Thực phẩm lành mạnh có nghĩa là những thứ giàu dinh dưỡng, không ảnh hưởng gì tới sức khỏe và nên dùng hàng ngày.
Ngày nay, thức ăn không thiếu nên mọi người thường có nhiều sự lựa chọn. Những thực phẩm lành mạnh thường nằm trong danh sách đầu bảng của người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, để lựa chọn được những thực phẩm lành mạnh thì không hề dễ dàng. Vậy thực phẩm lành mạnh có nghĩa là gì và làm sao để lựa chọn?
Thực phẩm lành mạnh có nghĩa là những thực phẩm bổ dưỡng, không hại sức khỏe. Ảnh minh họa
Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp cho nhu cầu gia đình. Đồng thời, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe nhé.
Thực phẩm lành mạnh có nghĩa là gì?
Thực phẩm lành mạnh là những thứ có hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào. Đây là những dưỡng chất quan trọng để cơ thể luôn khỏe mạnh. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc ăn uống lành mạnh cần phải đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm thực phẩm chính. Điều này nhằm cân bằng dưỡng chất và duy trì sức khỏe dẻo dai. Chế độ ăn uống hợp lý cùng với việc tập luyện tích cực sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.
Về thực phẩm lành mạnh, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) mới đây đã đưa ra định nghĩa. Theo đó, họ cho rằng, việc sử dụng thuật ngữ 'lành mạnh' trên nhãn mác giúp người tiêu dùng dễ dàng đưa ra sự lựa chọn cho sức khỏe. Tuy nhiên, để sở hữu từ này trên bao bì, sản phẩm đó phải đáp ứng được yêu cầu cụ thể.
Trước đây, người ta định nghĩa thực phẩm lành mạnh gồm giới hạn về tổng lượng chất béo, chất béo bão hòa. Đồng thời, nó phải đảm bảo cung cấp ít nhất 10% nhu cầu hàng ngày về chất xơ, vitamin A, C, sắt và protein cho cơ thể.
Tuy nhiên, mới đây các chuyên gia đã đưa ra giới hạn nghiêm ngặt hơn. Để được coi là thực phẩm lành mạnh, sản phẩm đó cần phải có chứa các nhóm hữu cơ như trái cây, rau, sữa, ngũ cốc nguyên hạt trong bảng thành phần.
Không chỉ thế, FDA cũng khuyến nghị đánh giá loại chất béo và tập trung vào chất béo bão hòa. Do đó, một số thực phẩm như bánh mì trắng, sữa chua có đường, một số loại ngũ cốc có thể bị loại khỏi danh sách thực phẩm lành mạnh.
Chẳng hạn, ngũ cốc cần phải chứa 21g ngũ cốc nguyên hạt và không được có quá 1g chất béo bão hòa, 230miligam natri và 2,5g đường bổ sung. Đảm bảo được yêu cầu này, nó mới được coi là thực phẩm lành mạnh.
Định nghĩa thực phẩm lành mạnh mới đây đã có sự thay đổi. Ảnh minh họa
Theo định nghĩa mới này, các thực phẩm như bơ, quả hạch, hạt sẽ được xếp vào nhóm lành mạnh. Mặc dù trước đây, những thứ này không hề có mặt trong danh sách.
Như vậy, đây là lần đầu tiên để từ năm 1994, FDA đề xuất thay đổi thuật ngữ để nhằm phù hợp với các hướng dẫn dinh dưỡng mới nhất. Định nghĩa cũng được cập nhật vào thời điểm Mỹ báo cáo hơn 80% người dân không ăn đủ rau, trái cây và sữa. Thay vào đó, người Mỹ có xu hướng sử dụng nhiều đồ ăn nhanh giàu chất béo bão hòa, natri và đường. Điều này đã được các chuyên gia khuyến cáo có thể là nguyên nhân gây bệnh mạn tính.
Định nghĩa mới này được công bố trong Hội nghị về Đói, Dinh dưỡng và Sức khỏe của Nhà Trắng. Đây là một phần trong chiến lược quốc gia của FDA nhằm chấm dứt nạn đói. Đồng thời, cải thiện dinh dưỡng và phòng bệnh mạn tính do chế độ ăn uống gây ra.
Theo các chuyên gia, việc cập nhật tiêu chuẩn về dinh dưỡng là bước đi đúng đắn. Nó nhằm nâng cao nhận thức về lượng natri, đường và chất béo bão hòa nạp vào cơ thể sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe thế nào.
Bài viết liên quan: 7 loại thực phẩm lành mạnh nhất
Thực phẩm lành mạnh bao gồm những loại nào?
Việc sử dụng các loại thực phẩm lành mạnh giúp nâng cao sức khỏe. Đồng thời, hạn chế nguy cơ mắc bệnh mạn tính.
Làm thế nào để ăn uống lành mạnh?
Theo các chuyên gia, để duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, bạn nên:
- Ăn đúng loại thực phẩm và có sự đa dạng. Bạn nên chọn nhiều loại thức ăn trong 4 nhóm thực phẩm chính. 4 nhím này gồm: Nhóm bột đường, nhóm chất béo, nhóm thực phẩm giàu chất đạm và nhóm rau củ trái cây.
- Tùy thuộc vào giới tính, độ tuổi và mức độ hoạt động mà bạn có thể ăn với mức độ phù hợp. Không nên ăn quá nhiều cũng đừng ăn ít quá.
- Nên đọc kỹ nhãn mác in trên thực phẩm để có sự so sánh và lựa chọn thực phẩm lành mạnh trước khi mua. Điều này thể hiện rõ nhất trên bảng thông tin dinh dưỡng và phân trăm giá trị dinh dưỡng hàng ngày trên nhãn mác.
Bạn nên ăn nhiều thực phẩm lành mạnh. Ảnh minh họa
- Không sử dụng các loại thực phẩm và đồ uống giàu calo, chất béo, đường, natri. Hoặc nếu không thể từ bỏ, bạn nên hạn chế sử dụng chúng.
- Cân đối tỷ lệ của từng nhóm thực phẩm trong thực đơn hàng ngày.
Những thực phẩm lành mạnh bạn nên ăn hàng ngày
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những loại thực phẩm lành mạnh bạn nên ăn gồm:
- Các loại cá tốt cho sức khỏe như cá hồi, cá trích, cá thu, cà mòi... Đây là những loại cá có hàm lượng dinh dưỡng cao, ít chất béo bão hòa, rất tốt cho sức khỏe và não bộ của người lớn lẫn trẻ nhỏ.
- Rau màu xanh đậm và trái cây giúp cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết để cải thiện hệ miễn dịch.
- Các loại sữa ít béo và sữa thay thế như đậu nành.
- Các loại ngũ cốc như lúa mạch, gạo nâu, yến mạch, hạt diêm mạch, lúa hoang.
- Thực phẩm giàu protein thay thế thịt như đậu lăng, đậu hũ, các loại đậu khác.
- Các loại thịt nạc đx bỏ da và mỡ thừa.
Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe, bạn nên tránh những thực phẩm không lành mạnh như:
- Bánh ngọt, bánh quy và đồ ăn nhẹ
- Kem và các món tráng miệng đông lạnh
- Chocolate và bánh kẹo
- Bánh rán cùng các loại bánh nướng xốp
- Khoai tây chiên và các loại đồ ăn nhanh
- Rượu, nước ngọt
- Nước ép trái cây có thêm đường...
Những thực phẩm này thường có hàm lượng đường, natri và chất bẽo bão hòa cao. Khi đi vào cơ thể sẽ gây ra nhiều vấn đề, chẳng hạn là tăng nguy cơ mắc bệnh mạn tính như: tim mạch, béo phì, tiểu đường...
Bài viết liên quan: Điểm danh 10 siêu thực phẩm lành mạnh nhất hành tinh
Trên đây là toàn bộ thông tin để giải đáp cho câu hỏi thực phẩm lành mạnh có nghĩa là gì. Các mẹ có thể từ đây để lựa chọn cho gia đình những thứ an toàn, bổ dưỡng nhằm bảo vệ sức khỏe, hạn chế nguy cơ mắc bệnh nhé,
Có thể bạn quan tâm:
Thực phẩm giúp tăng cân lành mạnh!
Các thực phẩm tốt cho sức khỏe người cao tuổi
Từ 30, phụ nữ nên ăn 10 siêu thực phẩm mỗi ngày: Bệnh tật và lão hóa sẽ chậm lại nhiều năm