Thời buổi hiện nay, việc ăn uống đáng lo ngại thật. Vì không chỉ thực phẩm mà đến gia vị dùng trong các món ăn cũng cần phải lựa chọn cẩn thận. Trước kia, có nhiều thông tin trên các trang mạng nói rằng đừng ăn mì chính vì nó có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện tế bào K.
Sau này, có nhiều thông tin trên báo đã ‘giải oan’ cho nó rồi. Lúc này lại có những tin đồn liên quan tới hạt nêm với nước tương. Tuy nhiên, sau đó các chuyên gia cũng đã đính chính rồi.
Mì chính, hạt nêm, nước tương không hề gây K nhưng không phải tất cả gia vị đều an toàn. Mình đọc trên báo thấy có nhắc đến mấy loại gia vị có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Chẳng biết thế nào nhưng mình cứ chia sẻ ở đây để các mẹ lưu tâm hơn khi lựa chọn gia vị nấu ăn cho gia đình.
Cụ thể, mọi người xem bên dưới nhé.
Mì chính hay hạt nêm đều đã được chứng minh không gây K. Ảnh minh họa, nguồn: NLD
Dầu hào đẻ lâu ở nhiệt độ phòng
Dầu hào là loại dầu có chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng lại dễ bị oxy hóa và phân hủy ở nhiệt độ thường. Khi đó, vi sinh vật sẽ nhanh chóng sản sinh và phát triển. Điều đó khiến dầu hào dễ bị nấm mốc. Mà nấm mốc là nguyên nhân làm tăng nguy cơ gây K gan. Do đó, khi mua dầu hào về, bạn nhớ phải bảo quản trong tủ lạnh nhé.
Vừng, bơ đậu phộng hỏng, mốc
Có nhiều người bán vô lương tâm đã dùng lạc, vừng còn cám hoặc lạc, vừng đã bị hư hỏng để làm nguyên liệu làm thành dầu, bơ để bán cho người tiêu dùng. Trong khi đó, ở các loại nguyên liệu bị mốc, hỏng này có chứa nhiều độc tố aflatoxin với nhiều mối rủi ro tiềm ẩn về sức khỏe.
Mắm tôm quá mặn
Mắm tôm tuy kén người ăn nhưng nếu ai đã ăn được thì lại rất thích. Có không ít người thích mắm tôm tới nỗi nấu canh cũng cho chút mắm tôm vào để tăng hương vị. Song, cần phải biết rằng, mắm tôm được sản xuất bằng cách lên men chân và đầu tôm cùng với lượng muối nhất định. Nếu mắm tôm quá mặn sẽ dễ tạo ra nhiều nitrit. Mà chúng ta cũng biết rằng, nitrit là chất gây khối u ác tính hàng đầu đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo từ lâu. Nếu ăn chất độc này với lượng lớn trong thời gian dài thì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, nhất là u ác tính.
Mặt khác, mắm tôm mặn quá còn có thể gây rối loạn bài tiết dịch vị. Lúc này, nó kích thích niêm mạc dạ dày và khiến các bệnh dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế, tốt nhất là bạn nên nếm trước, nếu thấy nó mặn quá thì nên ăn ít và pha thêm các loại gia vị khác để giảm độ mặn.
Không dùng nước mắm quá mặn. Ảnh minh họa, nguồn: tsukuba
Nước mắm quá mặn
Phải nói, nước mắm là thứ nước chấm quen thuộc trong các gia đình Việt. Có những nhà mà trong mâm cơm không thiếu được bát nước mắm. Vốn nước mắm được tạo thành từ cá và rất nhiều muối. Nếu nước mắm mặn quá thì sẽ gây khối u ác tính. Điều này tương tự như với mắm tôm quá mặn. Nghĩa là nước mắm mặn quá cũng sẽ dễ tạo ra nitrit gây K.
Đó là chưa kể, nước mắm rất dễ bị các loại nấm mốc tạo thành nấm Geotrichum candidum khi tiếp xúc với độ ẩm bên ngoài. Nấm Geotrichum candidum là loại nấm có thể sản sinh ra chất gây K và có thể khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Đây cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ bị K dạ dày.
Nước cốt gà (nước luộc gà)
Nhiều bà nội trợ có thói quen dùng nước luộc gà (nước cốt gà) cho vào các món ăn hoặc súp nhằm tạo thêm hương vị cho món ăn. Song, trong loại nước này lại có chứa nhiều chất hóa học như natri glutamat nucleotide chẳng hạn. Chất này có thể cải thiện hương vị cho món ăn, song cũng đồng thời kích thích niêm mạc dạ dày.
Đặc biệt, khi gặp nhiệt độ cao thì nó còn có thể gây tiết quá nhiều axit dịch vị, ăn mòn niêm mạc dạ dày. Sử dụng trong thời gian dài, bạn có thể bị K dạ dày. Đó là lý do vì sao mà mọi người thường được khuyên là bảo quản nước cốt gà trong tủ lạnh ở nhiệt độ thấp và không để quá lâu.
Gia vị là thứ cần thiết trong các món ăn Việt nhưng đọc mấy thông tin trên báo thì tin rằng các mẹ sẽ có lựa chọn phù hợp cho mình. Giờ ăn uống không thiếu nhưng nếu không cẩn thận thì dễ rước bệnh vào người lắm đó.