Mình ít khi quan tâm đến tình hình dịch bệnh thế giới, thế nhưng với COVID-19 lại khiến cả nhà phải lo lắng và cập nhật thông tin từng ngày.
Sáng nay mình còn đọc được thông tin nói rằng, COVID-19 được xem là dịch bệnh nguy hiểm nhất trong lịch sử từ trước tới nay, nó ảnh hưởng đến tính mạng con người, kinh tế toàn cầu và mọi mặt của tất cả người dân trên thế giới chứ không chỉ riêng ai.
Covid 19 là đại dịch trên toàn cầu với những gì mà nó gây ra khiến người ta phải khiếp sợ, ảnh minh họa, internet
Những con số biết nói
- Tính đến 12h trưa ngày 6/4, trên toàn thế giới đã có hơn 1,2 triệu người nhiễm Covid 19, tỉ lệ tử vong là 5,38%. Trong đó Ý vẫn là nước dẫn đầu về số người tử vong và Mỹ đang là tâm dịch lớn nhất với gần 337.000 người nhiễm bệnh. Trong khi đó, con số này vẫn đang tiếp tục tăng và chưa biết khi nào dừng lại.
- Covid 19 đã có mặt ở 209 quốc gia và vùng lãnh thổ, ở Việt Nam là 241 ca, nước Lào cũng đã ghi nhận 11 ca bệnh.
- Từ khi xuất hiện, mất gần 4 tháng, thế giới mới chạm mốc 100.000 ca nhiễm Covid 19 (6-3). Tuy nhiên, chỉ đến 3-4, tức là chỉ trong 28 ngày từ 6-3, con số đã vượt mốc 1 triệu ca, điều đó cho thấy sự lây lan khủng khiếp của dịch bệnh đáng sợ này.
Các dấu mốc 500.000, 1.000.000 người nhiễm lần lượt bị phá vỡ trong 1 giai đoạn ngắn, cho thấy sự lây lan khó kiểm soát của đại dịch này.
'Đáng sợ' hơn hẳn các dịch bệnh trước đó
- Trước đó năm 2009 bệnh cúm H1N1 đã khiến 1/5 cư dân toàn thế giới mắc bệnh. Tuy nhiên bệnh này không gây nguy hiểm c.h.ế.t người nhiều khi tỉ lệ người tử vong chỉ là 0,02%.
- Dịch SARS giai đoạn 2002-2003, do một chủng virus corona cùng họ với virus SARS-CoV-2 hiện nay, mặc dù đã lây nhiễm cho khoảng 8.000 người ở 26 quốc gia và gây t.ử v.o.n.g 774 người trên toàn thế giới. Tuy nhiên, cũng chủ yếu xảy ra tại Trung Quốc và Hong Kong.
- Dịch MERS bắt nguồn tại Ả Rập năm 2012, sau đó lan rộng ra hơn 26 quốc gia với hơn 2.500 người mắc, 850 người t.ử v.o.n.g. Cũng như corona, virus Mers tiềm ẩn trong lạc đà, có khả năng lây nhiễm từ người sang người.
- Dịch bệnh Ebola bắt đầu ở một ngôi làng nhỏ ở Guinea vào năm 2014 và lan sang một số nước láng giềng ở Tây Phi trong vài tháng. Đến năm 2016, dịch bệnh được đẩy lùi. Ebola cũng đã khiến 28.600 người nhiễm bệnh, trong đó 11.325 qua đời, hầu hết các trường hợp là ở Guinea, Liberia và Sierra Leone.
Cho tới nay đã có 1.273.720 người mắc; 69.459 người t.ử v.o.n.g vì dịch bệnh Covid-19. Ảnh: Internet
- Tại cuộc họp báo chung với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổng Giám đốc IMF, bà Kristalina Georgieva cũng đã phát biểu rằng, thế giới đang trải qua một “cuộc khủng hoảng kép" – cả về sức khỏe lẫn kinh tế - do dịch COVID-19 gây ra. Đây là cuộc khủng hoảng ở quy mô chưa từng có trong lịch sử IMF. Bà Georgieva kêu gọi các nền kinh tế phát triển tăng cường những nỗ lực trợ giúp các thị trường mới nổi và các quốc gia đang phát triển ứng phó với những tác động về kinh tế và sức khỏe cộng đồng do đại dịch.
- Trước những ngày khủng hoảng do COVID-19 , có tới hơn 90 quốc gia, chiếm gần một nửa trong tổng số 189 nước thành viên IMF, đã đề nghị viện trợ khẩn cấp từ tổ chức này để ứng phó với đại dịch.
- IMF và, WHO kêu gọi sử dụng viện trợ khẩn cấp chủ yếu để tăng cường các hệ thống y tế trả lương cho y, bác sỹ và để mua thiết bị bảo hộ. Bà Georgieva cho biết IMF sẵn sàng sử dụng quỹ dự phòng chiến tranh 1.000 tỷ USD nếu cần.
Nguồn: Tổng hợp