Rau củ quả là thực phẩm rất đa dạng. Nó có đầy đủ ngũ vị chua, cay, mặn, ngọt, đắng. Trong đó, những loại rau củ mà có vị đắng thì thường ít khi được mọi người yêu thích. Tuy nhiên, có một số loại như mướp đắng hay là rau cải đắng thì lại được nhiều người yêu thích vì có lợi cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng chứng minh rằng chúng còn có khả năng ngừa khối u nữa.

Mình đọc trên báo thấy có công bố nghiên cứu của nhóm nhà khoa học thuộc Đại học bang Pennsylvania (Hoa Kỳ) và Đại học Leeds (Vương quốc Anh). Theo đó, các nhà nghiên cứu đã tiến hành đi sâu phân tích mối liên hệ giữa vị đắng và nguy cơ ung thư (UT). Nghiên cứu này được công bố trên Tạp chí dinh dưỡng Châu Âu. Dữ liệu được lấy từ 5.500 phụ nữ và theo dõi suốt 20 năm.

Kết quả cho thấy: Những người phụ nữ mẫn cảm với vị đắng có nguy cơ xuất hiện khối u cao hơn 58% so với người ăn được rau quả đắng. Các nhà nghiên cứu lý giải rằng: Mối quan hệ giữa sự nhạy cảm mùi vị và khối u ác tính có nhiều khả năng liên quan đến chất lượng, chế độ ăn uống tổng thể. Trong đó có lượng rau xanh. Cụ thể, những người sợ vị đắng sẽ là người ít ăn rau xanh. Từ đó khiến nguy cơ xuất hiện tế bào u ác tính có thể tăng lên.

Tuy nhiên, báo chí cũng nêu rõ: Không phải loại rau nào đắng cũng có lợi cho sức khỏe đâu mọi người. Có những loại rau có vị đắng tiềm ẩn nguy cơ với sức khỏe. Cụ thể là những loại rau sau.

hình ảnh

Cà chua xanh không tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Cà chua xanh

Trong cà chua xanh có chứa chất solanine. Chất này dễ kích ứng và ăn mòn niêm mạc hệ tiêu hóa sau khi ăn. Nó có thể khiến hệ thần kinh trung ương bị tê liệt. Trường hợp hấp thụ nhiều solanine có thể gây nguy hiểm sự sống.

Cà chua còn xanh có vị hơi đắng đắng, chát chát. Kèm theo đó là cảm giác chóng mặt, buồn nôn và nôn khi ăn phải. Nếu ăn sống cà chua xanh thì khả năng bị ‘trúng độc’ cao hơn.

Khoai tây mọc mầm

Cũng tương tự cà chua xanh, trong khoai tây mọc mầm có chứa solanin nên không tốt cho sức khỏe. Nếu ăn với lượng ít, solanine và alpha-chaconine trong khoai tây có thể gây ra một số vấn đề ở hệ tiêu hóa như đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy.

Nếu ăn nhiều, các triệu chứng sẽ nghiêm trọng hơn. Khi đó, bạn có thể gặp các vấn đề nghiêm trọng về thần kinh cùng với các trục trặc ở hệ tiêu hóa như mê sảng, tiêu chảy, giãn đồng tử, sốt theo cơn, xuất hiện ảo giác, sốc, hạ thân nhiệt, đau đầu, tê liệt, chậm chạp, đau bụng…

Thời gian phục hồi sau khi nhiễm độc từ khoai tây còn phụ thuộc vào lượng alcaloid cũng như mức độ điều trị và hỗ trợ y tế. Song, thông thường, tình trạng này có thể kéo dài từ 1 – 3 ngày, có người phải nằm viện.

hình ảnh

Mướp bị đắng cũng không nên ăn. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Mướp, bầu bí bị đắng

Mướp bình thường có vị hơi ngọt, mùi thơm nhẹ, thanh mát. Song, nếu thấy mướp có vị đắng thì không nên ăn. Bởi, lúc này trong quả mướp đã có chứa chất kiềm glycoalkaloids. Đây là một chất hóa học có hại thuộc nhóm alkaloids. Việc đưa nhiều chất này vào cơ thể dễ khiến chúng ta bị trúng độc. Thậm chí, đã có không ít trường hợp mất sau khi ăn mướp bị đắng rồi đấy.

Đối với quả bầu bình thường rất có lợi cho sức khỏe. Song, khi bị đắng thì lại chứa nhiều cucurbitacin. Đây là chất có hại, dễ gây nôn mửa, tiêu chảy và nhiều vấn đề về tiêu hóa.

Bí thì cũng tương tự như mướp. Khi bị đắng sẽ có nhiều glycoalkaloids. Nên nếu ăn vào chúng ta rất dễ bị trúng độc nghiêm trọng. Thậm chí có thể mất cả sự sống.

Dưa lê

Dưa lê bình thường ăn ngọt, mát, thích hợp để giải nhiệt. Tuy nhiên, nếu ăn thấy vị đắng, nhất là ở phần ruột thì chứng tỏ nó đang có chứa quá nhiều thuốc trừ sâu. Mà bản thân thuốc trừ sâu là một thứ vô cùng độc hại. Thế nên tốt nhất là bạn nên bỏ đi.

hình ảnh

Dưa lê bình thường thì tốt nhưng đắng rồi cũng nên bỏ. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Măng đắng

Theo Ths. Đỗ Văn Bản (Viện Khoa học Lâm nghiệp) cho biết: Chất gây ra vị đắng ở măng là hợp chất hydrogen cyanide (cyanogenic glucoside). Bản thân nó không độc nhưng lại là nguồn gốc của các chất gây độc. Khi cây măng bị tổn thương do vết cắt khai thác, chế biến, sâu bệnh… thì chất này sẽ bị thủy phân thành hydrogen cyanide.

Điều đáng nói là hợp chất này lại gây độc. Măng tre có thể chứa hơn 1.000mg hydrogen cyanide/kg. Hàm lượng chất này nhiều hay ít còn phụ thuộc vào loại tre, thời gian lưu trữ măng cũng như phương pháp bảo quản, chế biến măng…

Măng càng đắng thì lượng chất này càng nhiều và khả năng gây độc càng cao. Chỉ khoảng 50 – 60mg hydrogen cyanide là có thể khiến một người trưởng thành mất. Nó có thể gây tổn thương hệ thần kinh, mệt mỏi chân tay, đi không vững, ù tai, nôn mửa… Nặng hơn thì gây thở gấp, tăng nhịp tim, hạ huyết áp, đau đầu, hôn mê và khả năng ‘đi’ là rất cao.

May mắn, chất này có thể phân hủy nhanh tỏng nước sôi. Do đó, bạn cần luộc kỹ trong 20 phút, mở vung để nó bay đi. Và nếu thử vẫn còn đắng thì tốt nhất không nên ăn.

Đọc báo mới biết cứ tưởng rau có vị đắng là toàn loại tốt cho sức khỏe. Không ngờ lại có những loại mà tiềm ẩn nguy cơ gây hại thế này nữa. Mọi người nên nhớ lưu lại để biết mà phòng nhé.

Nguồn: Tổng hợp