Mùa hè rất nhiều người thích uống nước đỗ đen để giải nhiệt, giải độc, giúp giảm cân và tốt cho sức khỏe mùa nắng nóng.
Như vậy rõ ràng nước đỗ đen có rất nhiều lợi ích, cũng vì vậy mà không ít người lạm dụng thức uống này hoặc không tìm hiểu kỹ càng, dẫn đến uống sai cách gây tác dụng ngược mọi người ạ.
Những thông tin này mình vừa thấy lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng,Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội cảnh báo trên báo chí rồi, giờ mình chia sẻ cho những ai quan tam nha.
Dưới đây là 6 sai lầm khi uống nước đỗ đen khiến thức uống này vô dụng, lại rước thêm bệnh vào người như sau:
Đỗ đen nổi tiếng lành mạnh. Ảnh minh họa/Nguồn: Sina
Sai lầm đầu tiên: Uống nước đỗ đen thay nước lọc
Với những chị em muốn giảm cân, thường uống quá nhiều nước đỗ đen với mong muôn đẩy nhanh quá trình tiêu hao mỡ cơ thể mình. Thế nhưng, việc uống quá nhiều nước đậu đen sẽ khiến cơ thể giảm khả năng hấp thu các chất khác.
Hơn nữa, nếu trẻ em uống quá nhiều nước đậu đen sẽ khiến trẻ không thể hấp thu được các chất dinh dưỡng, dẫn tới suy dinh dưỡng và thấp còi.
Sai lầm thứ 2: Thêm đường vào nước đỗ đen
Tốt nhất không nên cho đường vào nước đỗ đen rang. Riêng với những người phải lao động nặng, khi uống nên cho một chút muối để tăng cường điện giải cho cơ thể.
Sai lầm thứ 3: Uống nước đỗ đen khi đang viêm đại tràng, đi ngoài
Với những người đang mắc bệnh viêm đại tràng, tiêu hóa kém, đi ngoài thì không nên uống nước đậu đen.
Hơn nữa, đối với trẻ em và người già, người có thể trạng yếu tốt nhất nên hạn chế uống nước đỗ đen.
Lý do vì hàm lượng protein trong đậu đen cao sẽ khiến cơ thể khó tiêu thụ hết lượng protein trong thực phẩm này. Từ đó gây ra vấn đề về tiêu hóa, đau bụng và đầy bụng.
Sai lầm thứ 4: Uống nước đỗ đen khi đang bị huyết áp thấp
Với những người huyết áp thấp thì không nên uống nước đỗ đen, lý do vì trong nước đỗ đen chứa nhiều kali khiến cho bệnh tình càng thêm tăng nặng.
Khi uống loại nước này mà thấy dấu hiệu mệt mỏi, tứ chi lạnh, đi ngoài phân lỏng hay đi tiêu kéo dài thì cần dừng ngay.
Sai lầm thứ 5: Uống nước đỗ đen khi cơ thể bị cảm lạnh
Nước đỗ đen có tính hàn, nếu như uống quá nhiều sẽ gây lạnh bụng dẫn tới đi ngoài.
Đặc biệt, với những người đang bị cảm lạnh không nên uống vì loại nước này có thể khiến tình trạng thêm nặng. Để giảm tính hàn có trong nước đỗ đen, mọi người nên đem đậu đen đi rang trước khi chế biến.
Đỗ đen tốt nhưng phải uống đúng cách. Ảnh minh họa/Nguồn: kknews
Sai lầm thứ 6: Uống nước đỗ đen khi đang uống thuốc
Đậu đen có chứa các chất như protein, phốt pho hữu cơ, các kim loại nặng có thể kết hợp thành chất kết tủa, nhờ vậy nó có tính năng giải độc bởi.
Chính vì thế, với những người đang dùng thuốc mà uống nước đậu đen, thì loại nước này sẽ phản ứng với các thành phần có liên quan trong thuốc, dẫn tới thuốc không thể phát huy hiệu quả như mong muốn.
Trong trường hợp nếu vẫn muốn uống đỗ đen trong giai đoạn này thì cần chờ sau 4 giờ dùng thuốc.
Theo các chuyên gia, nếu uống nước đậu đen mỗi ngày thì tốt nhất nên dùng đỗ đen đã rang chín, hơn nữa chỉ nên uống khoảng 200ml -250 ml.
Thời điểm uống nước đỗ đen tốt nhất là vào buổi sáng sớm, ngoài ra nó sẽ phát huy công dụng tốt hơn khi bạn cho thêm 1 thìa mật ong.
Sau những thông tin báo chí vừa chia sẻ như vậy, mọi người đã biết uống nước đỗ đen cần phải 'né' điều gì để không làm hại sức khỏe rồi nhé.