Cả nhà em mình thích ăn mì ăn liền mọi người ạ, nhất là con trai và con gái đều mê, cứ sáng ra làm bát mì là thích chứ cháo với cơm lại không chịu ăn. Mình ở nhà còn đỡ chứ cho ở nhà với ông bà là hầu như 'chiều theo ý nguyện', cháu muốn ăn là bà làm cho ăn, thế nên nhiều khi mình cũng lo, sợ ăn không tốt cho sức khỏe ấy.
Đặc biệt, có lần mình nghe mọi người nói: 'ăn một bát mì, gan cần tới 32 ngày để thải độc' mà lo quá, một thời gian gần như 'cấm' các con luôn. Thế nhưng hôm nay mình đọc được bài báo về lý giải của các bác sĩ thì quan điểm đó cũng chưa hẳn là đúng. Nói chung độc hay không là do cách mình ăn các mẹ ạ.
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet
Vậy mì ăn liền có thực sự khiến gan phải mất 32 ngày để giải độc?
Trước quan điểm này, các chuyên gia đã đưa ra những lý giải rõ ràng để cho mọi người khỏi thắc mắc. Cụ thể, theo BS Nguyễn Phúc Nhân, Khoa Khám bệnh BV Quốc tế City: Vẫn chưa có một kết luận chính thức hay nghiên cứu cụ thể nào chứng minh rằng 'ăn một gói mì phải mất 32 ngày để thải độc gan'
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần biết rằng, không chỉ có mì gói nói riêng mà kể cả những thực phẩm chế biến sẵn đều mang những nguy cơ đối với sức khỏe nếu dùng không đúng cách.
Liên quan đến thông tin ăn mỳ ăn liền có thực sự khiến gan phải mất 32 ngày để giải độc, chia sẻ trên một tờ báo chuyên gia dinh dưỡng Vương Húc Phong, Chủ tịch Hiệp hội thực phẩm dinh dưỡng bảo vệ sức khỏe Thủ đô, người sáng lập câu lạc bộ Dinh dưỡng Bắc Kinh, điều này còn tùy thuộc, quan trọng là loại mì bạn sử dụng và cách sử dụng sao cho đúng.
Theo lý giải của chuyên gia dinh dưỡng Vương Húc Phong, nguyên liệu chính để sản xuất mì ăn liền là bột lúa mì. Nếu như bạn ăn không thêm thứ gì vào mì ăn liền, ví dụ như không thêm cả gói gia vị vào gói mì thì cơ thể chỉ cần 2-3 tiếng là có thể tiêu hóa hoàn toàn. Bởi chất phụ gia trong một số loại mỳ rất khó phân hủy, do đó có thể cần phải mất nhiều ngày mới có thể hoàn thành quá trình "đào thải". Thậm chí có trên 25 chất phụ gia được thêm vào mì, ví dụ như chất chống oxy hóa, hương liệu tổng hợp, chất bảo quản…
Tuy nhiên, chuyên gia này cũng nhấn mạnh: Mì ăn liền của những thương hiệu uy tín, các chất phụ gia đi kèm thường là chất phụ gia thực phẩm đủ tiêu chuẩn, được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Trường hợp phụ gia thực phẩm được sử dụng quá mức, hoặc nếu khiến gan khó phân hủy, các cơ quan chức năng sẽ không cho phép sản phẩm lưu hành rộng rãi
Chuyên gia dinh dưỡng chỉ 3 cách ăn mì an toàn
Để hạn chế những tác hại của mì ăn liền, đặc biệt là trẻ nhỏ, các chuyên gia dinh dưỡng gợi ý 3 cách như sau, mọi người nên áp dụng khi ăn nhé
Cách thứ 1: Không uống quá nhiều nước súp
Cách đơn giản khiến gói mỳ hấp dẫn với nhiều người nằm ở gói gia vị, và chính gói gia vị này là nguyên nhân giúp nước mỳ ngon hơn. Thế nhưng do hàm lượng muối trong gói gia vị này vượt quá tiêu chuẩn lương muối cho phép nạp vào cơ thể, là nguyên nhân gây béo phì, gây bệnh tim mạch. Vậy nên tốt nhất khi ăn mỳ mọi người hạn chế nước súp để giảm thiếu gánh nặng cho sức khỏe.
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet
Cách thứ 2: Kết hợp với một số thực phẩm lành mạnh
Mặc dù trong mì ăn liền chứa hàm lượng carbohydrates và chất béo cao, nhưng thực phẩm này chỉ có thể khiến bạn no và không đủ chất dinh dưỡng. Bởi vì nếu chỉ ăn nguyên mì, rõ ràng các chất như protein, chất xơ thiếu nghiêm trọng, vitamin và khoáng chất trong mì cũng vô cùng ít.
Chính vì vậy để đảm bảo dinh dưỡng cân bằng, mọi người khi ăn mỳ có thể ăn kết hợp với các loại thực phẩm lành mạnh như thịt, trứng và rau củ quả…
Cách thứ ba: Chỉ thêm ít hoặc không thêm gói gia vị
Mỳ ăn liền được biết đến là thực phẩm chứa nhiều muối, trong đó phần đa nằm ở gói gia vị (4,8g muối), còn trong bánh mỳ chỉ chứa 1,8g. Chính vì vậy, tốt nhất khi ăn mỳ mọi người nên ăn ít gia vị hoặc không cho thêm gói gia vị vào mì. Nếu cho thêm gói gia vị thì tốt nhất không cho quá 1/4. Bởi nếu cơ thể được nạp vào quá nhiều muối sẽ rất hại gan (lượng muối ăn hàng ngày theo tiêu chuẩn là mỗi ngày ăn tối đa 6g muối, trong khi mì ăn liền thông thường có tổng lượng muối 6,6g).
Nguồn: Tổng hợp