Hôm qua em đi làm về thấy thằng cu con đang ngồi ôm nguyên 1kg vải đầu mùa bà nội mua ăn ngấu nghiến. Biết là con thèm nhưng sợ ăn vào bị nóng nên em quát ầm lên cấm không cho ăn nữa. Thằng bé thấy thế khóc ầm lên chạy vào mách bà. Mẹ chồng em thấy thế thì chạy ra bênh cháu còn mắng con dâu:
“Gớm, tôi đẻ trước cô chả nhẽ không biết nó nóng mát thế nào à mà cô phải dạy. Cô yên tâm đi, ai ăn thì nóng chứ riêng tôi cho cháu ăn thì chỉ có mát thôi. Mát hay nóng còn tùy vào cách ăn. Cô hay vào mạng lắm mà, lên đó mà tìm hiểu”.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Theo mẹ chồng em thì ăn vải không nóng, vải là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao. Mùa hè ăn vải sẽ bồi bổ cho thận âm mạnh hơn, tác dụng làm mát bàng quang nên ngăn ngừa bị tiểu rắt. Nghe mẹ chồng nói thế em cũng chột dạ, chả có lẽ mình sai thật. Vì muốn biết thực hư thế nào nên em có vào mạng tìm hiểu. Kết quả thế nào các mẹ biết không? Đúng là ăn vải sẽ không bị nóng, nhưng nếu ăn nhiều, ăn sai cách thì vẫn có thể gây ra những hiệu ứng không muốn với sức khỏe.
Nói chung quả vải sẽ không nóng nếu biết ăn đúng cách các mẹ ạ. Để việc ăn vải được bảo đảm "an toàn" tuyệt đối và không bị nóng thì bản thân người ăn phải có cách ăn khoa học, không ăn tùy tiện, bừa bãi sẽ gây hại cho sức khỏe. Về vấn đề này các mẹ tham khảo phần nội dung em tổng hợp bên dưới này nhé.
Các lưu ý khi ăn vải để không bị nóng, tốt cho sức khỏe
Trong vải chứa nhiều đường nên nếu ăn quá nhiều sẽ có tính nóng. Nếu bản thân người ăn không biết, ăn nhiều hay người bị tiểu đường lại ăn lúc đói thì cực kỳ hại cho sức khỏe.
Vì vậy để ăn vải không bị nóng các mẹ phải biết cách ăn. Cụ thể:
- Ăn cả lớp màng trắng bên ngoài
Đây là bộ phận mà các mẹ thường bỏ đi nhưng thực ra nó lại có tác dụng rất tốt mà các chuyên gia khuyên chúng ta nên ăn. Lớp màng trắng này giúp cho cơ thể không bị sinh hỏa khi tiêu thụ vải với lượng đường của nó. Ăn lớp màng này hơi chát, nhưng ăn lẫn với cùi vải thì khi ăn ta vẫn cảm nhận được rõ vị ngọt của quả vải mà lại đề phòng nguy cơ gây nóng tróng.
- Người bình thường không nên ăn quá 10 quả vải/lần.
- Trẻ em không ăn quá 3 – 4 quả/lần. Thằng cu nhà em hôm ấy mới ăn đến quả thứ 2 đã bị mẹ quát cho sợ xanh mặt. Giờ nghĩ lại vẫn thấy thương.
- Người bị bệnh tiểu đường tuyệt đối không nên ăn nhiều vải do lượng đường vốn đã cao, khi ăn vải sẽ tăng khả năng làm tăng lượng đường trong máu. Lúc này cơ thể người bệnh sẽ có cảm giác no, đầy hơi, không muốn bổ sung thêm tinh bột sẽ gây tình trạng hạ đường huyết. Với người mắc bệnh này sẽ chỉ nên ăn dưới 7 quả/lần.
- Người thuộc nhóm tạng nhiệt (nóng) nên ăn ít vải bởi đã vốn tính nóng rồi ăn nhiều sẽ dễ sinh nóng. Vì thế chỉ nên ăn tối đa 10 quả/lần, chia 2 lần/ngày.
- Một lưu ý nữa là tuyệt đối không nên ăn vải lúc đói, đừng nhầm lẫn vải nhiều đường, lúc đói nên ăn vải để bổ sung đường cho cơ thể đỡ mệt. Đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm nha các mẹ. Khi bụng đói mà ăn vải sẽ bổ sung lượng đường quá cao làm kích thích niêm mạc dạ dày gây đau, viêm, nhiệt hoặc bị say kèm các biểu hiện: Hoa mắt, chóng mặt, bủn rủn chân tay, cồn cào buồn nôn.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ngoài ra khi ăn vải ta nên ăn cả lớp màng trắng bọc bên ngoài cùi vải. Cách ăn này tưởng vô lý vì tạo vị chát, giảm độ ngọt, khó ăn tuy nhiên lại rất tốt vì nó có tác dụng làm giảm sinh nhiệt, sinh hỏa. Trước khi ăn nên ngâm qua vải bằng nước muối loãng để tránh ngộ độc.
Trong trường hợp nghi ngờ ngộ độc do ăn vải ta cần có sẵn đường glucose để phòng trường hợp hạ đường huyết.
Nguồn internet