Cuối tuần vừa rồi nóng nực quá, em quyết định đi chợ mua cua về làm canh cua cho bữa trưa. Lúc nấu canh, em nhìn thấy mấy củ khoai tây để ở góc bếp, sợ để mấy hôm nữa nó mọc mầm mất nên em gọt vỏ, cắt miếng cho luôn vào nấu cùng canh cua. 

Tới bữa bê bát canh ra, mẹ chồng em bỗng dưng giật nảy mình kêu: "Trời ơi, con nấu canh cua kiểu gì thế này". Em cũng rất ngạc nhiên không hiểu sao mọi người lại có phản ứng như vậy. Em nói: "Con nấu cùng khoai tây thôi có gì đâu ạ". 

Lúc này, mẹ chồng em mới hạ giọng bảo: "Canh cua kỵ khoai tây nhé con, ăn chung gây ngộ độc đấy, thôi bỏ đi, đừng dại mà ăn, lần sau con rút kinh nghiệm". 

Lúc đấy em bực lắm, nghĩ trong đầu là khoai tây tốt bổ như thế có gì mà độc, mẹ chồng cứ làm quá. Thế nhưng sau bữa cơm, em có lên mạng tìm hiểu thì thấy mẹ chồng nói đúng còn mình sai lè lè rồi các mẹ ơi, hic. 

hình ảnh

Ảnh: Internet

Thạc sĩ, lương y đa khoa Vũ Quốc Trung (Hà Nội) cho biết, canh cua bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe. Không chỉ có hàm lượng dinh dưỡng cao, nhiều khoáng chất tự nhiên, có khả năng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, trí nhớ, ung thư. Nhờ vậy mà các gia đình thường lựa chọn canh cua làm món canh vào mùa hè nóng bức. Tuy nhiên, TS Trung khuyến cáo, khi ăn cua phải hết sức cẩn thận, có một số thực phẩm không được kết hợp với cua đồng kẻo sinh chất độc, gây hại cho cơ thể. 

1. Khoai lang, khoai tây

Theo Lương y Vũ Quốc Trung, canh cua không nấu cùng khoai lang, khoai tây vì ăn chung sẽ kết sỏi, lâu ngày gây sỏi thận, gây hại cho sức khỏe.

2. Quả giàu vitamin C

Các loại quả giàu vitamin C như lê, cam, hồng... chứa hàm lượng axit tannic cao, nếu ăn chung với cua có thể gây kết tủa, đầy bụng, khó tiêu, thậm chí là ngộ độc. Tốt hơn hết, nên ăn cách nhau 1 - 2 tiếng.

3. Mật ong

Theo lương y, cua đồng không được nấu cùng mật ong hay sử dụng cùng một lúc vì sẽ gây tiêu chảy, ngộ độc, cấp cứu, nguy hại tới sức khỏe. 

4. Cần tây

Cua không ăn chung hay nấu chung với cần tây vì sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thụ protein của cơ thể, khiến cho cơ thể mất chất, dạ dày khó tiêu, đau bụng, "đi ngoài".

5. Cá chạch

Cua và cá chạch là 2 thực phẩm đại kỵ, không được ăn chúng vì sẽ gây ngộ độc, nguy hại cho tính mạng.

6. Thức ăn lạnh

Một số thực phẩm mát lạnh ngày hè như nước đá, kem... không nên ăn cùng lúc, ăn ngay sau hoặc trước khi ăn canh cua đồng vì 2 tính lạnh gặp nhau dễ gây đau bụng, tiêu chảy. Tốt hơn hết nên ăn cách xa nhau 1 - 2 giờ.

hình ảnh

Ảnh: Internet

Một số lưu ý khi ăn canh cua

- Không nấu canh cua từ cua đã chết, kể cả giã lấy nước nấu canh vì cua chết dễ nhiễm khuẩn, cố tình ăn sẽ nguy hại cho sức khỏe.

- Người có cơ địa dị ứng cua đồng không nên ăn vì dễ sốc phản vệ, nhập viện cấp cứu, nguy hiểm tính mạng.

- Phụ nữ mang thai hạn chế ăn cua đồng vì cua tính hàn, có thể gây sảy thai, ảnh hưởng sức khỏe thai nhi

- Người bị hen, bị gút, bị đau bụng tiêu chảy… cũng không nên ăn cua đồng vì dễ khiến bệnh thêm trầm trọng hơn. 

Nguồn: Tổng hợp