1. Cá có chứa hàm lượng thuỷ ngân cao


Phụ nữ mang thai không nên ăn cá có hàm lượng thuỷ ngân cao quá 1-2 lần/tháng. Một số loại cá có chứa thuỷ ngân cao như: cá mập, cá kiếm, cá ngừ, và cá thu.

2. Cá chưa được nấu chín hoặc cá sống


Cá sống đặc biệt là động vật có vỏ có thể gây ra một số bệnh nhiễm trùng (norovirus, vibrio, salmonella...). Những bệnh này ảnh hưởng có hại đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

3. Thịt chưa nấu chín, thịt sống/tái


Ăn thịt chưa nấu chín hoặc thịt sống làm tăng nguy cơ nhiễm trùng từ một số vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, bao gồm Toxoplasma, E. coli, Listeria và Salmonella.

Xúc xích, thịt nguội cũng là mối quan tâm. Bởi, những loại thịt này có thể bị nhiễm vi khuẩn khác nhau trong quá trình chế biến hoặc bảo quản. Phụ nữ mang thai không nên tiêu thụ các sản phẩm thịt chế biến trừ khi chúng hâm nóng lại.

4. Trứng sống


Ăn trứng sống có thể bị nhiễm Salmonella có thể dẫn đến bệnh tật và tăng nguy cơ sinh non hoặc thai chết lưu. Thực phẩm thường chứa trứng sống bao gồm: Trứng chần, hollandaise sauce, salad, kem tự làm, bánh kem... Bà bầu nên nấu trứng kỹ hoặc sử dụng trứng tiệt trùng.

5. Thịt nội tạng


Thịt nội tạng là một nguồn tuyệt vời cung cấp sắt, đồng, vitamin B12, và vitamin A. Để ngăn ngừa độc tính vitamin A và đồng, phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn thịt nội tạng không quá một lần một tuần.

6. Caffeine


Phụ nữ mang thai nên hạn chế lượng caffeine ở mức 200 mg mỗi ngày (tức khoảng 2-3 tách cà phê). Bởi vì, lượng caffeine cao trong thai kỳ có thể hạn chế sự phát triển của thai nhi và gây ra cân nặng khi sinh thấp.

Bà bầu sủ dụng caffeine


Bầu bầu hạn chế sử dụng caffeine


7. Rau mầm sống


Rau mầm có thể bị nhiễm salmonella. Do hạt cần môi trường ẩm ướt để phát triển và đây cũng là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Vì lý do này, phụ nữ mang thai nên tránh hoàn toàn rau mầm. Tuy nhiên, bà bầu có thể sử dụng rau mầm khi được nấu chín.

8. Sữa chưa tiệt trùng, phô mai, nước ép trái cây


Sữa tươi và phô mai chưa tiệt trùng có thể chứa một loạt vi khuẩn có hại, bao gồm Listeria, Salmonella, E. coli và Campylobacter. Điều tương tự cũng xảy ra đối với nước trái cây chưa tiệt trùng, cũng dễ bị nhiễm vi khuẩn.

10. Rượu


Rượu có thể làm tăng nguy cơ sảy thai và thai chết lưu. Ngay cả với một lượng nhỏ nó cũng có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển trí não của bé. Ngoài ra, nó cũng có thể gây ra hội chứng rượu bào thai, liên quan đến dị tật khuôn mặt, khuyết tật tim và thiểu năng trí tuệ.

Đối với phụ nữ, chỉ cần tiêu thụ mỗi ngày có 10g rượu bia kèm theo thuốc lá thì cũng đủ để cơ thể hứng chịu bệnh tậ


Rượu bia sẽ gây gây cho thai nhi


11. Thực phẩm chế biến sẵn


Sử dụng thực phẩm chế biến trong khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ tăng cân quá mức, tiểu đường thai kỳ và các biến chứng.

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng cho sự phát triển của thai nhi cũng như cho sức khỏe của người mẹ. Vì thế người mẹ cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học để hạn chế tối đa tình trạng bệnh lý xảy ra trong thai kỳ cũng như nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.