Những ai mà bị viêm loét dạ dày, tá tràng thì cực kỳ khổ luôn. Bởi vì, bệnh này gây ra những cơn đau đớn khó chịu ở vùng thượng vị, rồi thì ợ hơi, ợ nóng, khó tiêu, chướng bụng, buồn nôn, nôn…
ThS. BS. Nguyễn Ngọc Đan (chuyên khoa Ngoại tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn) nói rằng: Nếu không được điều trị tốt, tình trạng viêm loét này có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Chẳng hạn như, hẹp môn vị, xuất huyết ổ loét dạ dày, tá tràng, thủng ổ loét. Thậm chí là gây ung thư (UT) dạ dày. Do đó, mọi người nên đi khám nếu tình trạng đầy bụng, ợ hơi, đau diễn ra thường xuyên để biết sớm yếu tố nguy cơ.
Theo BS. Đan, để điều trị bệnh viêm loét dạ dày, ngoài việc dùng thuốc thì chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Để giải quyết tình trạng viêm loét dạ dày – tá tràng thì bạn có thể sử dụng những thực phẩm giúp hạn chế nguy cơ trở nặng và tái phát. Điều này mình đã đọc được trên báo.
Thông tin cụ thể, mình chia sẻ ở bên dưới, mọi người cùng theo dõi nhé.
Cơm có thể giúp điều trị viêm loét dạ dày rất rốt. Ảnh minh họa, nguồn: 24h
Chuối
Chuối được xếp vào nhóm thực phẩm thân thiện với dạ dày. Nó có khả năng trung hòa nồng độ axit vượt ngưỡng trong dịch dạ dày và giảm viêm.
Bên cạnh đó, nó còn có chứa chất đường bột cao, giúp cung cấp năng lượng. Còn hàm lượng kali thì giúp bù đắp kali nếu người bệnh chẳng may bị tiêu chảy hoặc nôn ói, giảm nguy cơ bị mất chất điện giải.
Thành phần chất xơ hòa tan pectin rất tốt với những người bị rối loạn tiêu hóa, táo bón và tiêu chảy. Nó cũng giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, nhờ vậy mà giảm nguy cơ tái phát bệnh.
Cơm
Cơm mềm, dễ tiêu hóa nên có thể hạn chế nguy cơ kích thích dạ dày tiết nhiều axit. Việc này giúp làm giảm các cơn đau dạ dày.
Bên cạnh đó, cơm còn có thể hấp thụ chất lỏng bên trong dạ dày như dịch tiết axit chẳng hạn. Nhờ vậy mà các cơn đau ít tái phát hơn, hạn chế nguy cơ tiêu chảy.
Vì vậy, những người bị viêm loét dạ dày – tá tràng nên ăn cơm mỗi ngày sẽ có ích cho tình trạng bệnh.
Bánh mì
Bánh mì là thực phẩm có chứa chất đường bột, ít chất béo, dễ tiêu hóa. Khi đi vào dạ dày, nó sẽ hấp thụ hết dịch tiết axit dư thừa ở dạ dày, giúp giảm cơn đau tức thì. Ăn bánh mì thường xuyên cũng là cách hạn chế cơn đau tái phát. Tuy nhiên, bạn nên tránh ăn cùng bơ và mứt cho đến khi dạ dày khỏe mạnh nhé.
Các món canh, soup
Những món này đã trải qua quá trình ninh chín kỹ, chúng rất mềm. Vì vậy, hoàn toàn không gây ra ‘áp lực’ với hệ tiêu hóa. Ngược lại còn rất dễ tiêu mà lại còn dễ ăn nữa.
Bên cạnh đó, món ăn này còn giúp pha loãng nồng độ axit trong dịch dạ dày. Do đó, bệnh nhân sẽ tiêu hóa thức ăn nhanh hơn, dễ hấp thụ được các chất dinh dưỡng hơn.
Đậu bắp cũng là thực phẩm trị viêm loét dạ dày tá tràng. Ảnh minh họa, nguồn: Sohu
Sữa chua
Trong sữa chua có nhiều probiotic, enzyme với tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, cải thiện sức đề kháng. Đồng thời, nó cũng giúp làm lớp đệm trên niêm mạc và giảm kích thích dạ dày. Song, bạn nên bắt đầu lượng ít và theo dõi phản ứng của cơ thể khi ăn để điều chỉnh cho thích hợp.
Đậu bắp
Trong đậu bắp có hàm lượng vitamin B, C, E dồi dào cùng nhiều dưỡng chất khác. Chất nhầy trong đậu bắp là phức hợp protein kết dính polysaccharides, pectin và một số chất khác. Đây là những chất có tác dụng bảo vệ rất tốt cho niêm mạc dạ dày, phong nguy cơ gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Đồng thời, hỗ trợ làm lành các vết loét trong dạ dày hiệu quả.
Rau
Các loại rau xanh, rau màu đỏ tươi và cam, rau họ cải như bông cải xanh, súp lơ… có hàm lượng vitamin và chất chống oxy hóa dồi dào. Chúng đặc biệt tốt cho sức khỏe tổng thể và bệnh nhân bị viêm loét dạ dày – tá tràng.
Tuy nhiên, bạn nên nấu chín mới ăn chứ đừng ăn sống. Bởi, các loại rau sống không tốt cho tình trạng bệnh.
Đu đủ
Đu đủ là loại quả dân dã, có nhiều ở các làng quê và rất dễ trồng. Tại các thành phố lớn, đu đủ được mang bán đầy ngoài chợ dân sinh với giá thành siêu rẻ. Tuy nhiên, ít người biết rằng, đu đủ là loại quả có ích với những người bị viêm loét dạ dày.
Đó là vì trong thành phần của đu đủ có chứa enzyme papain. Loại enzyme này rất tốt cho hệ tiêu hóa. Nó giúp hạn chế virus, vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời còn ngăn chặn sự tái phát của các cơn đau dạ dày.
Không chỉ thế, đu đủ khi đi vào hệ tiêu hóa còn có tác dụng tạo cảm giác dễ chịu, giảm bớt chứng khó tiêu và kích thích hệ tiêu hóa, nhu động ruột hoạt động hiệu quả. Vì vậy, những người bị đau dạ dày nên mua về ăn thường xuyên để hạn chế các cơn đau.
Đu đủ có tác dụng làm giảm viêm. Ảnh minh họa, nguồn: SK&ĐS
Gừng
Đây là loại gia vị không thể thiếu trong bếp của người Việt. Từ thời xa xưa, ông cha ta đã sử dụng gừng như một vị thuốc tự nhiên để điều trị nhiều vấn đề về sức khỏe trong đó có đầy hơi, khó tiêu, đau dạ dày.
Gừng có tác dụng với bệnh lý dạ dày là vì trong loại gia vị này có chứa tacpen và oleoresin. Hai chất này có khả năng sát trùng, kháng viêm và giảm đau rất tốt. Đó cũng là lý do vì sao mà người ta hay gọi gừng là một loại kháng sinh tự nhiên.
Không chỉ có tác dụng giảm đau do viêm loét dạ dày mà gừng còn có thể xoa dịu cơn đau cho chị em phụ nữ trong những ngày 'đèn đỏ' tới thăm nữa đó.
Bạn có thể dùng gừng tươi pha với nước nóng và uống hoặc uống trà gừng, ăn kẹo gừng... đều rất tốt cho cơ thể.
Sữa tươi
Trong sữa tươi có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như vitamin, protein, canxi. Những chất này giúp cơ thể duy trì hoạt động và năng lượng hàng ngày.
Đặc biệt, sữa còn có chứa acid lactic. Đây là dạng hệ vi khuẩn rất có ích với đường ruột, được các chuyên gia khuyến cáo nên bổ sung mỗi ngày. Tuy nhiên, khi uống sữa, bạn nên uống sau khi đã có chút gì đó lót dạ, không uống lúc đói. Bởi, việc uống sữa lúc đói có thể khiến dạ dày phải co bóp nhiều hơn và gây ra các cơn đau. Vì vậy, nó không được khuyến khích dùng trước bữa ăn. Tốt nhất, bạn nên uống sau 30 phút - 1 tiếng kể từ khi ăn bữa chính.
Táo, hành tây và cần tây
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Những thực phẩm giàu flavonoid có khả năng ngăn chặn sự tiến triển của vi khuẩn HP. Mà đây lại là loại vi khuẩn chuyên gây ra những bệnh ở dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày thậm chí là K dạ dày.
Flavonoi là chất chống oxy hóa mạnh mẽ với tác dụng kiểm soát phân tử hóa học phản ứng (còn được gọi là các gốc tự do) trong cơ thể. Từ đó, nó có thể ngăn chặn phản ứng viêm. Đây chính là lợi ích mà bất cứ người bị viêm loét dạ dày nào cũng cần.
Những thực phẩm giàu flavonoid tốt cho bệnh dạ dày phải kể đến gồm: Táo, hành tây, cần tây. Vì thế, bạn hãy thêm những thực phẩm này vào bữa ăn hàng ngày, có thể kết hợp thêm với những loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa khác như anh đào, việt quất.
Tỏi là chất kháng sinh tự nhiên. Ảnh minh họa, nguồn: LĐ
Tỏi
Đây cũng là loại gia vị có sẵn trong bếp của các gia đình. Cùng với gừng, tỏi được xếp vào nhóm những 'kháng sinh tự nhiên' rất có ích cho sức khỏe. Nó không chỉ trị bệnh cảm cúm, cảm lạnh... mà còn cực kỳ hiệu quả với bệnh nhân bị viêm loét dạ dày.
Tỏi có công dụng kháng khuẩn, giúp tiêu hóa tốt. Hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào trong tỏi có khả năng làm giảm sự nhiễm trùng do vi khuẩn HP gây ra. Nhiều nghiên cứu cũng chứng minh: Chiết xuất từ tỏi có thể phòng ngừa tình trạng viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP gây ra.
Không chỉ thế, loại 'cây nhà lá vườn' này còn có khả năng thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi, trơn tru. Nhờ đó, giảm gánh nặng cho dạ dày nên có thể hạn chế các cơn đau, giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu
Đây là nhóm thực phẩm có hàm lượng chất xơ dồi dào. Chất xơ có công dụng cải thiện tiêu hóa, thúc đẩy nhu động ruột hoạt động hiệu quả. Nhờ vậy mà có khả năng làm giảm tình trạng bệnh viêm loét dạ dày.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo: Bạn nên bổ sung chất xơ vào chế độ ăn hàng ngày. Chất xơ có nhiều trong trái cây, rau tươi, ngũ cốc, yến mạch, đậu lăng, đậu hà Lan.... Những thực phẩm này không chỉ chứa chất xơ mà còn giàu dinh dưỡng, protein giúp đảm bảo nhu cầu năng lượng cho cơ thể.
Trà xanh
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng: Catechin có trong trà xanh là một chất chống oxy hóa. Nó hoàn toàn có thể phòng ngừa và giảm nhẹ tình trạng viêm loét dạ dày. Hơn nữa, chất này còn có tác dụng nếu sự gia tăng tỷ lệ chủng vi khuẩn dẫn tới kháng kháng sinh.
Trong trà cũng có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào. Do đó, nó rất hữu ích với những người bị viêm loét, còn giúp làm giảm sự tiến triển của bệnh, phòng khối u hiệu quả.
Tuy nhiên, trà xanh có thể gây nôn nao, cồn cào bụng. Do đó, bạn chỉ nên uống trà xanh sau bữa ăn từ 15 phút trở lên để giúp cơ thể tận dụng tối đa các chất dinh dưỡng.
Viêm loét dạ dày là căn bệnh mãn tính mà rất nhiều người Việt đang mắc phải. Hơn nữa, ngày càng có nhiều người trẻ mắc bệnh do thói quen sống, chế độ ăn uống bất hợp lý, môi trường sống... Những thông tin này bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu trên báo chí. Đáng sợ hơn, bệnh này có khả năng phát triển thành khối u ác tính. Do đó, khi bị bệnh, tốt hơn hết bạn nên áp dụng chế độ dinh dưỡng với những thực phẩm có lợi. Việc này nhằm hạn chế cảm giác khó chịu do bệnh gây ra. Đồng thời, ngăn chặn nó phát triển dẫn tới những biến chứng bất lợi với cơ thể.