) cùng gia đình và 3 bữa ăn phụ giữa các bữa chính và trước khi đi ngủ.
Có thể phối hợp thức ăn dặm với sữa?
- Trong suốt giai đoạn 6-12 tháng tuổi, sữa vẫn là thành phần quan trọng nhất trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé. Trộn sữa vào trong thức ăn dặm cũng là 1 cách rất có ích để bé làm quen với thức ăn đặc và các hương vị mới cũng như đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho bé.
Các loại thức ăn nào an toàn cho bé?
- Thịt: lựa chọn các loại thịt ít mỡ hay bỏ bớt mỡ. Từ tháng 6-8 nên cho bé ăn thịt gà, cá. Sau 8 tháng bé ăn được tất cả các loại thịt, khoảng 1 muỗng canh mỗi bữa.
- Bột đường: là các loại bột gạo, bột ngũ cốc.
- Rau củ: cho bé ăn tất cả các loại rau, khi bé mới bắt đầu tập ăn dặm nên tránh các loại rau củ có thể làm bé bị đầy bụng khó tiêu như các loại rau giàu nitrate (như rau diếp, củ cải đường, bắp cải, cần tây...), tháng thứ 9-10 bé có thể ăn các loại rau này nhưng hạn chế ăn chỉ ăn 1-2 lần/tuần.
- Dầu mỡ: nên cho bé ăn các loại dầu thực vật, hạn chế ăn mỡ động vật.
- Trái cây: bé có thể ăn tất cả các loại trái cây, bạn có thể bắt đầu bằng nước ép trái cây tươi pha loãng, rồi đến nước ép trái cây tươi nguyên chất, nước ép cả bã và bé có thể ăn trái cây cắt miếng nhỏ.
Trên thực tế, sẽ có những trường hợp ngoại lệ nên những thông tin này chỉ là những hướng dẫn, không nên xem đây là những nguyên tắc để áp dụng vì bạn là người biết rõ bé nhất về nhu cầu và thói quen ăn uống của bé.
Chúc bé hay ăn chóng lớn!
Nhận biết khi bé đã no
Khi bé dừng bú, ngậm chặt miệng hoặc quay đi tránh đầu vú hoặc bình sữa thì có thể là bé đã no hoặc muốn nghỉ một lát. Hãy thử vỗ về bé hoặc đợi một vài phút trước khi cho bé bú thêm hoặc ăn thêm sữa bột.
Hãy tin ở bản năng của bạn và trẻ
Bạn không nên lo lắng bé sẽ bị đói vì bé có thể nhận biết được lượng sữa giúp bé cảm thấy no. Không nên tập trung vào hàm lượng hay tần suất ăn của bé thay vào đó, hãy tạo ra sự hứng thú giữa các bữa ăn. 6 đến 8 chiếc tã ướt trong 24 giờ, sự tỉnh táo, làn da tươi sáng và tăng cân đều đặn là những dấu hiệu bé đang phát triển tốt.
Tuy nhiên, cần lưu ý các dấu hiệu ăn kém của bé và tư vấn bác sĩ nếu bé có những biểu hiện sau:
- Không tăng cân
- Bé đi tiểu dưới 6-8 lần/ngày
- Có sự thay đổi về tần suất đi đại tiện
- Có biểu hiện chán ăn
Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho bé
Bác sĩ sẽ kiểm tra cân nặng và theo dõi thể trạng từ 3-5 ngày sau khi bạn và bé xuất viện. Hãy duy trì các đợt kiểm tra sức khỏe tiếp theo để bạn và bác sĩ có thể theo dõi sự phát triển của bé.
Mỗi lần cho bé ăn là một cơ hội để tăng sự gắn bó giữa bạn và bé
Đối với trẻ sơ sinh, việc cho ăn không chỉ là hoạt động dinh dưỡng mà còn là một hoạt động xã hội. Sự tăng trưởng và phát triển của bé một phần phụ thuộc vào sự gắn kết tình cảm giữa bạn và bé trong những lần cho bé ăn. Hãy ôm bé chắc tay, nhìn thẳng vào mắt bé và dịu dàng nói chuyện với bé.
Chỉ nên cho trẻ bú sữa mẹ
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ trong mọi trường hợp. Tránh cho trẻ sơ sinh uống nước, nước ép hoặc các loại chất lỏng khác. Không cần để trẻ dưới 6 tháng tuổi làm quen với các loại chất lỏng khác vì điều này có thể ảnh hưởng đến thói quen bú sữa mẹ của bé.
Cho bé ăn theo nhu cầu
Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ bú từ 8 đến 12 lần/ngày - khoảng 2-3 giờ/lần. Khi được 2 đến 3 tháng, bé sẽ quen với chế độ ăn từ 6-8 lần/ngày. Nếu sử dụng sữa bột, bạn cần cho bé ăn ít hơn thông thường vì tiêu hóa sữa bột lâu hơn so với sữa mẹ.
Bổ sung vitamin D
Hãy tư vấn bác sỹ về việc bổ sung vitamin D cho bé. Sữa mẹ và sữa công thức không thể cung cấp đầy đủ vitamin D cần thiết giúp cơ thể bé hấp thụ can-xi và phốt-pho giúp xương chắc khỏe. Thiếu vitamin D có thể dẫn đến còi xương, mềm và yếu xương.
Theo dõi dấu hiệu ăn của trẻ
Phát hiện sớm dấu hiệu đói của trẻ như rướn người, mút và cử động của môi hoặc trẻ hờn và khóc. Càng cho bé bú sớm thì bạn đỡ mất thời gian dỗ dành bé. Tất nhiên, không phải lúc nào bé khóc cũng đều là do muốn ăn, đôi khi bé cần một chiếc tã mới, một sự thay đổi không gian hoặc một chút âu yếm.
Đặc biệt khi con bạn đang chập chững biết đi, bạn có thể sẽ lo lắng khi sẽ có những biểu hiện của sự hiếu động nhưng nếu so sánh trẻ với những đứa bé khác ở cùng độ tuổi bạn sẽ nhận ra đó là biểu hiện thông thường của trẻ ở độ tuổi này. Ở vào giai đoạn từ 2 à3 tuổi trẻ thường rất hiếu động bốc đồng và thường dành thời gian cho việc tập trung rất ngắn. Tất cả trẻ đều trông có vẻ rất mau mắn và dễ bị sao nhãng. Ví dụ như khi chúng rất mệt hay rất hào hứng khi làm 1 việc gì đó đặc biệt hoặc trẻ lo đang lo lắng khi bị đặt ở 1 nơi lạ cùng những người lạ. Nhưng trẻ mắc hội chứng hiếu động thường có những biểu hiện hoạt động nhiều hơn dễ mất tập trung hơn và phấn kích hơn mức bình thường của những trẻ cùng lứa. Điều quan trong là những trẻ này trông có vẻ là không thể trật tự, im lặng được bất cứ ngày nào và thái độ của chúng sẽ tiếp diễn suốt những năm chúng đi học.
Mặc dù hầu hết với những trẻ hiếu động đều có trí tuệ bình thường, Chúng vẫn thường xuyên không biểu hiện tốt ở chương trình học. Đó là bởi chúng không thể tập trung hoặc theo dõi những chỉ dẫn ban đầu để hoàn thành bình thường. Chúng thường chậm hơn trong việc hình thành sự kìm chế tính bốc đồng và những cảm xúc của mình, Cũng như chậm hơn trong việc phát triển khả năng chú ý và tập trung. Khi ở độ tuổi thích hợp, chúng có xu hướng nói nhiều hơn, dễ bị xúc động, hay đòi hỏi, khó bảo và không tuân thủ mệnh lệnh hơn những đứa trẻ cùng tuổi. Hành vi của trẻ mắc hội chúng này thường sót lại sự không trưởng thành qua suốt thời thơ ấu và thời niên thiếu; chúng thường dẫn đến các rắc rối trong những việc mà chúng muốn làm ở nhà, ở trường và với bạn bè. Do không có được sự ủng hộ hay đối xử tử tế, trẻ bị hội chứng ADHD gặp khó khăn trong việc phát triển lòng tự trọng.
Hầu hết những trẻ bị hội chứng mất tập trung đều có các thành viên khác trong gia đình mắc căn bệnh tương tự, đó có lẽ là sự di truyền. Đôi khi triệu chứng có thể là vết tích còn sót lại của 1 căn bệnh về não hoặc sự cảm giác có hệ thống như viêm màng não, viêm não, hội chứng nhiễm độc còn của thai nhi hoặc trẻ bị đẻ non. Hầu hết trẻ bị hội chứng hiếu động thường không bị những căn bệnh nặng, tuy nhiên, hấu hết trẻ phải trải qua đau ốm để không có dấu hiệu hiếu động. Các bé trai thường có dấu hiệu mắc hội chứng ADHD nhiều hơn bé gái từ 2 à4 lần, không ai biết được nguyên nhân chính xác của sự khác biệt này.
Mặc dù đã có nhiều suy đoán rằng một số loại thực phẩm và chất phụ gia thực phẩm có liên quan đến ADHD, các nghiên cứu sâu rộng đã không chứng minh được có một sự liên quan đáng kể nào. trẻ em với những vấn đề này có xu hướng gợi ra sự tiêu cực, trừng phạt, và kiểm soát hồi đáp từ người lớn hoặc các bậc cha mẹ không thể hiểu được bản chất thật sự của tính hiếu động thái quá này. các trẻ em này, khi phải chịu sự chỉ trích nhiều, chỉ cảm thấy tiêu cực về mình.
bất kể các nguồn của sự hiếu động thái quá là gì, cách các vấn đề được nhận thức, hiểu, và giải quyết, và cách phụ huynh và giáo viên đáp ứng, có thể ảnh hưởng đến kết quả của đứa trẻ. bậc cha mẹ có cảm xúc lành mạnh và những người có kiến thức về nguyên tắc quản lý hành vi sẽ đạt được kết quả tốt nhất.
Khi nào phải gọi bác sĩ nhi khoa?
Quan sát con bạn cùng với những bé cùng độ tuổi trong khoảng một vài ngày hoặc vài tuần là cách tốt nhất để xác định nếu nó có xu hướng hiếu động thái quá. vì lý do này, những người chăm sóc cho trẻ ở trường mẫu giáo hoặc cô bảo mẫu có thể là nguồn thông tin tốt nhất của bạn. họ có thể cho bạn biết cách cư xử của bé trong một nhóm và liệu nó có hành vi nổi bật nào so với các trẻ khác ở cùng độ tuổi. Dấu hiệu cụ thể của ADHD bao gồm:
Khó khăn trong việc tập trung đến các hoạt động mà những đứa trẻ khác ở cùng độ tuổi của nó thích thú
Gặp khó khăn trong việc làm theo những chỉ dẫn dù đơn giản chỉ vì không chú ý
Bốc đồng, chẳng hạn như liên tục chạy vào đường phố mà không nhìn, dành đồ chơi của trẻ em khác, chạy qua các khu vực không được phép mà không cân nhắc hậu quả.
Những hoạt động vội vã không cần thiết, chẳng hạn như chạy và nhảy mà không có thời gian nghỉ ngơi
Những thể hiện tình cảm bất ngờ, như khóc, giận dữ la hét, đánh, hoặc thất vọng không hợp lý
Liên tục phạm lỗi vì không lắng nghe dù đã được nói "không" nhiều lần
Nếu bạn và những người khác nhận ra một vài trong những dấu hiệu cảnh báo diễn ra nhiều lần, phải tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa của bạn. các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra ADHD và sẽ xem xét cho con em để loại ra các nguyên nhân về bệnh lý, sau đó hoặc tiến hành kiểm tra thêm, hoặc giới thiệu bạn đến một bác sĩ nhi khoa hành vi phát triển, tâm lý học, hoặc bác sĩ tâm thần trẻ em cho một đánh giá chính thức hơn. nếu chuyên gia này xác định rằng con bạn mắc ADHD, các bác sĩ hay chuyên gia trị liệu có thể đề nghị một số chiến lược cụ thể cho việc quản lý hành vi của bé và có thể đề nghị bạn tìm hiểu về hệ thống các kỹ năng điều khiển hành vi của chính bạn, sử dụng liệu pháp hành vi/ đào tạo hành vi dành cho cha mẹ (xem thêm phần CÁCH ĐÁP ỨNG, dưới đây)
Việc sử dụng thuốc cũng có thể được đề nghị, tùy thuộc vào hiệu quả của các biện pháp trị liệu hành vi với bé. Trẻ ở tuổi chập chững và sắp đi học thay đổi rất nhanh, do đó những gì có vẻ như là vấn đề hành vi ở một thời điểm sẽ không còn nữa một vài tháng sau đó. Điều quan trọng là phải xem xét những hành vi diễn ra liên tục hơn sáu tháng.
Hãy ghi nhớ rằng thuốc chỉ được sử dụng trong những trường hợp nghiêm trọng, và chỉ sau khi đã thử các biện pháp kiểm soát hành vi của cha mẹ. thuốc ít khi được kê đơn cho trẻ em dưới ba tuổi. Học viện Nhi khoa Mỹ khuyên rằng trẻ em với ADHD nên có một bệnh sử toàn diện, lịch sử gia đình, và phải được khám sức khỏe trước khi bắt đầu điều trị bằng thuốc (đặc biệt, với loại gọi là thuốc "kích thích"). trong một số trường hợp, nếu bệnh sử hoặc kết quả kiểm tra thể chất đáng lo ngại, bác sĩ có thể tư vấn cho con bạn kiểm tra điện tâm đồ (một bài kiểm tra đo lường hoạt động của tim) trước khi kê đơn các loại thuốc này.
Là cha mẹ của một đứa trẻ với ADHD, bạn có thể nghe về phương pháp trị liệu "thay thế", phần nhiều vẫn chưa được chứng minh và một vài trong số đó không hiệu quả. nên Nói chuyện với bác sĩ nhi khoa của bạn trước khi cho con bạn áp dụng bất kỳ liệu pháp thay thế.
Cách phản ứng
Nếu con bạn có dấu hiệu của ADHD, có nghĩa là bé không thể điều khiển hành vi của chính mình. Trong sự vội vàng và phấn khích của mình, bé có thể dễ gặp bị tai nạn hay phá hỏng các đồ vật. để chấn chỉnh một đứa trẻ hiếu động thái quá, bạn cần phải phản ứng một cách hiệu quả và mang tính xây dựng. Nếu biện pháp của bạn có hiệu quả, kết quả là hành vi của trẻ sẽ được cải thiện. Nếu biện pháp đó mang tính xây dựng, nó sẽ giúp phát triển lòng tự trọng của trẻ và làm cho bé dễ gần hơn. Phần tiếp theo (Biện pháp Kỷ luật hiệu quả- Effective Discipline) cung cấp một số ví dụ về phản ứng có hiệu quả và mang tính xây dựng cho những vấn đề thường gặp ở trẻ em hiếu động.
Điều quan trọng là phải phản ứng ngay lập tức bất cứ khi nào con bạn cư xử không đúng mực và để đảm bảo rằng tất cả mọi người xung quanh phản ứng lại với cùng một cách. kỷ luật có nghĩa là dạy bé cách tự kiểm soát. Nếu được thực hiện có hiệu quả, bạn sẽ ít khi cần phải sử dụng các hình phạt. Không nên đánh hay tát con bạn vì điều đó không khuyến khích nó kiểm soát bản thân mà có thể góp phần tạo nên một hình ảnh tiêu cực và oán hận về phía bạn, đồng thời, cách tiếp cận này nói với nó rằng chẳng có vấn đề gì khi tấn công người khác. Thay vào đó, xác định và chỉ ra những lần con bạn có những hành vi đúng mực ("nhận ra bé đang cư xử tốt"), và học cách chủ động bỏ qua những hành vi sai nhưng không nguy hiểm; phương pháp tiếp cận này có hiệu quả trong tương lai xa. trẻ em với ADHD có thể rất khó khăn để quản lý và phụ huynh có thể cần được giúp đỡ hay huấn luyện để có thể quản lý hiệu quả các hành vi của con em mình.
bạn của bé>bạn của bé>