Trao đổi với PLO, ông Nguyễn Tiến Trường - Chủ tịch UBND xã Ea Drơng, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk, cho biết xã vừa có văn bản khuyến cáo người dân phải tìm hiểu kỹ thông tin, liên hệ cơ quan chức năng để tránh mua phải đất tranh chấp hoặc đất quy hoạch. Khuyến cáo này được đưa ra sau khi xã Ea Drơng có nhiều thửa đất vướng tranh chấp.

Nhiều người sập bẫy khi bán đất


Theo ghi nhận của PV, ngoài các biển rao bán đất, tại xã Ea Drơng hiện có nhiều căn nhà, mảnh đất xuất hiện biển cảnh báo với nội dung “đất tranh chấp, cấm mua bán”.

Vừa cắm lại tấm biển “đất tranh chấp” trên thửa đất rộng hơn 1.000 m2, anh YPA (ngụ buôn Yông B, xã Ea Drơng) kể gia đình anh đã bán thửa đất này hồi năm 2020 nhưng hiện vẫn còn tranh chấp, chưa giải quyết xong.

Theo anh YP, khi đó một phụ nữ làm hợp đồng mua thửa đất của gia đình anh với giá 1,2 tỉ đồng. Tuy nhiên, người này chỉ đặt cọc 200 triệu đồng rồi mượn sổ hồng, nói để điều chỉnh lại thông tin cho phù hợp.

Tin lời, gia đình anh YP nhận tiền cọc, giao sổ hồng cho người mua đất. Thế nhưng, từ ngày giao sổ hồng, việc liên lạc giữa gia đình anh YP và người phụ nữ mua đất cũng thưa dần.

Thời gian sau, anh YP thấy có người lạ đến thửa đất của mình để phát dọn. Hỏi ra anh mới biết thửa đất của gia đình mình đã bị bán cho người thứ hai, sổ hồng của gia đình đã bị sang tên đổi chủ. Anh đã gọi người phụ nữ mua đất lần đầu thì bà này thừa nhận đã bán đất cho người khác và hứa sẽ chồng đủ số tiền còn thiếu. Tuy nhiên, đến nay đã gần 5 năm, anh vẫn chưa nhận được thêm đồng nào.

Anh YP buộc phải cắm biển cảnh báo đất tranh chấp, đồng thời khởi kiện ra tòa để đòi quyền lợi.

Cách vị trí đất của anh YP khoảng 1 km có một khu đất rộng được xịt sơn đỏ dọc hàng cây. Ngoài ra, trên mặt đường cũng được xịt dòng chữ sơn trắng với nội dung “đất tranh chấp, cấm mua bán”.

hình ảnh

Theo một số người dân địa phương, thửa đất tranh chấp rộng khoảng 2.000 m2, trong đó có khoảng 50 m mặt tiền đường nhựa nên giá trị khá cao. Tuy nhiên, không biết mua đi bán lại như thế nào mà chủ mới, chủ cũ xảy ra tranh chấp, kiện tụng nhau.

“Người mua sau không tìm hiểu kỹ nên vướng tranh chấp với chủ đất cũ. Hai bên ai cũng có lý, tranh chấp mấy năm rồi mà đến nay chưa hạ màn, thửa đất giờ vẫn bỏ hoang”- một người dân địa phương nói.

Cũng tại xã Ea Drơng, cách đây ba năm, gia đình ông YKM bán tổng cộng 2.400 m2 đất cho một người tên L ở TP Buôn Ma Thuột với giá 2,4 tỉ đồng.

Sau đó, người mua đất đặt cọc, trả tổng cộng 900 triệu đồng cho gia đình ông YK rồi mượn sổ hồng để chỉnh lý thông tin, tách sổ. Ông YK cũng được đưa đến một văn phòng công chứng để ký nhiều loại giấy tờ. Sau đó, ông YK ngày càng khó liên lạc với người mua đất.

ĐỌC THÊM

Nguồn tin: Báo Pháp luật TP.HCM