Nội dung trên đều là mình sưu tầm và cũng có kiểm nghiệm rồi. Mẹ nào có kinh nghiệm về mục này cung chia sẻ luôn nhé..


Đồ ăn an toàn cho cả gia đình đặc biệt là cho bé yêu là điều mố mẹ nào cũng rất quan tâm. Đặc biệt là những nguyên liệu được sử dụng thường xuyên như thịt lợn. Chính vì thế mình sẽ cung cấp 1 số mẹo vặt để khi đi chợ, các mẹ tránh mua phải thịt lợn nuôi bằng cám tăng trọng hay có chất độc hại, cũng như cách chọn thịt tươi ngon cho cả gia đình.



1. THẾ NÀO LÀ THỊT LỢN SẠCH?



Thịt lợn sạch đơn giản là thịt con lợn không nuôi bằng cám tăng trọng & không bị tiêm thuốc tạo nạc. Tết tớ về quê thường thấy các gia đình hay nuôi chung một vài con lợn để giành mổ ăn Tết. Con lợn ở quê ăn cơm thừa canh cặn, thức ăn từ cám ngô, cám gạo (Nói chung là cám công nghiệp chứ không phải cám tăng trọng), được thả cho chạy tung tăng ngoài vườn, ăn rau sạch và uống nước suối. Những chú lợn này thường có trọng lượng không lớn, dao động từ 50-60kg trong thời gian nuôi khoảng 6 tháng đến 1 năm. (Có giống lợn to có thì vẫn có thể nặng tới 100kg).



2. ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊT LỢN SẠCH



Chúng mang những đặc điểm sau đây: Thịt lợn có lớp bì dầy, lớp mỡ cũng dầy hơn thịt lợn bình thường. Một vài phần như thịt ba chỉ hay thịt mông nhiều mỡ (khách hàng của tớ khi mua thịt lợn sạch lần đầu thường rất hay kêu ca về vấn đề thịt mỡ :D), tuy nhiên khi chế biến thì sẽ thấy sự khác biệt:


- Lớp mỡ tuy dày và nhiều nhưng có màu trắng, ăn giòn và không ngấy như thịt mỡ lợn nuôi bằng cám tăng trọng.


- Thịt lợn sạch khi luộc nước rất trong, không có váng bẩn, khi rang không ra nhiều nước, không sủi váng, có mùi thơm, thớ thịt nhỏ, thời gian chế biến nhanh hơn. Nếu bát canh có mầu hơi đục, mùi vị hôi, có chấm mỡ li ti có nghĩa đó là miếng thịt kém tươi, bị ôi.


Thịt lợn sạch thực sự có thể cảm nhận cảm quan bằng mắt thường về hình thức hay khi sử dụng sản phẩm đã chế biến.



Tuy nhiên, có phải cứ thịt lợn sạch thì phải có nhiều mỡ? KHÔNG PHẢI, vẫn có thịt lợn nạc do giống lợn chứ không do bị tiêm chất tạo nạc.


Các nhà nghiên cứu cho biết: Thịt lợn nạc trên thị trường hiện nay chủ yếu là do giống lợn siêu nạc và lợn lai. Người tiêu dùng không nên nhầm lẫn và đánh đồng thịt lợn giống siêu nạc và thịt lợn siêu nạc do hóa chất.


Các giống này được nhập từ nước ngoài, đã được các cơ quan có chức năng về chăn nuôi nghiên cứu và chấp nhận được chăn nuôi và tiêu thụ ở Việt Nam. Các loại thịt lợn này cũng có tỷ lệ nạc cao, thậm chí mỡ dưới lớp bì không có. Trong Trường hợp này chắc chỉ có cách ăn và cảm nhận như phần trình bày nói trên nhỉ?


3. PHÂN BIỆT THỊT LỢN BẨN BẰNG CÁCH NÀO?



Theo kinh nghiệm của những bà nội trợ tinh ý: “Thịt lợn thường có màu hơi hồng, không đỏ rực. Nhìn vào phản thịt thấy cả nạc và mỡ, chứ không phải toàn nạc. Mỡ và bì càng dầy chứng tỏ lợn được nuôi lâu, không ăn cám tăng trọng. Màu mỡ trắng phau chứng tỏ con lợn khỏe mạnh, không ốm."


Thịt lợn sạch khối thịt rắn chắc, có độ đàn hồi cao, các thớ thịt đều, khi chế biến có mùi thơm, không bị ra nước, thậm chí còn nở hơn. Lợn nuôi bằng thức ăn chứa hóa chất, da có độ căng khác thường, trương mỏng, có cảm giác như ứ nước bên trong, trên da còn xuất hiện đốm đỏ. Lợn siêu nạc có phần nạc gần sát với da, có nhiều cục nạc u lên, mỡ ít, chỉ mỏng khoảng 0,4 cm, thịt có màu đỏ như thịt bò, khi nấu nướng bị mất chất béo.


Bên cạnh đó, đối với thịt lợn đã bị ôi, một số người bán hàng thường tẩm ướp hàn the, muối diêm... để đánh lừa cảm quan người tiêu dùng là thịt vẫn còn tươi. Do đó, khi mua thịt người tiêu dùng cần lưu ý miếng thịt có tẩm hàn the rất tươi, cầm thấy cứng nhưng khô, thớ thịt săn, không dính...


Khi cắt sâu vào bên trong, thịt khá nhũn, chảy dịch, có mùi, có độ đàn hồi kém. Trong trường hợp người bán còn pha phẩm màu với máu lợn để thoa vào miếng thịt cho thịt đẹp như thịt tươi. Loại thịt này khi rửa sẽ chuyển màu nhợt và có mùi tanh rất khó chịu. Thịt, mỡ có màu vàng cũng không nên mua”!


(BE CONTINUED)