Thực phẩm sạch là những loại thực phẩm được các chuyên gia khuyên nên sử dụng vì mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe.
Vấn đề thực phẩm sạch luôn là bài toán gây đau đầu cho cả người tiêu dùng lẫn các nhà quản lý. Đã có rất nhiều trường hợp vì sử dụng thực phẩm bẩn mà bị ngộ độc phải nằm viện. Thậm chí, có người còn không thể qua khỏi.
Thực phẩm sạch đang được nhiều người yêu thích. Ảnh minh họa
Đó là lý do vì sao mà nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch đang ngày một gia tăng. Nhiều người sẵn sàng bỏ một số tiền lớn để mua những thứ được cho là sạch để đảm bảo an toàn. Đặc biệt, các loại nông sản hữu cơ rất được ưu chuộng. Tuy nhiên, nó có đúng là sạch không?
Thực phẩm sạch: Khái niệm, phân loại
Giữa 'ma trận' thực phẩm bẩn sạch lẫn lộn trên thị trường thì việc tìm kiếm những sản phẩm sạch thật sự không phải là điều dễ dàng. Nhiều người cho rằng cứ các sản phẩm hữu cơ là sạch. Nhưng sư thật liệu có phải thế?
Vậy thực phẩm sạch là gì?
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết: Thực phẩm sạch là các loại thực phẩm được thu hoạch từ nguồn nuôi trồng. Trong quá trình này, người dân vẫn được dùng thuốc trừ sâu, chất hóa học... Tuy nhiên, họ chỉ được dùng với hàm lượng cho phép. Điều đó nhằm đảm bảo sản phẩm khi tới tay người tiêu dùng thì lượng hóa chất ở mức cho phép và không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Có một loại thực phẩm khác cũng được nhiều người tin tưởng là sạch đó là thực phẩm organic hay còn gọi là thực phẩm hữu cơ. Nó gồm các loại nông sản như rau củ quả, ngũ cốc, thịt, sữa và các chế phẩm từ sữa, trứng, mật ong...
Tuy nhiên, để đánh giá rằng thực phẩm này có sạch hay không còn phải dựa vào nguồn thu từ nhưng nơi không dùng bất kỳ hóa chất nào. Và để có chứng nhận hữu cơ, doanh nghiệp phải canh tác thực phẩm trong điều kiện môi trường nhất định. Nó phải được giám sát và kiểm nghiệm chặt chẽ từ các tổ chức quốc tế.
Thực phẩm sạch là tên gọi chung của 3 loại thực phẩm. Ảnh minh họa
Thực tế, trong luật An toàn vệ sinh thực phẩm thì không có khái niệm thực phẩm sạch hay bẩn. Nó chỉ có tiêu chuẩn thực phẩm an toàn với người dùng. Theo đó, thực phẩm an toàn cần đảm bảo những yếu tố sau:
- Đảm bảo quy định về điều kiện nuôi trồng, sản xuất thực phẩm tươi sống.
- Được vận chuyển, đóng gói theo quy cách nhất định, có tem nhãn đầy đủ.
- Khâu bảo quản phải đúng tiêu chuẩn an toàn.
Phân loại thực phẩm sạch
Thực phẩm sạch là tên gọi chung của 3 loại gồm: Thực phẩm không ô nhiễm, thực phẩm sinh thái và thực phẩm hữu cơ.
- Thực phẩm không ô nhiễm: Đây là loại được sản xuất bằng quy trình nghiêm ngặt. Sản phẩm thu được cuối cùng đảm bảo theo tiêu chuẩn của cơ quan chức năng. Nó cũng được cấp giấy chứng nhận là không ô nhiễm. Do đó, thực phẩm này rất an toàn với người tiêu dùng.
- Thực phẩm sinh thái: Loại này còn được gọi là thực phẩm xanh. Nó được sản xuất trong môi trường không bị ô nhiễm. Đồng thời, tuân thủ quy trình của cơ quan chuyên môn đặt ra.
- Thực phẩm hữu cơ: Đây là loại được sản xuất và chế biến theo quy trình rất nghiêm ngặt. Thường thì thực phẩm hữu cơ không được dùng các chất hóa học như thuốc bảo vệ thực vật hay thuốc kích thích... Ngay từ khâu chọn cây giống cũng rất khắt khe. Những loại giống biến đổi gen hay không thuần chủng sẽ bị loại bỏ. Sau khi thu được, sản phẩm không có chất bảo quản để kéo dài thời gian sử dụng.
Bài viết liên quan: 7 thực phẩm sạch tự nhiên 100%, dù bị phun thuốc cũng 'tự đào thải': Đi chợ mua ăn yên tâm như nhà trồng
Tại sao nên dùng thực phẩm sạch, cách phân biệt
Thực phẩm sạch đang ngày càng được yêu chuộng hơn trong xã hội hiện nay. Bởi nó mang đến nhiều lợi ích cho người tiêu dùng.
Thực phẩm sạch tốt cho sức khỏe thế nào
Khi sử dụng thực phẩm sạch, bạn có thể yên tâm về chất lượng cũng như độ an toàn của nó. Nhất là trong bối cảnh các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc được bày bán công khai tại nhiều nơi, rất khó kiểm soát.
Các loại thực phẩm sạch thường không bị nhiễm bẩn. Vì vậy, hương vị mà nó mang lại cũng tốt hơn rất nhiều. Nó cũng đảm bảo được sự tươi ngon và hương vị tự nhiên.
Tuy nhiên, nếu xét về mặt dinh dưỡng thì thực phẩm sạch không có giá trị dinh dưỡng cao vượt trội. Nó cũng như các sản phẩm thông thường khác. Tuy nhiên, vì sạch nên giúp chúng ta có thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng và bớt chất độc hại trong cơ thể.
Thực phẩm sạch đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Ảnh minh họa
Do đó, việc sử dụng thực phẩm sạch chính là cách đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Từ đó, hạn chế nguy cơ mắc bệnh lý, chẳng hạn như ngộ độc thức ăn. Ngộ độc thức ăn nếu không được cấp cứu kịp thì hoàn toàn có thể tử vong.
Vậy làm thế nào để phân biệt được thực phẩm sạch và thực phẩm bẩn?
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại thực phẩm được 'dán nhãn' sạch nhưng chưa chắc đã sạch. Vì vậy, người tiêu dùng cần phải tinh ý. Các mẹ nội trợ có thể phân biệt dựa vào một số yếu tố như:
- Khi ngửi, thực phẩm không có mùi lạ.
- Nhìn bằng mắt thường, thực phẩm đảm bảo có độ tươi ngon nhất định.
- Khi sờ, bạn không thấy có điều bất thường như có dịch, nước lạ chảy ra...
Bài viết liên quan: Cửa hàng mua thực phẩm sạch ở TPHCM uy tín để bảo vệ sức khỏe gia đình
Trên đây là những thông tin liên quan tới thực phẩm sạch tốt cho sức khỏe mà bất cứ ai cũng cần biết. Vì sức khỏe của bản thân và gia đình, hãy chọn những loại vừa sạch vừa ngon. Chúng vừa mang tới hương vị tốt lại còn đảm bảo sức khỏe nữa đó.
Xem thêm bài viết liên quan:
8 loại rau quả 'sạch tự nhiên' giúp tăng đề kháng và phòng khối u 'từ trong trứng nước
Cùng chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Thị Lâm chọn thực phẩm Organic cho bé ăn dặm