Sau khi nhiễm ‘cô vít’, nhiều người lo cơ thể nhiễm độc tố nên tìm tòi món nọ món kia để bổ sung giúp cơ thể thải độc nhanh nhất và nhanh hồi phục.

Thời gian này cũng có nhiều người mách nhau mỗi ngày uống 2 cốc bột sắn dây pha đường phèn để thải độc tố do vi rút  gây ra. Vậy nhưng không biết điều này có đúng không?

Mình vừa nhiễm ‘cô vít’ xong và cũng có nhu cầu thải độc như vậy, nên khi tìm hiểu trên báo Pháp luật TP.HCM, mình thấy ThS-BS Nguyễn Văn Đàn, Phó trưởng Khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Dược TP.HCM đã trả lời rõ ràng rồi.

Giờ mình chia sẻ cho những ai quan tâm nha.

hình ảnh

ThS-BS Nguyễn Văn Đàn, Phó trưởng Khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Dược TP.HCM. Ảnh: Báo Pháp luật TP.HCM

Quan niệm sau khi bị ‘cô vít’ cơ thể tích lũy nhiều độc tố, cần uống nhiều bột sắn dây để thải độc là không phù hợp

Cụ thể theo bác sĩ Đàn, trong y học cổ truyền, bột sắn dây có 2 cách sử dụng, một là dạng tươi hay còn gọi là bột sắn dây mà chúng ta hay hòa nước uống, hai là hòa bột trong nước sau đó nấu lên thành dạng sệt.

Mỗi cách dùng đều có tác dụng khác nhau. Nếu hòa bột sắn dây với nước thường rồi uống sẽ có tác dụng giải khát, thanh nhiệt, giúp giảm sốt, nóng, cảm nắng... Còn nếu nấu lên thành dạng sệt lại có tác dụng kiện tì.

Bác sĩ Đàn cho biết, khi bị ‘cô vít’ sau giai đoạn cấp, cơ thể sẽ tổn thương khí huyết khác nhau tùy vào thể chất của F0. Nếu F0 có thể chất đầy đủ, sung túc thì mức độ tổn thương ít hơn, không biểu hiện lâm sàng. Sau quá trình tập luyện đầy đủ, ăn uống đủ dinh dưỡng cơ thể sẽ tự phục hồi.

Còn nếu như thể chất người bệnh vốn đã yếu thì sau giai đoạn cấp như vậy, khí huyết sẽ tổn thương nhiều.

Sau giai đoạn cấp mà F0 có các triệu chứng như đầy bụng, tiêu hóa kém... thì có thể nấu chín bột sắn dây để ăn. Còn nếu có các triệu chứng khác thì có thể dùng bột sắn dây pha nước uống.

Thế nhưng theo bác sĩ Đàn, cần chú ý nên có sự thăm khám và tư vấn cụ thể cho từng F0 để sử dụng sao cho phù hợp.

Còn về quan niệm sau khi bị ‘cô vít’, cơ thể tích lũy nhiều chất độc, cần uống nhiều bột sắn dây để thải độc thì theo y học cổ truyền là không phù hợp.

Theo các chuyên gia, khi bị sốt, họng khô đau rát, các món nước rau má đậu xanh, nước đậu đen với ít lát gừng mỏng, nước bột sắn dây, nước dừa, nước củ dền... giúp giải bớt nhiệt độc, hỗ trợ sinh tân dịch cho cơ thể.

hình ảnh

Nhiều F0 khỏi bệnh ăn thật nhiều bột sắn để giải độc. Ảnh minh họa/Nguồn: nytimes

F0 khỏi bệnh có thể tham khảo một số món ăn, thức uống phục hồi sức khỏe sau mắc 'cô vit' theo hướng dẫn của Bộ Y tế như sau:

Thể trạng nhiệt: Biểu hiện hay bị nhiệt miệng, viêm sưng đau họng, khi bị cảm thường hay sốt cao, thích uống nước lạnh, khát nước nhiều, dễ táo bón, nước tiểu thường vàng đậm. F0 nên ăn các món canh, xào nhanh, salad, uống đủ nước.

Các thức ăn bài thuốc giúp bổ phế âm, thanh nhiệt như bầu, bí, khổ qua, củ cải trắng, đậu xanh, cần tây, rau sam,râu bắp, cá chép, mồng tơi, dưa hấu, trà xanh.

Thể trạng hàn: Biểu hiện hay sợ lạnh, dễ bị tiêu chảy hay rối loạn tiêu hóa khi đồ uống lạnh, ăn thức ăn lạnh, thích uống nước ấm, khi bị cảm thường hay rét run, ho có đờm nhiều, màu trắng.

F0 nên nấu chín uống sôi, có thể dùng nhiều các món canh hầm, rim, kho, trong nấu ăn dùng nhiều nghệ, hành, tỏi, nghệ tăng dương khí cho cơ thể.

Các thức ăn bài thuốc giúp ấm phổi, tăng cường dương khí gồm hành tỏi, gừng, quế, tiêu, thảo quả, hồi, tía tô, kinh giới, thịt dê.

Thể trạng đàm thấp: Biểu hiện hay mệt mỏi, nặng đầu, chóng mặt, đờm nhiều, rêu lưỡi dầy, dễ mắc rối loạn lipid máu, cholesterone cao.

Người bệnh cần tập nhiều thể dục, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, gây khó tiêu, ăn thêm sữa chua để giúp khai vị, dễ tiêu, các món ăn dưa muối, đặc biệt là củ cải trắng sống mài mịn, hay gừng muối.

Các thức ăn bài thuốc giúp trừ thấp gồm bí, râu bắp, cải thảo, ý dĩ, rong biển, củ sen, củ cải trắng...

Trên đây là những thông tin đã được báo chí chia sẻ, mọi người tham khảo để dùng khi cần tới nha.

Nguồn: Tổng hợp