Vitamin B12 có thể tan trong nước, giúp hình thành tế bào hồng cầu, chuyển hóa tế bào, chức năng thần kinh, sản xuất AND

Thiếu vitamin B12, cơ thể sẽ gặp phải một số vấn đề như hoa mắt chóng mặt, suy giảm thị lực, rối loạn tiêu hóa, tổn thương thần kinh,…

Vitamin B12 rất quan trọng đối với sức khỏe. Câu hỏi đặt ra là vitamin B12 có tác dụng gì? Đáp án có thể khiến bạn bất ngờ, loại vitamin này hỗ trợ chức năng não và hệ thần kinh, sản xuất và duy trì DNA, các tế bào hồng cầu; hỗ trợ các quá trình trao đổi chất và tạo năng lượng. Cơ thể không tự sản xuất vitamin B12, nhưng mọi người cũng không nên lo lắng quá vì loại vitamin này có rất nhiều trong các thực phẩm quen thuộc với chúng ta và chúng ta có thể lấy nó từ các nguồn thực phẩm động vật hoặc chất bổ sung gồm thịt gia cầm, cá và các sản phẩm từ sữa.

Tuy nhiên,. Do đó, hãy lưu ý bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B12 vào thực đơn mỗi ngày để tránh tình trạng thiếu hụt vitamin B12.

Vitamin B12 mang lại nhiều lợi ích sức khỏe

Vitamin B12 mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Ảnh minh họa

Vitamin B12 thiếu hụt thì sao?

Quan trọng là thế vậy thiếu vitamin B12 gây bệnh gì? Bạn có thể sẽ gặp một số những vấn đề về sức khỏe như sau:

1. Thiếu vitamin B12 tim sẽ gặp vấn đề

Vitamin B12 phá vỡ axit amin được gọi là homocysteine để tạo ra các chất mới cơ thể bạn cần. Khi thiếu vitamin b12, mức homocysteine trong cơ thể tăng cao. Trong khi nồng độ homocysteine cao làm tăng nguy cơ đau tim.

Nghiên cứu cho thấy homocysteine có liên quan đến tổn thương niêm mạc động mạch, do đó có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch.

2. Thiếu vitamin b12 gây thiếu máu

Vitamin B12 thiếu hụt sẽ liên quan đến thiếu máu macrocytic, trong đó các tế bào hồng cầu lớn hơn mức trung bình. Điều này trái ngược với thiếu sắt, gây ra các tế bào hồng cầu nhỏ.

Thiếu máu là tình trạng thiếu các tế bào hồng cầu khỏe mạnh để mang đủ oxy đến các mô của cơ thể. Thiếu máu, còn được gọi là hemoglobin thấp, khiến người mệt mỏi và yếu đi. Thiếu máu có thể gây ra: Không chịu được lạnh, mệt mỏi, mất ngủ, lờ đờ, rối loạn tâm trạng.

3. Thiếu vitamin b12 gây mệt mỏi

Vitamin B12 thấp dẫn đến ít tế bào hồng cầu vận chuyển oxy, làm cơ thể cảm thấy yếu hoặc mệt mỏi. Ngoài ra Vitamin B12 cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa năng lượng - đó là sự phân hủy thực phẩm chúng ta ăn để sử dụng làm năng lượng. Do đó, khi vitamin B12 bị thiếu, việc sản xuất năng lượng bị cản trở.

Thực tế, việc sản xuất hồng cầu là một trong những chức năng chính của vitamin B12. Trong đó, các tế bào hồng cầu làm nhiệm vụ mang oxy đi khắp cơ thể, bao gồm cả cơ bắp khi chúng hoạt động.

4. Thiếu vitamin b12 gây mất trí nhớ

Thiếu vitamin b12 có liên quan tới việc tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, đây là kết quả rút ra từ một số nghiên cứu. Những triệu chứng này có thể bao gồm: Ảo giác, khó chịu, mất trí nhớ, tâm trạng thay đổi.

Thiếu vitamin B12 cơ thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe

Thiếu vitamin B12 cơ thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Ảnh minh họa

5. Thiếu vitamin b12 gây khó thở

Thiếu vitamin B12 có thể làm tổn hại đến khả năng của các tế bào hồng cầu cung cấp oxy cho cơ bắp, dẫn đến khó thở. Ngoài ra còn gây chóng mặt.

6. Thiếu vitamin b12 gây viêm lưỡi

Thiếu vitamin b12 gây ra tình trạng mịn lưỡi, lưỡi yếu đi và không có khả năng nếm thử. Thậm chí gây ra lưỡi đỏ, nứt lưỡi nữa.

7. Thiếu vitamin b12 gây tổn thương tế bào thần kinh

Thiếu hụt vitamin B12 gây tổn thương tế bào thần kinh, đây được xem là một trong những tác động nghiêm trọng của việc thiếu thụt vitamin b12. Vitamin B12 rất quan trọng đối với sức khỏe của vỏ myelin, bao quanh và bảo vệ các dây thần kinh. Thiếu vitamin B12 có thể khiến myelin sưng lên và phân hủy, làm hỏng hệ thần kinh. Điều này có thể biểu hiện như cảm giác ngứa ran hoặc tê liệt.

Vitamin B12 nên bổ sung thế nào?

Vitamin B12 hấp thu hiệu quả khi bụng rỗng. Do đó, nếu đang băn khoăn vitamin B12 nên uống lúc nào thì câu trả lời đó là trước khi ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 2 tiếng đồng hồ.

Để duy trì các chức năng này, Viện Y tế quốc gia, Hoa Kỳ đưa ra khuyến nghị tiêu thụ lượng vitamin B12 tối thiểu này hàng ngày như sau:

- Từ 0- 6 tháng: 0,4 microgram.

- Từ 7 đến 12 tháng tuổi: 0,5 microgram.

- Từ 1 đến 3 tuổi: 0,9 microgram.

- Từ 4 đến 8 tuổi: 1,2 microgram.

- Từ 9 đến 13 tuổi: 1,8 microgram.

- Thanh thiếu niên từ 14 đến 18 tuổi: 2,4 microgram.

- Người lớn: 2,4 microgram.

- Phụ nữ mang thai: 2,6 microgram.

- Phụ nữ cho con bú: 2,8 microgram.

Ngoài ra, chúng ta có thể bổ sung đủ lượng vitamin B12 hàng ngày qua các thực phẩm. Vậy vitamin B12 có trong thực phẩm nào? Sò, thịt đỏ, gan, cá, trứng, thực phẩm và cả các loại đồ uống tăng cường nữa nha…

Trên đây là 7 vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu cơ thể thiếu hụt vitamin B12. Tác dụng của vitamin B12 rất quan trọng trong việc đóng góp vào sự phát triển, hình thành của các chức năng trên cơ thể. Vì vậy mọi người cần lưu ý bổ sung hàng ngày để tránh sức khỏe gặp chuyện nha.

Xem bài gốc tại: https://suckhoedoisong.vn/dau-hieu-canh-bao-co-the-thieu-vitamin-b12-169211007213219081.htm

Xem thêm các bài liên quan:

Bổ sung Vitamin E trong thai kỳ, bà bầu nhận lại những lợi ích to lớn gì?

Vitamin rất tốt cho sức khỏe nhưng có 5 loại đừng bổ sung mù quáng: Hại gan, thận, hại đủ đường

Mẹ có thể phát hiện con bị thiếu vitamin qua các dấu hiệu dưới đây