Các mẹ chắc ai cũng biết nếu khoai tây mọc mầm thì không nên ăn vì nó chứa độc tố cực kỳ nguy hiểm, rất nguy hiểm. Thế nhưng không phải loại nào mọc mầm cũng nên vứt đi đâu các mẹ. Có những loại chính ra để mọc mầm rồi chúng ta mới nên ăn ấy. Bởi vì lúc này dinh dưỡng của nó thậm chí còn được nhân lên, cực kỳ tốt cho sức khỏe.
Cái này em tìm thấy ở trên báo nè các mẹ. Thế nên là nếu thấy những thứ này mọc mầm, các mẹ đừng vội vứt đi nha, giữ lại ăn còn rất tốt đó nhé.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Tỏi mọc mầm
Bản thân tỏi vốn được ví là một loại kháng sinh tự nhiên. Thế nhưng khi nảy mầm, nó không chỉ giữ được những chất vốn có mà còn sản sinh ra nhiều nguyên tố vi lượng thông qua quá trình quang hợp. Từ đó giúp cải thiện sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, phòng bệnh tật.
Giá đỗ
Đậu mọc mầm còn được gọi là giá đỗ. Bản thân các loại hạt đỗ vốn đã rất tốt cho sức khỏe rồi. Thế nhưng khi mọc mầm lên, chúng còn chứa thêm nhiều vitamin, khoáng chất có lợi cho cơ thể. Bên cạnh đó, carotene trong giá đỗ cũng cao hơn hẳn so với các loại rau khác. Chất này có công dụng hỗ trợ cải thiện thị lực, rất tốt cho những người bị bệnh về mắt.
Lúa mạch nảy mầm
Lúa mạch có chứa nhiều tinh bột nhưng khi nảy mầm thì tinh bột này sẽ được chuyển hóa thành amylase ở mức độ nhất định. Khi đi vào cơ thể, chúng sẽ nhanh chóng tham gia vào quá trình tiêu hóa, thúc đẩy quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn nhanh hơn. Vì thế, lúa mạch nảy mầm còn giúp phòng táo bón và mang lại nhiều lợi ích khác.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Đậu Hà Lan mọc mầm
Mầm đậu Hà Lan không những không gây hại cho sức khỏe mà nó còn chứa thành phần dinh dưỡng cao. Theo các chuyên gia, mầm đậu Hà Lan có rất nhiều chất dinh dưỡng như vitamin và các loại khoáng chất. Những chất này tham gia vào quá trình chuyển hóa của cơ thể. Từ đó giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, gan, thận.
Mầm gạo lứt
Gạo lứt khi nảy mầm sẽ kích hoạt lượng lớn enzyme. Đồng thời còn tạo ra một loại các loại enzyme thủy phân mới như amylase, hemixenluaza, protease, oxidoreductase. Nhờ đó, năng lượng và dinh dưỡng của gạo lứt sẽ được thanh đổi. Một số đại phân tử trong gạo lứt cũng trở thành phân tử nhỏ, chất dinh dưỡng cũng được chuyển hóa tồn tại ở dạng dễ tiêu hóa và dễ hấp thụ.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh: Gạo lứt khi nảy mầm rất giàu vitamin A, B, E, niacin và axit pantothenic. Lượng canxi, magie và khoáng chất khác trong hạt gạo lứt vốn tồn tại ở dạng khó hấp thu và tiêu thụ. Thế nhưng khi nảy mầm lên, dưới sự hoạt hóa của phytase, axit phytic bị phân hủy khiến các khoáng chất được giải phóng. Do đó nếu ăn gạo lứt nảy mầm, cơ thể sẽ hấp thu được trọn vẹn những khoáng chất này.
Bên cạnh những loại rau củ mọc mầm ăn được thì còn có những loại mà bạn không nên đụng tới, dù chỉ một chút vì cực kỳ độc hại:
+ Khoai lang:
Khoai lang khi nảy mầm hoàn toàn có thể gây ngộ độc. Lý do là vì sau khi nảy mầm, lớp biểu bì của củ khoai lang sẽ có những đốm đen. Lúc này, độc tố sẽ theo đó thải ra. Độc tố này không thể hoàn toàn tiêu diệt hết ở nhiệt độ cao nên dù được nấu chín thì nó vẫn có thể làm giảm chức năng gan ở người.
+ Khoai tây:
Khoai tây nảy mầm thường chứa độc tố solanine. Khi ăn phải, nhẹ thì sẽ gây nôn ói, tiêu chảy vì ngộ độc. Nặng thì có thể suy gan nếu ăn trong suốt thời gian dài.
+ Gừng:
Gừng mọc mầm đã bị mất giá trị dinh dưỡng. Đồng thời, nó còn chứa độc tố safrole. Đây là loại độc tố có thể gây tổn thương và ung thư gan.
+ Sắn:
Sắn khi mọc mầm sẽ sản sinh ra chất alkailoid solanine. Đây là chất độc gây tiêu chảy, nôn mửa đau tức ngực. Thậm chí nó còn có thể uy hiếp tới tính mạng.
+ Khoai môn:
Củ khoai môn mọc mầm không chỉ bị suy giảm giá trị dinh dưỡng mà còn có thể sản sinh ra những chất độc cực kì có hại với gan.
Nguồn: tổng hợp