Các chị ơi, cuối tuần trước em vừa bị ngộ độc xong vì tội ăn canh ngao xong thì đi ăn cam luôn. Khoảng 1 tiếng sau, em nôn thốc nôn tháo, người mệt lả rồi lịm đi. May mà ở nhà nên chồng vội vàng đưa tới bệnh viện. Chồng em bảo em bị ngộ độc thạch tín cấp tính cơ, em nghe mà rụng rời chân tay luôn, đúng là được phen hú vía. Chắc từ nay em chừa thôi.
Không chỉ ăn với trái cây đâu, em thấy trên báo còn đề cập một số điều kiêng kị khác khi ăn canh ngao đó ạ. Các chị nhớ tránh mấy này ra nhé chứ không nhỡ mà bị như em lại khổ ra đấy.
Hình minh họa. Nguồn: Internet
Ăn hoa quả giàu sau khi ăn canh ngao
Trong các loại hoa quả rất giàu chất tainin. Khi đi vào cơ thể, chúng sẽ kết hợp với protein và canxi có trong ngao và tạo thành hợp chất không hòa tan. Hợp chất này kích thích hệ tiêu hóa gây đau bụng, khó tiêu.
Không chỉ thế, việc ăn trái cây sau khi ăn canh ngao cũng dễ gây ngộ độc. Bởi, ngao vốn có chứa asen pentavenlent. Chất này bản thân nó không độc hại. Thế nhưng khi gặp vitamin C trong trái cây thì nó sẽ chuyển hóa thành thạch tín gây ngộ độc thạch tín cấp tính. Nếu không được cấp cứu kịp thời rất dễ nguy hiểm tính mạng.
Uống bia
Khi ăn ngao thì không nên sử dụng bia. Bởi, bia sẽ kích thích quá trình sản xuất axit uric diễn ra nhanh hơn và gây dư thừa. Khi đó, chúng sẽ tích tụ tại xương và các mô mềm làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút, viêm khớp xương.
Không ăn trai hến khi bị bệnh gout, dạ dày
Ngao là thực phẩm giàu purin. Khi đi vào cơ thể, chất này sẽ được phân giải thành axit uric gây nên bệnh gout. Do đó, những người từng bị bệnh gút hay đang mắc bệnh thì không nên ăn. Bên cạnh đó, ngao có tính hàn nên không tốt cho người mắc bệnh dạ dày.
Người bị cảm lạnh
Ngao vốn là loại thực phẩm có tính hàn. Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người đang bị cảm lạnh thì không nên ăn để tránh bệnh nặng thêm. Hơn nữa, ngao cũng rất giàu chất đạm nên nếu ăn vào lúc đang bị cảm dễ khiến hệ tiêu hóa tiêu không nổi gây buồn nôn, đầy bụng, chướng bụng.
Trẻ dưới 1 tuổi
Trẻ em dưới 1 tuổi cũng không nên ăn ngao vì lúc này khả năng nhai của bé còn kém. Nếu cho bé ăn, ngao không được nhai kĩ dễ khiến bé bị nôn, đầy bụng, khó tiêu.
Người có cơ địa mẫn cảm
Ngao là một loài nhuyễn thể với hàm lượng dinh dưỡng cao. Theo các chuyên gia, giá trị dinh dưỡng của ngao tương đương với lươn và thịt gà. Hơn nữa, ngao lại sống ở tầng đáy nên rất dễ gây dị ứng, tiêu chảy, nôn, phát ban. Chất protein trong ngao có thể gây dị ứng mạnh. Do đó, những người có cơ địa mẫn cảm, dễ bị dị ứng thì nên cân nhắc trước khi ăn.
Nguồn: Tổng hợp