Có những loại thực phẩm chúng ta hay được khuyên là nên ăn cả vỏ nhưng cũng có những thứ thì không nên chút nào. Bởi nếu ăn cả vỏ, chúng ta có thể bị ngộ độc đấy. Nếu các mẹ không tin thì có thể đọc câu chuyện của chính mình nè. Mới hôm tuần trước đây, mình lười quá nên ăn cả vỏ khoai lang chứ không có gọt đi. Vừa ăn xong một chút thì mình có cảm giác đau bụng, buồn nôn, khá giống với triệu chứng của ngộ độc. Vì vậy, chồng mình đã đưa mình đi bệnh viện. Vừa tới viện thì mình bắt đầu nôn không ngừng, bác sĩ cũng nói mình bị ngộ độc rồi.
Ngẫm lại thì mình hôm đó cũng chẳng ăn linh tinh gì, chỉ ăn vài miếng cơm với chút xíu canh xương và miếng khoai lang cả vỏ. Mình sau đó cũng có hỏi bác sĩ thì bác sĩ nói rất có thể là do vỏ khoai lang. Khi về nhà, mình cũng đi tìm hiểu thử mà tránh thì được biết không chỉ vỏ khoai lang mà vỏ khoai tây, cà chua… cũng được xếp vào danh sách không nên ăn đâu các mẹ ạ.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Những loại thực phẩm không nên ăn cả vỏ
+ Vỏ khoai lang:
Trong vỏ khoai lang có hàm lượng chất kiềm cao nên không tốt cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt, nếu vỏ khoai lang còn có những vết đốm đen thì bạn rất dễ bị ngộ độc với biểu hiện buồn nôn, tiêu chảy. Tuy nhiên, có những người bị ngộ độc nặng thì sẽ xuất hiện triệu chứng sốt cao, đau đầu, khó thở, co giật, nôn ra máu, hôn mê, thậm chí là qua đời.
+ Vỏ khoai tây:
Trong vỏ khoai tây có chứa glycoalkaloids. Chất này khi ăn vào sẽ tích lại trong cơ thể và ‘đầu độc’ các tế bào. Tuy nhiên, vì nó không gây ngộ độc tức thì nên nhiều người vẫn hiểu lầm là ăn vỏ khoai tây cũng chẳng sao. Thực tế, khi hàm lượng chất độc tích tới mức nhất định thì bạn sẽ xuất hiện triệu chứng da xanh xao, nhợt nhạt, sức khỏe yếu.
Đặc biệt, nếu bạn ăn vỏ khoai tây bị mọc mầm hoặc chuyển màu xanh thì còn độc hơn. Bởi lúc này lượng chất độc nhân lên gaaos nhiều lần. Do đó, nếu ăn khoai tây, bạn nhất định phải gọt vỏ rồi mới ăn.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
+ Cà chua:
Nghe thì có thể vô lý nhưng thực tế việc ăn vỏ cà chua lại không phải hành động có lợi với sức khỏe. Lý do là vì vỏ cà chua rất khó tiêu hóa nên khi vào dạ dày nó có thể gây nên chứng đầy hơi, khó tiêu. Đó là lý do vì sao các chuyên gia luôn khuyên bạn bóc toàn bộ vỏ cà chua trước khi nấu.
+ Sắn:
Củ sắn có hàm lượng axit cyanhydric cao. Đây là một chất có thể gây ngộ độc, điều đáng nói là nó tập trung rất nhiều ở vỏ. Do vậy, trước khi luộc bạn cần vọt bỏ vỏ và ngâm trong nước đã.
+ Quả hồng:
Vỏ của quả hồng có hàm lượng axit tannic cao. Chất này khi xâm nhập vào bên trong dạ dày sẽ tạo ra một hóa chất kết hợp với protein trong thực phẩm và tạo thành các khối bã thức ăn. Nó còn được giới y khoa gọi là sạn trái hồng. Sạn trái hồng là tác nhân gây đau dạ dày, lâu dần nó còn gây bệnh viêm loét dạ dày và nhiều vấn đề khác.
+ Củ mã thầy:
Vỏ của củ mã thầy có rất nhiều chất độc hại cho cơ thể. Hơn nữa, vì mọc dưới đất nên nó còn rất dễ dính ấu trùng giun sán. Vì thế, nếu bạn không gọt bỏ vỏ trước khi ăn thì chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh sán lá gan…
+ Bạch quả:
Trong vỏ bạch quả có hàm lượng ginkgo acid, hydrogenated ginkgo acid, hydrogenated ginkgo acid và ginkgo alcohol cao. Đây là những chất độc thần kinh khá mạnh. Nó không chỉ gây ngộ độc mà còn có thể ảnh hưởng tới việc điều khiển dây thần kinh não bộ.
Hình minh họa, ảnh internet
Bên cạnh những thực phẩm nên bỏ vỏ khi ăn thì cũng còn có những loại thực phẩm bạn nên ăn cả vỏ vì rất tốt cho sức khỏe như: lạc (đậu phộng), nho, củ cải, cà rốt, dưa chuột, táo. Lý do là vì vỏ của những thực phẩm này tập trung rất nhiều dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Thậm chí nó còn có chứa các hoạt chất với khả năng phòng ung thư cực ‘đỉnh’ nữa.
Nguồn: Tổng hợp