Vừa hôm trước mình đọc trên hàng loạt tờ báo thấy đưa tin về trường hợp gia đình có tận 2 đứa con qua đời vì ăn cháo gà để qua đêm trong tủ lạnh mà đau lòng quá các mẹ ơi. Nói thật là nhà mình hay ăn món này lắm, vì vừa dễ nấu mà nghe đâu rất bổ dưỡng, phù hợp với mọi lứa tuổi từ già đến trẻ thì tiện quá còn gì.
Hơn nữa, đang mùa dịch Covid-19, sáng ra cứ hầm nồi cháo gà là yên tâm con có đồ ăn bổ dưỡng, tăng sức đề kháng khi không thể ra ngoài hàng ăn các mẹ ạ.
Mà khi nấu món này, mình còn cho thêm một số loại rau, nên không lo mất cân bằng dinh dưỡng đâu nha! Nhất là hồi bọn trẻ còn bé xíu, mới chỉ biết ăn bột, cháo thì càng cần phải cho rau vào món ăn mới dược.
Thế nhưng cho dù món cháo gà nấu xong ăn ngay chứ không để qua đêm như gia đình nói trên, mà nếu như không nấu đúng cách cũng có thể gây ngộ độc dẫn đến mất mạng đấy các mẹ ạ.
Vậy nên khi nấu món cháo gà, các mẹ nhớ tránh bỏ những loại rau dưới đây vào nha! Kể cả khi ăn thịt gà, các mẹ cũng nên tránh kết hợp cùng các loại rau này đấy ạ!
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet
Không cho RAU CẢI XANH vào cháo gà
Theo Đông y, tính chất của rau cải và thịt gà khi kết hợp chung với nhau sẽ đem lại những tác dụng không mong muốn. Cụ thể, rau cải là loại rau có tính ấm nóng, tính ôn với tác dụng hiệu quả trong việc chống cảm lạnh, chống lạnh bụng, thông đờm, điều hòa khí huyết,…Đặc biệt thể hiện rõ ở loại cải đắng, hay còn gọi là cải bẹ xanh. Còn thịt gà, chúng cũng có tính ôn, vị ngọt, giàu dưỡng chất. Thịt gà có thể giúp bồi bổ khí huyết, cải thiện những tình trạng cảm, rối loạn khí huyết và giúp điều hòa hoạt động của thận.
Theo Đông y, thịt gà có tính ôn ngọt, không độc, bổ dưỡng, có tác dụng bổ âm cho tỳ vị, bổ khí, huyết và thận. Trong khi đó, cải xanh cũng có tính ôn, vị cay, làm ấm tỳ vị và kích thích tiêu hóa, có tác dụng giải cảm, thông đờm, lợi khí…
Như vậy khi dùng chung 2 thực phẩm có tính ôn này cùng nhau sẽ gây nhiệt nhiều cho cơ thể, từ đó có thể gây nổi mụn, bệnh lỵ và thậm chí tổn thương khí huyết.
Không cho RAU KINH GIỚI vào cháo gà
Như đã nói ở trên, thịt gà có tính ôn, có tác dụng điều hòa khí huyết, trị các chứng rối loạn tiêu hóa do lạnh,… Trong khi rau kinh giới lại có tính cay nóng, tân tán. Nếu như kết hợp lại với nhau sẽ gây ra các chứng phong ngứa, nóng trong, chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy.
Không cho RAU RĂM vào cháo gà
Rau răm có vị cay, tính ấm, không có độc, có tác dụng chữa đau bụng lạnh, tăng cường cơ bắp, thị lực... nhưng khi ăn cùng thịt gà có thể tạo ra những chất có hại cho hệ tiêu hóa. Vì vậy, không nên ăn chung hai món này để đảm bảo cho sức khỏe.
Không cho TỎI, HÀNH SỐNG vào cháo gà
Hành, tỏi sống là những loại thực phẩm có tính cay nóng rất cao, nếu ăn chung với thực phẩm tính ấm nóng như thịt gà sẽ gây ra tình trạng rối loạn khí huyết và dư thừa nhiệt. Chúng sẽ khiến cơ thể trở nên nóng trong, rối loạn tiêu hóa, rối loạn khí huyết, kiết lị.
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet
Như vậy, ngoại trừ những loại rau kỵ với cháo gà đã kể trên, các mẹ có thể món cháo này cùng 8 loại rau củ dưới đây để giúp mùi vị và chất lượng dinh dưỡng của món ăn tốt hơn nha!
Cháo gà nấu với rau mồng tơi: Không chỉ có tính mát, dễ ăn và tốt cho tiêu hóa, rau mồng tơi cò nổi tiếng giàu chất xơ, vitamin rất tốt cho sức khỏe. Nếu như kết hợp với hàm lượng chất đạm cao, các khoáng chất và vitamin trong thịt gà sẽ giúp cơ thể được bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng quý giá.
Cháo gà nấu với cà rốt: Hàm lượng vitamin A cao trong cà rốt rất tốt cho sự phát triển thị lực và hệ thống thần kinh. Nếu nấu cháo gà cùng cà rốt sẽ giúp bé được phát triển thị giác tốt hơn, đồng thời giúp tăng cường khả năng miễn dịch.
Cháo gà nấu với rau dền: Rau dền khi nấu với thịt gà không chỉ cung cấp lượng lớn vitamin A, E và các loại chất khoáng, sắt, kẽm,…cho cơ thể, nó còn có thể dung hòa được tính chất của thịt gà.
Cháo gà nấu với rau ngót: Rau ngót nổi tiếng chứa nhiều các loại vitamin A, B, C…và lượng chất xơ, chất khoáng dồi dào tốt cho cơ thể, đặc biệt với trẻ nhỏ. Nếu như những dinh dưỡng này kết hợp với lượng chất đạm, protein, kẽm,…trong thịt gà, món cháo này sẽ giúp bé có thêm những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể
Cháo gà nấu với súp lơ: Hàm lượng dinh dưỡng có trong súp lơ như vitamin C, chất xơ, chất oxy hóa và chất khoáng rất tốt cho các quá trình sinh học của cơ thể, đặc biệt là hoạt động tiêu hóa và khả năng đề kháng. Nếu như nấu chung với thịt gà sẽ tăng cường dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cơ thể.
Cháo gà nấu với bí xanh: Bí xanh không chỉ nổi tiếng là thực phẩm thanh mát, mà nó còn có thể cung cấp cho trẻ đầy đủ các loại vitamin cần thiết như vitamin A, vitamin B, C, E, K… Nếu như nấu cùng thịt gà sẽ có được món ăn vô cùng bổ dưỡng.
Cháo gà nấu với bí đỏ, khoai tây: Trong bí đỏ rất giàu vitamin A, E, chất xơ, chất khoáng thực vật vô cùng tốt cho cơ thể. Còn khoai tây cũng là thực phẩm cung cấp một lượng tinh bột, chất đạm, chất xơ và vitamin rất có lợi. Nếu nấu chung với thịt gà sẽ vô cùng bổ dưỡng, tốt cho sự phát triển của bé.
Cháo gà nấu với nấm: Trong nấm chứa nhiều chất xơ tự nhiên, các loại vitamin và chất khoáng. Khi nấu chung với thịt gà chúng sẽ tạo ra một món ăn hấp dẫn và đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Nguồn: Tổng hợp