Hôm qua nhà em được phen sợ khiếp hồn khiếp vía các mẹ ạ. Hai vợ chồng đi ngoài cả đêm, thay nhau ôm nhà vệ sinh. Riêng bố chồng phải nằm lại Y tế phường để theo dõi cũng vì đi ngoài nhưng ông đi nhiều quá, già rồi nên sức khỏe yếu, nằm theo dõi cho chắc.

Chuyện là đợt này djch căng nên nhà em hay tích đồ ăn trong tủ lạnh để mấy ngày không phải đi chợ. Hôm qua thì cả nhà ăn chả nấm (để 2 hôm trong tủ, có bảo quản trong túi nilon). Ăn buổi tối xong khoảng 2 tiếng sau biết mặt nhau ngay. Cũng may hôm qua mấy đứa nhỏ không ăn chứ không thì chắc to chuyện hơn rồi.

Các mẹ đừng nghĩ cứ bảo quản trong tủ lạnh là an toàn nhé ạ. Em sau đó đọc báo mới thấy là bảo quản trong tủ lạnh mà không biết cách, bảo quản sai cách là vẫn bị ngộ  độc như thường đó ạ.

Có nhiều những thói quen sai lầm trong việc bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh mà em đảm bảo nhiều chị em mắc phải lắm nhưng không hề hay biết, dẫn tới hậu quả là bị ngộ độc thực phẩm. Em chia sẻ bên dưới các chị em tham khảo ạ.

1. Để quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh

Sai lầm này sẽ khiến luồng khó lạnh không lưu thông đều, làm nhiệt độ một số chỗ thì cao, chỗ khác lại thấp quá, dẫn tới thực phẩm dễ hỏng. Vậy nên mua vừa ăn, tránh mua và bảo quản quá nhiều trong tủ lạnh ạ.

2. Mở tủ lạnh quá lâu

Mở lâu làm tủ lạnh mất nhiệt, tạo điều kiện chi vi khuẩn xâm nhập vào thực phẩm. Vi khuẩn đã vào thực phẩm được rồi thì sẽ không ngừng sinh sôi nảy nở trong tủ lạnh nó sẽ là nguyên nhân chính, là nguồn gây ngộ độc thực phẩm đó ạ.

3. Để lẫn thực phẩm sống và chín

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Để như vậy vi khuẩn sẽ dễ nhiễm chéo cho nhau. Trong đó có những loại mang bệnh truyền nhiễm đường ruột như viêm gan, kiết lỵ rất nguy hiểm.

4. Có thói quen đặt thịt ngăn trên cùng

Thịt thì nên bảo quan trong hộp kín để ở ngăn dưới cùng nhé á. Nếu để ở trên cùng nước thịt sẽ rỉ qua các khe hở ngấm vào rau củ quả hoặc đồ ăn đã chín. Nếu ăn sống những rau củ quả này sẽ rất nguy hại cho sức khỏe.

5. Không làm sạch rau sống

Khuẩn E.coli trong đất trồng rau có thể nhiễm chéo từ rau sang thức ăn khác trong tủ lạnh và gây ra các bệnh về đường ruột đó ạ.

6. Đựng nước bằng bình nhựa

 Bình nhựa sẽ sản sinh ra độc tố dioxin ở nhiệt độ thấp, nguyên nhân chính gây ra ung thư và các chất khác như bisphenol A(BPA), Phtha-lates…gây hại cho sức khỏe, nhất là phụ nữ có thai và trẻ em. Nên đựng bằng chai thủy tinh hoặc chai nhựa PP không chứa BPA nha các mẹ.

7. Không đậy kín thức ăn thừa khi cho vào tủ lạnh

Nếu đồ ăn thừa bảo quản trong tủ lạnh không được bảo quản dễ làm cho vi khuẩn xâm nhập và gây ra mùi khó chịu đó ạ.

8. Không rửa thực phẩm tươi sống

Không rửa thực phẩm sống trước khi cho vào tủ lạnh cũng là một nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm vì việc này gây mất vệ sinh tủ lạnh, tạo cơ hội cho nhiều vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.

9. Thói quen để trứng ở cạnh tủ lạnh

Không nên để trứng ở cánh tủ lạnh đâu ạ vì đây là vị trí có nhiệt độ thấp hơn so với những nơi khác trong tủ, lại hay được mở ra đóng vào nên dễ khiến trứng bị rung lắc thường xuyên, làm ảnh hưởng đến kết cấu lòng đỏ và lòng trắng của trứng, từ đó vi khuẩn ở vỏ trứng dễ xâm nhập vào bên trong trứng gây ung và hỏng trứng, ăn vào sẽ gây ngộ độc.

10. Không vệ sinh tủ lạnh thường xuyên

Tủ lạnh bẩn không được vệ sinh cũng là nguyên nhân khiến các vi khuẩn sinh sôi, phát triển, gây hại cho sức khỏe.

Nhất là đang trong mùa djch thế này nhiều người hay mua thực phẩm để dữ trữ lắm ạ. Nhưng mọi gười phải nhớ điều này: Tủ lạnh không phải phép 'thần thông', đã từng có nhiều vụ ngộ độc thực phẩm, thậm chí là nặng xảy ra rồi.

PGS.TS Trịnh Khánh Sơn - khoa công nghệ hóa học và thực phẩm, Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, chia sẻ rằng: Nếu không biết cách bảo quản từng loại thực phẩm, chiếc tủ lạnh trong nhà sẽ trở thành môi trường thuận lợi sinh ra các chất độc hại, gây ngộ độc thực phẩm.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Ông Sơn tư vấn: "Tùy từng loại thực phẩm khác nhau mà chúng ta bảo quản chúng ở ngăn mát, ngăn đông đá hoặc không nên bảo quản lạnh. Đối với thực phẩm tươi sống như thịt, cá, hải sản nên bảo quản ở ngăn đông giúp ức chế vi khuẩn sản sinh và phát triển, giữ cho thực phẩm tươi lâu hơn. Tuy nhiên nếu để quá lâu, rất dễ mất đi hàm lượng dinh dưỡng đồng thời sinh ra nhiều chất gây hại.

Còn rau, củ, quả tươi thường chứa ở ngăn mát (0-10 độ C). Ngăn mát giúp bảo quản thực phẩm tươi, thời hạn bảo quản ngắn. Rau và củ nên giữ khô ráo, không nên rửa trước khi cho vào tủ lạnh vì khi còn đọng nước, rau củ sẽ rất nhanh hỏng. Hạn chế sử dụng bao nilông để bọc rau, củ, quả, thay vào đó nên sử dụng túi zip chuyên dụng có lỗ khí hoặc bọc giấy sạch, giúp cân bằng nhiệt độ, thực phẩm luôn tươi ngon.

Các loại đồ đóng hộp, mì gói, hạt không cần thiết bảo quản lạnh, chỉ cần đặt ở nơi sạch sẽ, thoáng mát, tránh ẩm mốc, côn trùng cắn phá. Một số loại trái cây, rau củ như dưa hấu, bí đỏ, khoai lang, cà chua không nên bảo quản lạnh".

Theo ông sơn thì thời hạn bảo quan tối đa thực đồ tươi sống ở ngăn đông là 7 ngày, và ngăn mát là 1,2 ngày. Trước khi bảo quản nên rửa thực phẩm thật sạch, đựng trong túi zip hoặc hộp kín, có thể tẩm ướp gia vị sẵn nếu có nhu cầu sử dụng nhanh. Ngoài ra nên chia thực phẩm đông thành nhiều phần, dùng đến đâu lấy ra rã đông đến đấy.

Không nên cấp đông nhiều lần vì sẽ làm tăng nguy cơ vi sinh vật phát triển từ đó làm hỏng thực phẩm hoặc gây ngộ độc.Khi gặp những triệu chứng sau đây các mẹ có thể nghĩ tới ngộ độc thực phẩm ạ: 

Theo TS.BS Mai Thị Hội , BVĐK Tâm Anh chia sẻ thì, ngộ độc thức ăn có thể xảy ra sau khoảng vài phút hoặc vài giờ, cũng có thể từ 1-2 ngày sau khi hệ tiêu hóa tiêu thụ hết thực phẩm. Một số trường hợp người bệnh có thể nghĩ đến ngộ độc khi:

- Có những biểu hiện khác thường sau khi ăn uống một thực phẩm nào đó.


- Những người cùng ăn chung một loại thực phẩm có biểu hiện giống nhau, trong khi những người không ăn loại thực phẩm đó không có biểu hiện gì.


- Gặp phải những triệu chứng ngộ độc thực phẩm đặc trưng như đau bụng dữ dội, nôn mửa, tiêu chảy.


- Thực phẩm vừa ăn uống có mùi vị lạ, ôi thiu, thậm chí có thể có giun sán.


Bên cạnh đó, tùy theo nguyên nhân gây trúng thực, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như:


- Ngộ độc do vi sinh vật: Các loại vi khuẩn, virus hoặc các độc tố từ vi sinh vật là một trong những nguyên nhân ngộ độc thực phẩm. Trường hợp này, người bệnh sẽ có các biểu hiện như: Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy; các biểu hiện mất nước như khát nước, khô môi; hoặc nhiễm trùng gây sốt, liên tục vã mồ hôi. 


- Ngộ độc do thực phẩm nhiễm hóa chất: Người bệnh sẽ có những triệu chứng khá phức tạp, không chỉ ở hệ tiêu hóa mà còn xuất hiện bất thường ở các cơ quan khác như đau đầu, chóng mặt, nhịp tim nhanh bất thường, trụy mạch,…


- Ngộ độc do thực phẩm chứa độc tố tự nhiên: Các thực phẩm vốn chứa sẵn độc tố như sắn, măng, có nóc, cóc,… nếu không được chế biến đúng cách khi ăn vào sẽ gây nên những triệu chứng bất thường.

Nguồn tổng hợp