Thịnh hành
Cộng đồng
Thông báo
Đánh dấu đã đọc
Loading...
Đăng nhập
Đăng nhập
Tạo tài khoản
Đăng nhập qua Facebook
Đăng nhập qua Google
Bài viết
Cộng đồng
Bình luận
Trẻ chậm nói - cách xử lý và các phương pháp...
Hôm qua e đã cho con đi khám tại viện Nhi Trung ương, thủ tục gồm
1. Mua phiếu khám tại tầng 1, tòa nhà 15 tầng: 160k. Bác sĩ hỏi vài câu rồi chuyển con đi khám lưỡi và khám tâm lý.
2. Khám lưỡi: 160k. Lưỡi con bị dính độ 2 nhưng ko phải nguyên nhân chậm nói. Dính này chỉ bị nói ngọng thôi ạ.
3. Khám tâm lý. Khám tại khoa tâm bệnh.
- bác sĩ hỏi thăm về số từ con nói được, các việc con biết làm, có chơi cùng các bạn ko, có chơi 1 mình, có thích chơi trong góc ko, bố mẹ có sai vặt được ko rồi cho con đi làm bài test. (tầm 5 phút)
- làm test: bé vào chơi đồ chơi, rồi bác sĩ hỏi thói quen (tương tự các câu bên trên), bác sĩ gọi con xem con có quay lại ko, đổi đồ chơi cho con,.... nói chung cũng tầm 5 phút thôi ạ.
>> Kết luận: chậm nói, chậm phát triển nhưng ko phải tự kỉ
- bác sĩ tư vấn gia đình cất điện thoại, tivi, giao tiếp nhiều với bé và để bé giao tiếp nhiều với các bé khác cùng đồ tuổi,...
- bác sĩ tư vấn 1 cô giáo dạy con tập nói , trước hết là tập chơi, tập nhận thức, sau đó mới là tập nói.
Gọi là cô giáo thôi, nhưng thực ra cô ấy là 1 người có con bị tự kỉ, tự học và dạy con mình, nên có nhiều kinh nghiệm.
>> E sẽ thử nhờ cô ý xem thế nào ạ, rồi bắt chước cách cô ý dạy. Em sẽ review lại cho các mẹ sau nhé ạ.
08:25 SA 22/03/2018
Trẻ chậm nói - cách xử lý và các phương pháp...
Theo tư vấn của nhiều mẹ trên mạng, em đã đến viện nhi hỏi thăm ạ. Khám khoa tâm bệnh thì có thể mua phiếu khám ở tầng 1, tòa nhà 15 tầng mới xây ạ. Hoặc khám tự nguyện A, nhưng nên tự nguyện A họ chỉ khám vào thứ 2,4,6 thôi ạ. Tuần này e định cho con đi khám thứ 4. Có gì về e sẽ thông báo với các mẹ nhé.
05:16 CH 18/03/2018
Trẻ chậm nói - cách xử lý và các phương pháp...
Một số địa chỉ khám chậm nói tại Hà Nội
0. Khoa Tâm bệnh – bệnh viện Nhi Trung ương
1. Trung tâm giáo dục hòa nhập và phục hồi chức năng Vina Health
Địa chỉ: Số 29 ngõ 40 Tô Vĩnh Diện, P. Khương Trung, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
Trung tâm Vina Health chuyên về phương pháp điều trị cho trẻ có nhu cầu đặc biệt (tổn thương não, chậm phát triển vận động, ngôn ngữ, trí tuệ…). Trung tâm tập trung kết hợp hòa nhập cộng đồng cho trẻ: Kết hợp trị liệu toàn diện về vận động – ngôn ngữ – cảm giác – hành vi – chơi – kỹ năng cá nhân, xã hội – giao tiếp – hòa nhập cộng đồng… Trung tâm có thế mạnh về khám, tư vấn và điều trị trẻ bại não, tự kỷ và trẻ chậm nói, ngoài ra còn nhiều dịch vụ khác nữa.
Phụ huynh có thể đưa trẻ đến khám tại phòng Trị liệu ngôn ngữ của Trung tâm: Điều trị cho các bệnh nhi có rối loạn về lời nói, ngôn ngữ, các vấn đề về thính lực, rối loạn giọng, rối loạn tính lưu loát của lời nói, rối loạn nuốt, rối loạn giao tiếp do nguyên nhân thần kinh và các bệnh lý liên quan khác.
Hiện nay, Trung tâm có áp dụng nhiều phương pháp trong trị liệu ngôn ngữ cho trẻ như:
Phương pháo CD - Trị liệu viên chỉ đạo
• Drill (học vẹt)
• Drill play (Học vẹt qua trò chơi)
Phương pháp CC - Lấy trẻ làm trung tâm
• Nói một mình
• Nói song song
• Bắt chước
• Mở rộng ngữ pháp
• Mở rộng ngữ nghĩa/từ vựng
• Mở rộng và thu gọn
• Thay đổi mẫu câu
Phương pháp động
• Kích thích tập trung
• Cấu trúc dọc
2. Trung tâm Thính học & Trị liệu Ngôn ngữ cho trẻ em - Bệnh viện Nhi Trung ương
Địa chỉ: Số 18 ngõ 879 đường La Thành, Đống Đa, Hà Nội
Trung tâm Thính học và Trị liệu ngôn ngữ trực thuộc Bệnh viện Nhi Trung ương và được nhiều bố mẹ tin tưởng lựa chọn cho trẻ đi khám và điều trị. Trung tâm có chức năng, nhiệm vụ:
• Đánh giá thính lực (sàng lọc, chẩn đoán và tư vấn)
• Cung cấp và hiệu chỉnh máy trợ thính, hệ thống FM
• Theo dõi thính lực và thiết bị trợ thính của con bạn
• Tư vấn, cấy, hiệu chỉnh điện cực ốc tai
• Trị liệu ngôn ngữ cho trẻ nghe kém sau đeo thiết bị trợ thính (máy trợ thính, ốc tai điện tử)
• Sửa lỗi phát âm cho trẻ nghe kém (có thiết bị trợ thính) và trẻ có sức nghe bình thường (ngọng phát triển, rối loạn phát âm, hoặc có khó khăn trong phát âm, ngắn phanh lưỡi, khe hở môi-vòm)
• Đào tạo phụ huynh phục hồi ngôn ngữ cho trẻ nghe kém tại cộng đồng
• Trị liệu ngôn ngữ cho trẻ nghe kém và trẻ có rối loạn phát âm.
3. Phòng khám Việt An - Ngôn ngữ Trị liệu cho Trẻ tự kỷ, chậm nói và ngọng
Địa chỉ: Số 19 Trương Hán Siêu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Phòng khám Việt An là một phòng khám chuyên sâu về Vật lí trị liệu - Phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ, và rối loạn ngôn ngữ. Thành lập từ năm 2002, phòng khám Việt An đã khám và chữa bệnh, can thiệp ngôn ngữ cho hàng ngàn lượt bệnh nhân cả người lớn và trẻ em bị bệnh về tai mũi họng và chậm phát triển ngôn ngữ, rối loạn hành vi và khiếm thính.
Đặc biệt, phòng khám Việt An có sự thăm khám của PGS TS,Vũ Thị Bích Hạnh - chuyên gia hàng đầu về trị liệu ngôn ngữ cho trẻ hiện nay:
Đơn vị công tác:
• Nguyên cán bộ Trung tâm Phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai
• Phó Chủ nhiệm bộ môn Phục hồi chức năng, Trường Đại học Y Hà Nội
• Nguyên Trưởng khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
• Phó Giám đốc trung tâm Đào tạo và Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng
• Phó khoa quốc tế (khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu) tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Chuyên môn:
• Chuyên ngành Nhi khoa - Âm ngữ trị liệu, phục hồi chức năng bệnh lý thần kinh, cơ xương khớp
• Học Đại học Y khoa Odessa tại Liên Xô
• Bác sĩ Nội trú chuyên ngành Phục hồi chức năng tại Pháp
• Học ngành Âm ngữ trị liệu tại Mỹ và Úc nhiều đợt (1994 đến nay)
4. Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học Tâm lý - Giáo dục
Địa chỉ: Số 3 ngách 5 ngõ 259 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học Tâm lý - Giáo dục nhận khám đánh giá tâm lý, chẩn đoán, can thiệp tâm lý – giáo dục các trường hợp bệnh sau:
• Tự kỷ
• Tăng động giảm chú ý
• Rối loạn cảm xúc
• Rối loạn hành vi
• Khó khăn trong học tập
• Trầm cảm - Lo âu
• Rối loạn ám ảnh
• Rối loạn giấc ngủ
• Chậm phát triển trí tuệ
• Nghiện game
Bên cạnh đó, Trung tâm nhận tập huấn kỹ năng:
• Kỹ năng cho cha mẹ có con chậm nói, tự kỷ, tăng động giảm chú ý
• Kỹ năng sống cho trẻ em và thanh thiếu niên
• Kỹ năng giao tiếp
Đối với Tâm lý trẻ em, hiện nay Trung tâm đã và đang điều trị hiệu quả các chứng sau:
• Chậm ngôn ngữ
• Tự kỷ
• Tăng động giảm chú ý
• Các rối nhiễu tâm lý khác.
Đội ngũ bác sĩ, nhà trị liệu tâm lý tại Trung tâm được đào tạo bài bản và có uy tín, điển hình như:
• Bác sĩ CKII Lã Thị Bưởi - trên 30 năm kinh nghiệm giảng dạy tại Đại học Y Hà Nội và trên 40 năm kinh nghiệm khám, điều trị tại Viện sức khỏe tâm thần Trung ương.
• Ts. Bs Nguyễn Thị Thanh Mai - giảng viên Bộ môn tâm thần nhi - Đại học Y Hà Nội và là bác sĩ khám, điều trị tại Viện Nhi Trung ương.
• Ths. Lã Linh Nga - tốt nghiệp chuyên ngành tâm lý học lâm sàng, Đại học Toulouse Le Mirail và Đại học quốc gia Hà Nội. 10 năm kinh nghiệm đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý; quản lý, nghiên cứu, đào tạo, dịch thuật và truyền thông về sức khỏe tâm trí.
5. Trung tâm điều trị Tâm bệnh và Tự kỷ - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Địa chỉ: Số 458 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Vinmec là bệnh viện đa khoa theo tiêu chuẩn quốc tế, chất lượng dịch vụ và hiệu quả khám chữa bệnh tại đây được đánh giá cao. Tuy nhiên, kèm theo đó là chi phí khá cao, cao hơn so với mặt bằng chung hiện nay. Trung tâm điều trị Tâm bệnh và Tự kỷ có chức năng:
• Khám và đánh giá tâm lý trẻ tự kỷ, chậm nói, tăng động, chậm trí tuệ, rối loạn hành vi cảm xúc...
• Điều trị ngoại trú và can thiệp tâm lý cho trẻ tự kỷ, chậm nói, tăng động giảm chú ý.
• Đánh giá, tư vấn và điều trị tâm lý ngoại trú cho bệnh nhân người lớn: Các rối loạn Lo âu, trầm cảm, stress,mất ngủ, sang chấn PDSD, bệnh nhân ung thư, hiếm muộn, người già….
Trung tâm điều trị Tâm bệnh và Tự kỷ gồm 5 phòng:
• Phòng 3100 – Phòng khám và Tư vấn
• Phòng 3099 – Phòng test tâm lý
• Phòng 3098 và 3102 – Phòng trị liệu ngôn ngữ
• Phòng 3101 – Phòng chờ và là phòng trị liệu tâm vận động
Đội ngũ bác sĩ khám, tư vấn và điều trị chính tại Trung tâm hiện nay là:
• Ths. Bs Quách Thúy Minh - Nguyên là Trưởng khoa Tâm bệnh - Bệnh viên Nhi Trung ương, hơn 30 năm kinh nghiệm
• Ths. Bs Nguyễn Thị Kim Mai - Nguyên Phó Giám đốc kiêm Trưởng khoa Cấp tính nữ - Bệnh viện Tâm thần Hà Nội. Bác sĩ đã có hơn 30 năm kinh nghiệm.
• Ths. Bs Trần Thị Ngọc Hồi - Bác sĩ hiện đang công tác tại Khoa Tâm bệnh Bệnh viện Nhi Trung ương. Bác sĩ có 10 năm kinh nghiệm khám, tư vấn tâm lý cho bệnh nhi.
07:21 CH 21/02/2018
Trẻ chậm nói - cách xử lý và các phương pháp...
Các khái niệm cơ bản
Rối loạn lời nói và ngôn ngữ là sự phát triển bất thường của ngôn ngữ. Đây là dạng chậm phát triển phổ biến nhất, gặp nhiều hơn so với các dạng chậm phát triển khác (thị lực, vận động, nhận thức, kỹ năng xã hội và cảm xúc).
Lời nói là phương tiện giao tiếp bằng lời, thể hiện bằng âm thanh. Ba thành phần chính của lời nói là phát âm, giọng nói và sự lưu loát. Rối loạn lời nói xuất hiện khi trẻ phát âm nhưng người khác không hiểu, chẳng hạn trẻ bị tật nói lắp, nói ngọng ngịu.
Ngôn ngữ là phương tiện để thể hiện và tiếp nhận thông tin thông qua lời nói hoặc cử chỉ (ngôn ngữ tín hiệu, ngôn ngữ cơ thể). Ngôn ngữ là thước đo trí thông minh, vì vậy rối loạn phát triển ngôn ngữ nghiêm trọng hơn rối loạn lời nói.
Chậm phát triển ngôn ngữ là khi ngôn ngữ của trẻ phát triển theo đúng trình tự, nhưng tốc độ chậm hơn.
Các dấu hiệu cảnh báo chậm phát triển ngôn ngữ
Khoảng 1/5 trẻ em nói hoặc sử dụng từ ngữ chậm hơn so với các bạn cùng lứa. Một số bé thậm chí còn có biểu hiện rối loạn hành vi do nổi cáu vì không có khả năng thể hiện điều mình muốn nói. Chậm nói đơn thuần đôi khi chỉ mang tính tạm thời và có thể mất đi nhờ sự trợ giúp của gia đình. Cha mẹ cần động viên trẻ “nói” bằng cử chỉ hoặc âm thanh, dành nhiều thời gian chơi với con, đọc sách và nói chuyện với bé. Trong một số trường hợp, trẻ có thể cần thêm sự trợ giúp của các chuyên gia. Đôi khi, chậm nói lại có thể là dấu hiệu báo động cho những rắc rối nghiêm trọng hơn, như mất thính lực, chậm phát triển trong các lĩnh vực khác hoặc thậm chí là bệnh tự kỷ. Chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ cũng có thể là biểu hiện của bệnh khó học, thường chỉ được chẩn đoán khi trẻ đi học.
Sau đây là một số dấu hiệu cảnh báo về tình trạng chậm phát triển lời nói và ngôn ngữ của trẻ.
3-4 tháng
Không đáp ứng với tiếng động mạnh.
Không phát ra âm thanh gừ gừ.
Bắt đầu gừ gừ nhưng không biết bắt chước các âm thanh (khi 4 tháng).
7 tháng
Không đáp ứng với tiếng động.
12 tháng
Không tìm cách giao tiếp với người khác (bằng cách sử dụng âm thanh, cử chỉ hay lời nói), kể cả khi cần giúp đỡ hay muốn điều gì đó.
Không biết nói một từ nào, chẳng hạn “mẹ” hay “bà”.
Không bi bô, phát ra các phụ âm (ví dụ p hoặc b).
Không biết làm các động tác như vẫy tay chào tạm biệt, lắc đầu để nói không, chỉ tay.
Không phản ứng khi được gọi tên.
Không hiểu và phản ứng với các từ như “không”, “chào bé” và “bai bai ”.
Không quan tâm tới thế giới xung quanh.
15 tháng
Không hiểu và phản ứng với các từ như “không”, “dậy nào”.
Không nói được từ nào.
Không chỉ vào đồ vật hay bức tranh khi được hỏi, ví dụ “Quả bóng đâu?”.
Không chỉ vào vật mình thích, như thể muốn nói “Mẹ nhìn đây!”, và ngước nhìn bạn.
18 tháng
Không thể chỉ vào vài bộ phận của cơ thể (ví dụ đầu, mắt, mũi) khi được yêu cầu.
Chưa thể nói được 6 từ.
Không thể giao tiếp bằng bất cứ cách nào, kể cả khi cần giúp đỡ, không biết chỉ vào thứ mình muốn.
Chưa nói được các từ đơn giản như “mẹ”, “bế”.
Không hiểu các mệnh lệnh đơn giản, ví dụ “Đừng sờ vào!”.
Không đáp lại bằng lời nói hoặc cử chỉ khi được hỏi “Cái gì đây?”, “Dép bé đâu?”.
19-23 tháng
Vốn từ tăng chậm (không đạt một từ mới mỗi tuần).
24 tháng
Chưa nói nổi 15 từ
Không tự nói ra lời mà chỉ nhại lại lời nói của người khác.
Không thể thực hiện những cuộc hội thoại đơn giản, với các câu gồm 2 từ ví dụ “Mẹ bế”, “Uống nữa” (hoặc nói còn vấp váp).
Không dùng lời nói để giao tiếp, ngoại trừ trường hợp khẩn cấp.
Không hiểu các chỉ dẫn hay câu hỏi dài hơn (ví dụ “Lấy giầy của con đi”, “Con muốn uống không?”, “Bố đâu rồi?”)
Không biết chơi giả vờ với búp bê hay tự chơi với chính mình (ví dụ cho búp bê ăn, nói một mình, tự chải đầu làm đẹp).
Không biết bắt chước hành động hay lời nói của người khác.
Khi xem sách, bé không thể chỉ vào một bức tranh mà bạn gọi tên.
Không thể nối hai từ với nhau.
Không biết công dụng của những đồ vật thông dụng trong nhà (ví dụ như bàn chải đánh răng hay bát đĩa).
Chú ý: Ở độ tuổi này, khoảng 1/5 trẻ em có thể có dấu hiệu chậm nói. Nhiều trẻ trong số đó sẽ đuổi kịp các bạn khi lớn lên.
25 – 35 tháng
Không nói được câu đơn giản có 2-4 từ.
Không thể gọi tên vài bộ phận của cơ thể.
Không thể nhớ những thứ được lắp đi lắp lại nhiều lần, chẳng hạn một bài thơ ngắn.
Không biết đặt các câu hỏi đơn giản.
Không ai trong gia đình có thể hiểu bé.
3 tuổi
Không sử dụng đại từ nhân xưng nào (con, mẹ).
Không thể ghép các từ thành câu ngắn (ví dụ “Mẹ giúp con”,” Muốn uống nữa”)
Không hiểu những chỉ dẫn hay câu hỏi ngắn (ví dụ “Lấy giầy của con và đặt lên giá”, “Trưa nay con muốn ăn gì?”.
Lời nói rất không rõ ràng, khiến người trong gia đình và người ngoài đều không hiểu.
Vẫn thường xuyên lắp bắp (rất khó phát ra âm thanh hay từ ngữ), khi nói vẻ mặt bé nhăn nhó.
Không đặt câu hỏi.
Ít quan tâm hoặc không quan tâm tới sách truyện.
Không quan tâm và không tương tác với các trẻ khác.
Đặc biệt khó tách khỏi bố mẹ.
4 tuổi
Chưa thể phát âm thành thục phần lớn các phụ âm.
Chưa hiểu khái niệm “giống nhau” và “khác nhau”.
Không sử dụng đại từ “con” và “mẹ” đúng cách.
Nếu trẻ có các biểu hiện nêu trên, việc đầu tiên cha mẹ cần làm là kiểm tra khả năng nghe của con. Kể cả nếu bé có vẻ vẫn nghe tốt cũng không nên chủ quan vì trẻ em rất giỏi đoán biết dựa vào hình ảnh và cử chỉ. Khiếm khuyết về nghe cần được phát hiện sớm để được điều trị kịp thời.
Cha mẹ không nên chờ đợi và hy vọng con sẽ tự vượt qua khiếm khuyết. Cần đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa nếu bạn có nghi ngờ về sự phát triển ngôn ngữ của con. Báo với bác sĩ nếu thấy bé mất đi các kỹ năng đã học trước đó. Trẻ không đáp ứng với âm thanh hoặc không phát ra âm thanh cần được đặc biệt chú ý. Bất thường ngôn ngữ được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp cải thiện khả năng giao tiếp của trẻ, mang lại cho bé những cơ hội tốt đẹp hơn trong cuộc đời.
Một số địa chỉ khám chậm nói tại Hà Nội
06:45 CH 20/02/2018
Các tuyệt chiêu tránh mặt mẹ chồng
1. TH1:
- nếu các mẹ ở chung với bmc:
+ đi làm OT qua tết
- nếu các mẹ ko ở chung với bmc:
+ con ốm
+ được nghỉ muộn, ko có thời gian về quê
......
Mời các mẹ cùng cho em xin ý kiến với ạ.
11:12 SA 17/07/2016
Các tuyệt chiêu tránh mặt mẹ chồng
Để cho topic thêm clear, e bổ sung 1 số tình huống cơ bản để chúng mình cùng thảo luận nhé.
1. TH1: tết âm lịch, dương lịch và các ngày lễ nghỉ dài ngày.
2. TH2: cuối tuần
3. TH3: ngày nghỉ bất thường (do cơ quan mẹ cho nghỉ, hoặc mẹ được nghỉ vì lí do nào đó) mà các mẹ phải ở nhà với bố mẹ chồng
4. TH4: ngày đi làm (buổi tối về nhà vẫn phải giáp mặt nhau phải ko ạ)
Vậy có cách nào giảm thiểu thời gian gặp nhau ko ạ ????
11:08 SA 17/07/2016
Nhà ở xã hội dự án FLC garden Đại Mỗ
Bao giờ thì mở bán bạn nhỉ
comment by WTT mobile view
04:23 CH 23/02/2016
Bố mẹ nào có nguồn hàng kinh doanh tết
Ko biết bạn ở đâu, hay bạn bán bánh kẹo bia rượu với tớ đi, nhà tớ có nhận bán buôn (giá gốc luôn) nhé, bạn inbox tớ gửi báo giá cho. Xem sp nhà tớ click vào chữ ký nhé
11:21 SA 29/11/2014
Ở SG có chỗ nào bán ô mai, xí muội ngon ko các bạn
Sài gòn có ô mai Hồng Lam đó bạn, bạn google ô mai Hồng Lam xem, có chi nhánh SG đó.
10:12 SA 28/11/2014
Kinh nghiệm bán hàng online
Ơ, trag của mẹ sữa tươi úc ok mà, e like từ hôm trước rồi cơ, e vào bt bằng đt. Mọi ng click vào link chị ý gửi ý, search trên facebook thì hơi khó tìm
05:57 CH 26/11/2014
Ở SG có chỗ nào bán ô mai, xí muội ngon ko các bạn
Mình ở Hn , bạn mua loại nào mình ship vào cho
05:37 CH 26/11/2014
Kinh nghiệm bán hàng online
Theo kinh nghiệm của e mấy ngày rồi, mọi ng cg chỉ nhăm nhăm xem ảnh đẹp thôi, còn thông tin bổ ích mọi ng ko đọc mấy đâu. E tìm mấy ảnh thật đẹp ( từ web cty nước ngoài) up lên thì thấy mọi ng click có vẻ nhiều hơn
02:02 CH 26/11/2014
Kinh nghiệm bán hàng online
Tks mẹ sữa tươi ạ
01:59 CH 26/11/2014
Kinh nghiệm bán hàng online
Các mẹ cần like face book, bơi hết vào đây, để lại link, tớ sẽ vào like, hihi
12:35 CH 25/11/2014
Kinh nghiệm bán hàng online
Fanpage nhà e mãi mới đc có 35 like, hự hự
12:37 CH 24/11/2014
Kinh nghiệm bán hàng online
Mình cũng đang băn khoăn vụ quảng bá đây. Gửi cho bạn bè like rồi, tag tủng mọi ng đủ kiểu rồi mà vẫn chưa ăn thua :P
Đang định vào web trẻ thơ spam các mẹ đây, nhưng ko dám làm vì sợ bị block nick =))
04:22 CH 15/11/2014
Công thức nấu món mì Ý Barilla Spaghetti Bolognese
Nếu mua loại bột thì mua loại này chị này
Loại này là gói của Hà Lan
Hoặc loại này nhé, gói này của Pháp, 2 gói đều 100gr mẹ nó nhé
Hoặc chị mua phomai miếng to, cứng rồi về bào nhỏ ra. Thường em thấy ở hàng họ dùng phô mai cứng tự bào, trông sẽ ngon miệng hơn.
Chị dùng phô mai cứng của parmesan là chuẩn nhất đới
Nếu chị ở Hà Nội thì qua FB mua hàng cho em nhé
https://www.facebook.com/banhkeotet2014?ref=hl
04:10 CH 15/11/2014
Kinh nghiệm bán hàng online
Đấy, mở ra thì dễ, quảng bá mới là cái khó đó bạn :(
05:01 CH 14/11/2014
Kinh nghiệm bán hàng online
Cũng khó lắm, fb thì lập fanpage rồi, nhưng chả có ai vào, chả có ai like thì làm thế nào ạ
04:50 CH 14/11/2014
Mì Ý sốt thịt bò bằm
Chị ơi, e có sốt mì Ý đấy, chị vào ủng hộ cho em nha :)
https://www.facebook.com/banhkeotet2014
01:37 CH 14/11/2014
c
Ca-Ro
Bắt chuyện
720
Điểm
·
8
Bài viết
Gửi tin nhắn
Báo cáo
Lên đầu trang
1. Mua phiếu khám tại tầng 1, tòa nhà 15 tầng: 160k. Bác sĩ hỏi vài câu rồi chuyển con đi khám lưỡi và khám tâm lý.
2. Khám lưỡi: 160k. Lưỡi con bị dính độ 2 nhưng ko phải nguyên nhân chậm nói. Dính này chỉ bị nói ngọng thôi ạ.
3. Khám tâm lý. Khám tại khoa tâm bệnh.
- bác sĩ hỏi thăm về số từ con nói được, các việc con biết làm, có chơi cùng các bạn ko, có chơi 1 mình, có thích chơi trong góc ko, bố mẹ có sai vặt được ko rồi cho con đi làm bài test. (tầm 5 phút)
- làm test: bé vào chơi đồ chơi, rồi bác sĩ hỏi thói quen (tương tự các câu bên trên), bác sĩ gọi con xem con có quay lại ko, đổi đồ chơi cho con,.... nói chung cũng tầm 5 phút thôi ạ.
>> Kết luận: chậm nói, chậm phát triển nhưng ko phải tự kỉ
- bác sĩ tư vấn gia đình cất điện thoại, tivi, giao tiếp nhiều với bé và để bé giao tiếp nhiều với các bé khác cùng đồ tuổi,...
- bác sĩ tư vấn 1 cô giáo dạy con tập nói , trước hết là tập chơi, tập nhận thức, sau đó mới là tập nói.
Gọi là cô giáo thôi, nhưng thực ra cô ấy là 1 người có con bị tự kỉ, tự học và dạy con mình, nên có nhiều kinh nghiệm.
>> E sẽ thử nhờ cô ý xem thế nào ạ, rồi bắt chước cách cô ý dạy. Em sẽ review lại cho các mẹ sau nhé ạ.