Các mẹ ơi! em nghĩ em Bambm nay định hỏi giỡn rồi.Bấy lâu mọi người đưa ra ý kiến mà có thấy nhân vật này nói thêm câu nào nữa đâu.Không có thành ý gì hết!!!!
Mình biết trung tâm Khánh Tâm. Mình đã cho con mình học ở đó từ tháng 10/2007 đến nay. Giáo viên ở trung tâm là một số cô giáo Khoa giáo dục đặc biệt - Trường ĐH sư phạm. Người giới thiệu trung tâm này với mình là một chị ở Viện Nhi. Mình thấy các cô ở đây có phương pháp giáo dục phù hợp và cũng rất nhiệt tình, có tâm. Con mình lúc đầu rất sợ đi nhà trẻ, nhưng khi đến đây sau một vài tuần thì rất thích đi học ở trường này. Mức độ tiến bộ của các cháu khác thế nào mìndduwwuwowcj cập nhật nhiều, nhưng riêng con trai mình thì rất tiến bộ - tất nhiên ngoài việc học ở trung tâm còn cần có sự nỗ lực của gia đình và chính bản thân cháu. Nếu bạn cần thêm thông tin gì, cứ liên lạc với mình - Yahoo ID : vanvtt2005@yahoo.com hoặc điện thoại 0984919245
Thực tế đối với đa số đàn ông "cơm" vẫn là món chính, không thể bỏ hẳn đấy chứ (dù rằng có thể 1 tháng mới ăn "cơm" 1 lần, còn thường ngày thì ăn "phở" :Crying: ) ! Chúng ta phải làm thế nào để quý ông không tơ hào gì đến "phở" cả thì mới giỏi. Chẳng hạn bắt ox ăn "cơm" thật no trước khi ra khỏi nhà (còn bụng dạ nào ăn "phở" cơ chứ :Laughing: ), hoặc chế biến "cơm" thành nhiều món lạ như cơm chiên, cơm hấp, cơm xào, "cơm" có vị "phở" :Battin ey: v.v.... , không được tạo điều kiện để ox nếm được mùi "phở", nhìn thấy "phở" hoặc nghe kể về "phở" (vụ này hơi khó hen :Thinking: ), luôn luôn nhắc nhở chồng về những "tác hại" mà "phở" có thể mang lại.Tuy nhiên, nếu gặp "phở" cao tay ấn thì chắc chúng ta cũng đành bó tay mất thôi :Sad: !
Cảm ơn người mưa rất nhiều! Mình đã đọc nhiều và thấy được sự đóng góp to lớn rất bổ ích của bạn cho các cha mẹ có con tự kỷ. Những tài liệu mình có được cũng nhờ sự chỉ dẫn của bạn. Vô cùng cảm ơn tấm lòng cùng chia sẻ với những người chung cảnh ngộ như bạn. Tất cả chúng tôi cùng đang mong chờ những tài liệu và kiến thức bạn có được.
Bạn ơi, bạn có thể kiểm tra giúp mình cái sơ đồ ABA trên trang BiBi.VN: Cảm ơn bạn Người Mưa.
Có khả năng đó thật. Vấn đề này cũng bình thường thôi mà. Cái chình là đừng lạm dụng quá. Vì nếu lạm dụng quá sau này sinh nghiện, không thích real sex nữa.
Cám ơn bạn đã chia xẻ. Mình cũng định cho bé đi học ở đó nhưng nhà mình ở xa quá không biết có đi được không? Bé nhà bạn đã nói được chưa?
Nhưng trong mọi trường hợp, trong họa có phúc, trong phúc có họa, trong rủi có may. Một tai họa dù là khủng khiếp nhất, cũng tồn tại trong nó một mầm mống của sự may mắn. Bao giở cũng là như vậy. Hãy xem, suy ngẫm trong bệnh tự kỷ của con bạn có điều gì là may mắn, có điều gì là tốt đẹp bạn nhé.
1. Phương pháp dùng thuốc
2. Phương pháp tâm lý
3. Phương pháp can thiệp hành vi
Than ôi các sư tỉ, các tỉ là cơm hãy làm cơm cho tròn bổn phận của mình đi nhé, đừng cố làm phở làm gì, vì phở là phở và cơm là cơm. Sống trên đời, người ta cần cả hai thứ thức ăn đó, hãy biết chấp nhận các tỉ à. Nếu cố, có ngày các tỉ sau sẽ phải than như Chu Du thời tam quốc mà thôi: " Trời sinh ra cơm, sao lại sinh ra phở". Hãy thân thiện với phở, hãy sống chung với phở. Đó là thông điệp của tổ chức Bảo vệ phở thế giới( viết tắt là WPPO) đưa ra năm 2007.
1- Không biết chỉ và nhìn về hướng người khác chỉ.
2- Không nhìn vào mắt người khác.
3- Không biết chơi giả bộ.
Nếu bé đã 2 tuổi rồi mà có 1 trong 3 dấu hiệu trên thì bạn phải cho bé đi khám ngay.
Cám ơn bạn rất nhiều. Mình chúc mừng vì bé nhà bạn đã rất tiến bộ. Còn về phần mình chắc con đường phía trước còn gian nan lắm. Dạo này vất vả mưu sinh nên bận quá chưa post bài được. Mong cả nhà lượng thứ. .
Thực ra, cái sơ đồ này rất đơn giản. Nó gợi ý cho bạn xem con bạn đã làm được cái gì và chưa làm được cái gì. Sau đó bạn tìm phương pháp trị liệu để dạy bé nhưng kỹ năng mà bé chưa làm được. Về việc lượng giá trẻ em bạn có thể xem trong quyển" Chương trình can thiệp sớm" của giáo sư Thành trong mục tài liệu về chứng tự kỷ ở wtt.
Chào bạn
Nghe bạn nói vậy mình thấy rất mừng. Bạn có thể cho mình hỏi thêm về ABA đuợc không? có phải đây là phương pháp hay hơn phương pháp teacch không?Ngoài ABA ra thì ở Mỹ người ta còn điều trị theo phương pháp nào nữa không? Mong bạn hồi âm cho mình vì mình nghĩ bạn đã nhen nhóm cho mình một tia hy vọng rất lớn.
Mình biết có 2 anh em điều nghi là nguy TK khi 4 tuổi 70 % và em là 50% khi 3 1/2 tuổi. Và đã khỏi hoàn toàn ở tuổi 7 và 8 tuổi. Người anh bây giờ là Computer programmer and economic analyst làm cho chính phủ Mỹ (FED). Người em thì sắp vô trường Nha Sĩ (MCV in VA dental school); đã ra trường Pre_med from Georgetown University ở DC.
Và mình cũng gặp rất nhiều em bé bị TK ở tuổi 4,5,6,7 đi học bên Mỹ ( vì con mình bị chậm nói nên mình tìm hiểu hơi kỹ về bệnh này. Làm mẹ nên ai cũng lo cho con.) Mình thấy có những em bé đã lành nhưng thầy cô vẫn giúp đỡ cho đến khi 8 T nếu em bé đó đã lành còn chưa thì vẫn tiếp tục.
Mình có hỏi các cô giáo or là Theraphists bên này thường dùng Chương trình ABA cho các em bị TK.
Đây là một sư thật mà mình muốn gởi tới các mẹ có con nguy cơ TK ; hãy bình tâm; kiên nhẫn; lòng thương con và dành nhiều thời gain bên con nhưng đừng chiều con khi mình biết cái đó đã quá sức cưng chiều.
Chúc các em bé vui vẻ