Thịnh hành
Cộng đồng
Thông báo
Đánh dấu đã đọc
Loading...
Đăng nhập
Đăng nhập
Tạo tài khoản
Đăng nhập qua Facebook
Đăng nhập qua Google
Bài viết
Cộng đồng
Bình luận
Bài viết sưu tầm về dinh dưỡng
Sau khi sinh bé được một vài tuần, rất nhiều bà mẹ đã có thể nắm được lịch thức giấc cũng như thời gian cần cho bé bú vào ban đêm. Nhưng không phải người mẹ nào cũng hiểu biết rõ về việc bú đêm của trẻ, nhấ
t là những phụ nữ có con đầu lòng.
1. Dinh dưỡng cho em bé bú sữa mẹ
Sữa mẹ là thức ăn bổ dưỡng, thơm ngon và có thể đáp ứng vào bất kỳ lúc nào trong ngày cho bé sơ sinh dưới 12 tháng tuổi (đặc biệt là trong 6 tháng đầu đời). Khi bé bú sữa mẹ, bé sẽ không phải ăn thêm bất kỳ thứ gì nữa. Khi trẻ còn nhỏ, mỗi lần bú mẹ, bé chỉ bú với 1 lượng sữa vừa phải, nhưng những lần bú của bé cần phải thường xuyên, vì sữa mẹ rất dễ tiêu hóa với dạ dày non nớt của bé.
2. Bé chỉ bú ngày là không đủ
Đúng. Vì dạ dày của bé còn nhỏ, nên mỗi lần bú, bé chỉ bí được 1 lượng sữa nhất định , vậy nên việc bé thức giấc và đòi bú vào đêm là việc không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của bé. Thêm vào đó, ban đêm bé khát nước và bé sẽ giải khát bằng những ngụm sữa loãng còn gọi là sữa “đầu”.
3. Lượng sữa của mẹ phụ thuộc vào lượng prolactin trong máu
Đúng. Khi bé bú mẹ, việc mút sữa của bé tác động vào các đầu dây thần kinh vú. Các tín hiệu từ đó tới tuyến yên, nơi tổng hợp chất kích thích sữa tự nhiên vô cùng quan trọng prolactin (PRL). Hoóc-môn này đạt được sự tích tụ cao nhất vào buổi tối. Vì vậy, việc cho bé bú mẹ vào ban đêm góp phần tạo sữa mẹ với dung lượng cần thiết cho bé. Bạn đừng ngại khi phải thức giấc và cho bé bú 2 – 3 lần trong quãng từ 3 đến 8 giờ sáng nhé.
4. Bé chỉ đòi bú đêm trong mấy tháng đầu đời
Đúng. Việc bé đòi bú vào ban đêm chỉ diễn ra trong khoảng 6 tháng đầu đời của trẻ. Sau 6 tháng tuổi sinh lý cơ thể trẻ thay đổi nên không còn cần thiết phải cho bú về đêm. Nếu sau 6 tháng tuổi bé vẫn còn đòi bú đêm, bạn cần tập cho bé cai dần, nếu không bé sẽ còn thức đêm đòi bú khá lâu sau nữa, và việc này cũng làm ảnh hưởng tới sức khỏe và giấc ngủ của mẹ.
Khi trẻ bước dần sang tháng thứ 2, 3 trở đi nên từ từ “rèn” cho bé thói quen ban ngày là thời gian thức và chơi, còn ban đêm là thời gian ngủ. Những lúc bé bú đêm cần bật đèn có độ sáng yếu, không nói chuyện và đừng chơi với bé. Bạn cho bé bú no, rồi cho bé tiếp tục ngủ.
5. Bé có thể ngủ trong lúc đang bú
Đúng. Nếu bé thiếp đi khi đang bú. Bạn chờ một chút cho bé tự thả núm vú, rồi mới nhẹ nhàng đặt bé vào nôi.
6. Nếu bé cần bú bình
Nếu người mẹ không có đủ sữa, bé cần được bổ sung thêm sữa ngoài để đảm bảo bé được đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển tốt nhất. Và bé bú sữa bình cũng cần bú đêm giống như bé bú sữa mẹ để đảm bảo cho sự phát triển của trẻ.
7. Thời gian giữa những lần cho bú có thể lâu hơn nhờ cho bé bú no bữa tối
Sai. 6 tháng đầu đời nên nuôi trẻ bằng sữa mẹ hoàn toàn. Giai đoạn này không thể nào cho bé bú nhiều hơn bé có thể. Khi lớn hơn một chút, bé bắt đầu dần dần được ăn dặm thêm. Lúc này các bác sĩ có thể khuyên ban ngày cho bé ăn thức ăn đặc, chiều tối cho bé khẩu phần nhẹ và lỏng hơn.
Việc bạn cho bé ăn tối thật no để đêm ít thức dậy là việc không nên và không được khuyến khích làm với trẻ. Thức ăn như cháo chẳng hạn buổi tối sẽ khó tiêu hơn. Bé được cho ăn như vậy sẽ hay quấy và khó ngủ.
8. Bé tỉnh giấc ban đêm vì đói
Sai. Thực tế, những cơn đau bụng (thường vào 3 tháng đầu sau sinh) hoặc khó chịu vì tã ướt có thể đánh thức bé. Răng nhú cũng có thể làm giấc ngủ của bé không yên. Đôi khi trẻ thức dậy vì trong phòng quá nóng.
9. Nên pha sữa mới cho mỗi lần bú
Đúng. Nếu trong lần bú trước, bé không bú hết sữa trong bình thì bạn cũng đừng nên tiếc mà để lại. Hãy rửa sạch và thanh trùng bình sữa sau khi dùng để phục vụ cho những lần bú sau của bé. Để sữa lâu trong bình sẽ là điều kiện và môi trường thuận lợi để các vi khuẩn sản sinh. Điều này đặc biệt không tốt cho trẻ sơ sinh.
Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!
07:34 CH 03/04/2014
Bài viết sưu tầm về dinh dưỡng
Món ăn cần thiết cho phụ nữ sau sinh
Mít non, đu đủ, quả sung non, giá đậu xanh… là thực phẩm có ích cho phụ nữ sau khi sinh bị thiếu sữa. Canh cá diếc tốt cho người sau sinh tiêu hóa kém, phù thũng, mệt mỏi.
Phụ nữ sau khi sinh cần ăn u
ống đúng cáchđể mau chóng phục hồi sức lực, có đủ sữa cho con bú.
Một số món ăn có ích cho phụ nữ sau khi sinh thường dùng:
- Quả sung non (hoặc quả vả) 150 g, nấu cháo gạo nếp 100 g + vừng (mè) 50 g. Nêm nếm gia vị vừa ăn. Dùng ăn vào lúc đói bụng.
- Thịt heo nạc 150 g, nấu cháo với gạo nếp 100 g + hạt sen 50 g + mít non 100 g. Nêm nếm gia vị vừa ăn. Dùng ăn vào lúc đói bụng.
- Thịt heo nạc 150 g, nấu canh với đu đủ non 100 g + giá đậu xanh 150 g. Nêm nếm gia vị vừa ăn. Dùng ăn trong bữa cơm.
- Thịt heo nạc 200 g, nấu canh với mít non 150 g. Nêm nếm gia vị vừa ăn. Dùng ăn vào lúc đói bụng.
- Cháo móng giò heo, gạo nếp: Móng giò heo 250 g, nấu cháo với gạo nếp 100 g + mít non 100 g + đu đủ non 100 g. Nêm nếm gia vị vừa ăn. Dùng ăn vào lúc đói bụng.
- Cháo cá mực, gạo nếp: Cá mực 150 g, nấu cháo với gạo nếp 100 g + đu đủ non 100 g + ít lát gừng. Nêm nếm gia vị vừa ăn. Dùng ăn vào lúc đói bụng.
Một số món ăn giúp nhanh chóng bồi bổ sức khỏe
Phụ nữ sau khi sinh khí huyết hư tổn, thân thể suy nhược, ăn ít, suy nhược thần kinh, người mệt mỏi:
- Cháo cá diếc: Cá diếc bạc 250 g, gạo nếp 60 g.
Cá làm sạch, bỏ vảy và nội tạng rồi cho cá vào túi vải, bỏ vào nồi cùng gạo nếp và lượng nước thích hợp để nấu thành cháo. Nêm gia vị vừa ăn. Dùng ăn nóng vào lúc đói bụng.
Cá diếc bạc có vị ngọt tính ôn, tác dụng ích khí kiện tỳ, lợi tiểu tiêu thũng, tạo sữa. Đâylà thực phẩm bổ dưỡng cho phụ nữ sau khi sinh bị thiếu sữa, người bệnh lâu ngày cơ thể hư nhược, khí huyết suy hư. Có thể dùng để chữa trị chứng vô lực thiếu sức, ăn ít do tỳ vị hư nhược gây ra và chứng phù thũng.
Phụ nữ sau khi sinh khí huyết bất túc, thiếu sữa:
- Canh cá diếc: Cá diếc bạc 250 g, nấu canh ăn trong bữa cơm. Món canh này có thể làm tăng sữa.
Nếu nấu với móng giò heo 200 g thì càng tốt, ăn cái uống canh. Mỗi ngày ăn một lần, ăn khoảng 2-3 ngày thì thấy công hiệu.
Phụ nữ sau khi sinh, cơ thể hư nhược, dinh dưỡng kém, phù thũng:
- Canh cá diếc đậu đỏ: Cá diếc bạc một con 200 g, đậu đỏ 50 g, vỏ bí đao 25 g.
Cá làm sạch, bỏ vảy và nội tạng rồi cho vào nồi cùng với đậu đỏ và vỏ bí đao để nấu thành canh, không nêm muối. Dùng ăn vào lúc đói bụng.
Phụ nữ sau khi sinh, ăn uống không ngon và tiêu hóa không tốt do tỳ vị hư nhược gây ra:
- Cá diếc hấp hành: Cá diếc bạc một con 250 g, hành tím 3 củ.
Cá làm sạch, bỏ vảy và nội tạng. Hành tím băm nhỏ, cho vào bụng cá, cho thêm tiêu hột, trần bì, gừng tươi cùng ít muối, nước mắm vào. Hấp chín để ăn trong bữa cơm.
Bổ khí huyết sau khi sinh, trị thiếu sữa:
- Canh cá chép: Cá chép 1 con 250 g, nấu canh nhạt để ăn thịt và uống nước canh.
Nếu không thấy hiệu quả, có thể thêm đương quy 12 g, thông thảo 6 g vào nấu chung. Nếu cho thêm giò móng heo vào thì hiệu quả càng tốt hơn.
Cá chép: Có vị ngọt tính bình, tác dụng bổ tì kiện vị, hạ khí thông sữa, lợi tiểu tiêu thũng, thích hợp cho những người tì vị hư nhược, phù thũng, tiểu tiện khó, sản phụ thiếu sữa và chứng ho.
Sau khi bệnh hoặc sau khi sinh, tỳ vị hư nhược, ăn ít, người yếu:
- Canh cá chép, sa nhân: Lấy cá chép 250 g, sa nhân, tiểu hồi hương, một ít muối, cho nước vào nấu thành canh. Có thể kiện tỳ khai vị, tăng sự thèm ăn.
- Cá quả 250 g, nấu cháo với gạo nếp 100 g + mít non 100 g + ít lát gừng. Nêm nếm gia vị vừa ăn. Dùng ăn vào lúc đói bụng.
Cá quả hay còn gọi là cá tràu, cá lóc, có vị ngọt tính hàn, tác dụng bổ tỳ ích vị, lợi tiểu tiêu thũng, thanh nhiệt, khử phong. Thích hợp với trường hợp sản phụ sau khi sinh bị suy nhược, thiếu sữa, những người bị phù thũng, tê thấp, tiểu tiện không thông lợi.
Sản phụ thiếu sữa và người cơ thể hư nhược sau khi phẫu thuật:
- Cá quả (cá lóc) một con khoảng 250 g, gia vị các loại.
Cá làm sạch, bỏ vảy và nội tạng, nấu canh vừa ăn. Dùng ăn trong bữa cơm. Ăn liên tục 2-3 ngày.
- Cá rô kho tiêu:
Cá rô 300 g, thịt heo ba rọi 200 g, hành lá, rau răm, dầu ăn, nước mắm, muối, tiêu, ớt, đường.
Cá rô đánh vảy, chặt vảy, móc mang, bỏ ruột, rửa sạch, để ráo. Thịt heo ba rọi rửa sạch, cắt miếng nhỏ. Hành lá, rau răm rửa sạch, hành lá cắt thành khúc ngắn, rau răm ngắt lấy lá. Ớt rửa sạch, giã dập.
Dùng nồi đất để kho cá, xếp vào nồi cứ một lớp cá, một lớp thịt, một lớp rau răm. Nêm nước mắm, muối, đường, dầu ăn, nước màu. Ướp cá khoảng 1 giờ cho thấm.
Đặt nồi lên bếp, kho lửa lớn khoảng 5 phút, sau đó để lửa riu riu cho đến khi cạn nước, cá chắc, thịt mềm, cho hành lá và ớt giã vào.
Món này rất tốt cho người cao tuổi, sức khỏe yếu, ăn uống không tiêu, phụ nữ sau khi sinh, khí huyết kém.Thịt cá rô có vị ngọt, tình bình, tác dụng bổ khí huyết, ích tỳ vị. Thích hợp với các trường hợp phụ nữ sau khi sinh khí huyết suy yếu, thiếu sữa, những người bị hư lao, đi cầu ra máu, ăn uống không tiêu, người cao tuổi, sức khỏe yếu.
- Một số loại rau quả có tác dụng lợi sữa như mít non, lá mít non, đu đủ non, quả sung non, giá đậu xanh… được dân gian sử dụng có hiệu quả từ lâu đời.
01:30 CH 28/03/2014
Bài viết sưu tầm về dinh dưỡng
5 NHÓM THỰC PHẨM "GIẾT CHẾT" SỰ SÁNG TẠO VÀ THÔNG MINH CỦA TRẺ
-Các mẹ lưu ý khi cho trẻ ăn nha-
Dưới đây là danh sách 5 nhóm thực phẩm mà các mẹ nên hạn chế cho con ăn để bảo vệ sự sáng tạo và thông minh của con.
Khi nói đến dinh dưỡng
, ai cũng biết rằng có những siêu thực phẩm giúp trẻ thông minh, tránh thừa cân, kích thích chức năng nhận thức của não bộ, tăng cường trí nhớ... Mặt khác, cũng có một số thực phẩm được cho là có ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của bộ não của trẻ, ví dụ như không giúp trẻ phát huy được tính sáng tạo, nói cách khác là làm giảm trí thông minh của trẻ.
Các chuyên gia thực phẩm hàng đầu cho rằng trẻ em nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm đó để giảm thiểu tác hại tiêu cực của chúng. Dưới đây là danh sách 5 nhóm thực phẩm mà các mẹ nên hạn chế cho con ăn để bảo vệ sự thông minh và sáng tạo của con.
1. Thực phẩm ăn vặt
Một nghiên cứu gần đây được thực hiện tại Đại học Montreal (Mỹ) đã tiết lộ rằng đồ ăn vặt có thể làm thay đổi các hóa chất trong não, dẫn đến các triệu chứng liên quan đến lo âu, hồi hộp. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm ăn vặt có nhiều chất béo cũng có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất dopamine, một hóa chất quan trọng nhằm thúc đẩy cảm giác hạnh phúc, hỗ trợ chức năng nhận thức, năng lực học tập, sự tỉnh táo và khả năng ghi nhớ.
Chính vì vậy, trẻ em càng không nên ăn các món ăn vặt có chứa quá nhiều chất béo.
2. Thực phẩm nhiều đường
Không chỉ trẻ con, ngay cả người lớn nếu tiêu thụ các loai thực phẩm chứa nhiều đường về lâu dài có thể sẽ gây ra các vấn đề về thần kinh, và nó cũng có thể can thiệp vào bộ nhớ của con người. Mặt khác, đường cũng có thể cản trở khả năng tìm hiểu, phán đoán, sáng tạo của những trẻ đang trong độ tuổi khám phá, học hỏi.
Đây là lý do tại sao các mẹ nên tránh cho con ăn quá nhiều các loại thực phẩm như bánh kẹo có chứa xi-rô ngô hay chất fructose.
3. Thực phẩm chiên hoặc chế biến sẵn
Hầu như tất cả các thực phẩm chế biến sẵn đều có có chứa hóa chất, thuốc nhuộm, chất phụ gia, hương vị nhân tạo, chất bảo quản... và các chất này hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến hành vi và chức năng nhận thức ở cả người lớn và trẻ em do hóa chất gây ra.
Các loại thực phẩm chiên hoặc chế biến sẵn nếu được tiêu thụ quá mức sẽ từ từ phá hủy các tế bào thần kinh nằm trong não. Điều này đặc biệt nguy hại cho trẻ em vì não trẻ luôn trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển để cung cấp cho trẻ những tư duy và kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.
4. Thực phẩm quá mặn
Ai cũng biết rằng ăn mặn ảnh hưởng đến huyết áp và gây cản trở cho sức khỏe của tim mạch. Tuy nhiên, ít ai nào biết rằng, thực phẩm có chứa một lượng muối (natri) lớn có thể ảnh hưởng đến chức năng nhận thức của não và làm giảm khả năng suy nghĩ của con người. Nói cách khác, thức ăn mặn ảnh hưởng đến trí thông minh của con người!
Trẻ em là đối tượng cần bổ sung những thực phẩm bổ não nhất để. Chính vì vậy, ngay từ khi con còn nhỏ, cha mẹ đừng tạo cho con thói quen ăn mặn để tránh hại não của con.
5. Thực phẩm chứa chất ngọt nhân tạo
Nhiều cha mẹ vô tình cho con ăn phải những đồ ăn, thực phẩm có chứa chất ngọt nhân tạo mà không hề biết rằng, chất ngọt này sẽ hủy hoại sức khỏe não bộ của con rất nhiều.
Đúng là chất ngọt nhân tạo chứa calo ít hơn, thực sự chúng lại có thể gây hại nhiều hơn có lợi! Nếu tiêu thụ trong một thời gian dài, chất ngọt nhân tạo này có thể gây tổn thương não và ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, làm giảm sự nhạy bén, tinh tế và sáng tạo trong suy nghĩ và tư duy của trẻ.
06:35 CH 26/03/2014
c
caphexinghiep2
Bắt chuyện
506
Điểm
·
30
Bài viết
Gửi tin nhắn
Báo cáo
Lên đầu trang
1. Dinh dưỡng cho em bé bú sữa mẹ
Sữa mẹ là thức ăn bổ dưỡng, thơm ngon và có thể đáp ứng vào bất kỳ lúc nào trong ngày cho bé sơ sinh dưới 12 tháng tuổi (đặc biệt là trong 6 tháng đầu đời). Khi bé bú sữa mẹ, bé sẽ không phải ăn thêm bất kỳ thứ gì nữa. Khi trẻ còn nhỏ, mỗi lần bú mẹ, bé chỉ bú với 1 lượng sữa vừa phải, nhưng những lần bú của bé cần phải thường xuyên, vì sữa mẹ rất dễ tiêu hóa với dạ dày non nớt của bé.
2. Bé chỉ bú ngày là không đủ
Đúng. Vì dạ dày của bé còn nhỏ, nên mỗi lần bú, bé chỉ bí được 1 lượng sữa nhất định , vậy nên việc bé thức giấc và đòi bú vào đêm là việc không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của bé. Thêm vào đó, ban đêm bé khát nước và bé sẽ giải khát bằng những ngụm sữa loãng còn gọi là sữa “đầu”.
3. Lượng sữa của mẹ phụ thuộc vào lượng prolactin trong máu
Đúng. Khi bé bú mẹ, việc mút sữa của bé tác động vào các đầu dây thần kinh vú. Các tín hiệu từ đó tới tuyến yên, nơi tổng hợp chất kích thích sữa tự nhiên vô cùng quan trọng prolactin (PRL). Hoóc-môn này đạt được sự tích tụ cao nhất vào buổi tối. Vì vậy, việc cho bé bú mẹ vào ban đêm góp phần tạo sữa mẹ với dung lượng cần thiết cho bé. Bạn đừng ngại khi phải thức giấc và cho bé bú 2 – 3 lần trong quãng từ 3 đến 8 giờ sáng nhé.
4. Bé chỉ đòi bú đêm trong mấy tháng đầu đời
Đúng. Việc bé đòi bú vào ban đêm chỉ diễn ra trong khoảng 6 tháng đầu đời của trẻ. Sau 6 tháng tuổi sinh lý cơ thể trẻ thay đổi nên không còn cần thiết phải cho bú về đêm. Nếu sau 6 tháng tuổi bé vẫn còn đòi bú đêm, bạn cần tập cho bé cai dần, nếu không bé sẽ còn thức đêm đòi bú khá lâu sau nữa, và việc này cũng làm ảnh hưởng tới sức khỏe và giấc ngủ của mẹ.
Khi trẻ bước dần sang tháng thứ 2, 3 trở đi nên từ từ “rèn” cho bé thói quen ban ngày là thời gian thức và chơi, còn ban đêm là thời gian ngủ. Những lúc bé bú đêm cần bật đèn có độ sáng yếu, không nói chuyện và đừng chơi với bé. Bạn cho bé bú no, rồi cho bé tiếp tục ngủ.
5. Bé có thể ngủ trong lúc đang bú
Đúng. Nếu bé thiếp đi khi đang bú. Bạn chờ một chút cho bé tự thả núm vú, rồi mới nhẹ nhàng đặt bé vào nôi.
6. Nếu bé cần bú bình
Nếu người mẹ không có đủ sữa, bé cần được bổ sung thêm sữa ngoài để đảm bảo bé được đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển tốt nhất. Và bé bú sữa bình cũng cần bú đêm giống như bé bú sữa mẹ để đảm bảo cho sự phát triển của trẻ.
7. Thời gian giữa những lần cho bú có thể lâu hơn nhờ cho bé bú no bữa tối
Sai. 6 tháng đầu đời nên nuôi trẻ bằng sữa mẹ hoàn toàn. Giai đoạn này không thể nào cho bé bú nhiều hơn bé có thể. Khi lớn hơn một chút, bé bắt đầu dần dần được ăn dặm thêm. Lúc này các bác sĩ có thể khuyên ban ngày cho bé ăn thức ăn đặc, chiều tối cho bé khẩu phần nhẹ và lỏng hơn.
Việc bạn cho bé ăn tối thật no để đêm ít thức dậy là việc không nên và không được khuyến khích làm với trẻ. Thức ăn như cháo chẳng hạn buổi tối sẽ khó tiêu hơn. Bé được cho ăn như vậy sẽ hay quấy và khó ngủ.
8. Bé tỉnh giấc ban đêm vì đói
Sai. Thực tế, những cơn đau bụng (thường vào 3 tháng đầu sau sinh) hoặc khó chịu vì tã ướt có thể đánh thức bé. Răng nhú cũng có thể làm giấc ngủ của bé không yên. Đôi khi trẻ thức dậy vì trong phòng quá nóng.
9. Nên pha sữa mới cho mỗi lần bú
Đúng. Nếu trong lần bú trước, bé không bú hết sữa trong bình thì bạn cũng đừng nên tiếc mà để lại. Hãy rửa sạch và thanh trùng bình sữa sau khi dùng để phục vụ cho những lần bú sau của bé. Để sữa lâu trong bình sẽ là điều kiện và môi trường thuận lợi để các vi khuẩn sản sinh. Điều này đặc biệt không tốt cho trẻ sơ sinh.
Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!