Tổ yến là thực phẩm quý giá, bổ dưỡng nhưng có thể gây ngộ độc nếu ăn sai cách.
Tổ yến được nhiều người ca ngợi là thần dược vì có rất nhiều tác dụng tăng cường sức khỏe. Thế nhưng, ăn yến sai cách thì dù bổ dưỡng đến mấy cũng gây hại đến sức khỏe. Một số trường hợp còn có thể bị ngộ độc yến sào. Đâu là những người dễ bị ngộ độc khi ăn tổ yến? Nếu không muốn ăn yến bị tác dụng ngược, bạn xem thông tin này nhé!
Ngộ độc yến xảy ra trong trường hợp nào?
Tổ yến là một thực phẩm lành tính, không chứa chất độc, không gây dị ứng. Tuy nhiên, trong yến sào có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Vì quá bổ dưỡng nên ăn nhiều yến dễ gây thừa chất và phản tác dụng. Một số thể trạng sức khỏe không nên ăn yến vì có thể gây ngộ độc, làm bệnh nặng thêm.
Yến bổ dưỡng nhưng không phải trường hợp nào dùng cũng tốt.
Ăn yến khi đang bị viêm nhiễm cấp tính
Những bệnh viêm nhiễm cấp tính thường gặp có thể kể đến như viêm phế quản, viêm đường hô hấp, viêm đường tiết niệu, viêm da,… Nếu ăn yến khi đang mắc các tình trạng này sẽ khiến bệnh nặng thêm. Nguyên nhân là tổ yến có tính bình và rất bổ dưỡng, cơ thể đang bị vi khuẩn xâm nhập sẽ khó hấp thụ. Theo các chuyên gia, bạn chỉ nên dùng yến sào khi đã khỏi viêm nhiễm.
Ăn yến khi đang bị rối loạn tiêu hóa
Hàm lượng đạm và các chất dinh dưỡng trong tổ yến rất cao nên dễ ruột khó hấp thụ hết, dễ bị dư thừa trong cơ thể. Điều này khiến cho hệ tiêu hóa bị quá tải, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi. Vì vậy, nếu dùng tổ yến khi đang bị rối loạn tiêu hóa sẽ khiến bạn bị đau bụng, đi ngoài phân lỏng. Dư thừa đạm cũng là nguyên nhân gây đau đầu, mệt mỏi, khó ngủ và chán ăn.
Người bị sốt, cảm lạnh ăn yến dễ ngộ độc
Nhiều người nghĩ rằng tổ yến bổ dưỡng sẽ tốt cho người bị ốm, sốt, cảm lạnh. Tuy nhiên, đây lại là những người dễ bị ngộ độc yến. Nguyên nhân do lúc này cơ thể đang rất yếu và cần tăng cường đào thải độc tố, hạ nhiệt. Tẩm bổ bằng yến khiến cơ thể phải sản sinh nhiều năng lượng hơn để tiêu thụ dẫn tới khó hạ nhiệt. Ăn nhiều yến vào lúc này dễ dẫn tới đau bụng, nôn mửa.
Không nên ăn yến nếu đang bị sốt, cảm lạnh.
Ngộ độc do ăn yến chứa hóa chất
Tổ yến là thực phẩm rất đắt đỏ, quý giá nên bị làm giả rất nhiều trên thị trường. Từ tinh bột kết hợp với hóa chất cũng có thể trở thành yến sào hảo hạng. Từ đường pha trộn với hóa chất cũng có thể trở thành nước yến. Tổ yến trắng được nhuộm màu thành tổ yến huyết, lông yến được làm sạch bằng thuốc tẩy rửa,… Tất cả những hóa chất này đều có thể dẫn tới ngộ độc tổ yến.
Trẻ dưới 7 tháng tuổi dễ bị ngộ độc tổ yến
Tẩm bổ yến cho trẻ dưới 7 tháng vừa lãng phí, vừa dễ gây ngộ độc. Hệ tiêu hóa của trẻ ở độ tuổi này còn non nớt, thể chất cũng chưa phát triển toàn diện. Yến sào lại là món ăn quá bổ dưỡng sẽ làm tăng áp lực cho đường ruột của trẻ. Cơ thể trẻ không hấp thụ được dưỡng chất của yến sào. Hệ tiêu hóa làm việc quá tải rất tới rối loạn, tiêu chảy, đau bụng và gây hại đường ruột.
Ngộ độc yến có nguy hiểm không?
Hiện nay, chưa có trường hợp nào ăn yến bị ngộ độc phải cấp cứu hoặc nguy hiểm tính mạng. Ngộ độc do tổ yến chủ yếu có triệu chứng tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa vì ảnh hưởng tiêu hóa. Hoặc trong trường hợp viêm nhiễm cấp tính, cảm lạnh, sốt, đầy bụng thì khiến tình trạng kéo dài hoặc nặng thêm.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan vì ít hay nhiều thì ngộ độc tổ yến cũng gây hại đến sức khỏe. Nhất là đối với trẻ dưới 7 tháng tuổi, người đã có sẵn các vấn đề về đường ruột. Lâu dài, ăn yến quá nhiều có thể làm giảm chức năng của hệ tiêu hóa đối với những người này. Bạn chỉ nên dùng yến cho trẻ trên 7 tháng tuổi, người không mắc các vấn đề đã nêu ở trên.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý đến nguồn gốc và chất lượng của tổ yến. Ngộ độc do ăn yến rởm, yến chứa hóa chất nguy hiểm hơn rất nhiều. Hóa chất ngấm vào cơ thể chưa gây hại ngay nhưng sẽ trở thành “thuốc độc” hủy diệt cơ thể dần dần. Khi mua yến, bạn nên tìm nhà cung cấp uy tín, chọn sản phẩm có thương hiệu và nguồn gốc rõ ràng và biết cách phân biệt yến thật - giả.
Phân biệt yến thật - giả để tránh ngộ độc hóa chất
Nếu mua tổ yến thô, một số mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết chuẩn xác.
Nếm thử sợi yến
Bạn ăn thử một sợi yến nhỏ, nếu thấy có vị hơi tanh giống như lòng trắng trứng và không ngọt thì là yến thật. Yến giả thường được trộn thêm đường để kết dính các sợi, khi nếm sẽ có vị hơi ngọt.
Kiểm tra độ giòn
Bạn cầm tổ yến lên, bóp nhẹ vào sợi yến. Nếu thấy giòn và dễ gãy thì là yến thật. Sợi yến thật để lâu ở ngoài không khí vẫn giòn. Ngược lại, sợi yến giả thường dẻo, cầm vào tay cảm giác rất chắc, khó bị gãy.
Kiểm tra sợi yến có độ giòn, dễ gãy là yến thật.
Ngâm yến với nước
Ngâm tổ yến trong nước sạch khoảng 30 phút. Sau khi yến nở, nếu màu sắc không thay đổi, sợi yến không tan, ngửi thấy mùi hơi tanh thì là yến thật. Yến giả sẽ tan cùng nước, chuyển màu hoặc có mùi lạ.
Nhận biết sau khi chưng yến
Bạn chưng thử một lượng nhỏ yến thô. Sau 15-20 phút, yến thật sẽ còn nguyên dạng, không bị nát. Sợi yến làm giả sẽ nhanh chóng bị nhão ra, nếu ăn vào rất dễ bị dị ứng hoặc ngộ độc.
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp