Tớ không chỉ sợ béo phì mà còn rất lo mắc bệnh tiểu đường giống mẹ chồng mọi người ạ. Vậy nên ăn uống hàng ngày của gia đình tớ cũng phải tính rất kỹ đó.

Ngoài việc không bao giờ mua nước ngọt cho con, mà còn hạn chế các loại bánh kẹo, đồ ăn chế biến ra không thêm gia vị là đường. Thì việc chọn lựa hoa quả cũng phải tính toán kỹ lắm.

Hơn nữa, cũng vì mẹ chồng bị tiểu đường, nên từ hơn 2 năm nay kể từ khi về đây làm dâu, đi chợ tớ chỉ thường xuyên mua mấy trái cây có độ ngọt ít để bà có thể ăn được thôi.

Thế nhưng tới tận hôm qua tớ mới biết hóa ra cách chọn mua trái cây như thói quen của tớ là sai đấy các mẹ ơi.

Theo thông tin tớ vừa đọc được trên 1 tờ báo, thì mặc dù một số loại trái cây tuy không ngọt mà tớ nghĩ sẽ tốt cho người mắc bệnh như mẹ chồng, nhưng cũng có thể chứa hàm lượng đường cao, không tốt cho những người có lượng đường trong máu cao và béo phì đấy ạ!

hình ảnh

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Loại trái cây đầu tiên là thanh long

Mặc dù chỉ có vị ngọt nhẹ ở phần giữa của quả, tuy nhiên hàm lượng đường trên 100 gam thanh long là khoảng 14%, và gần 70%-80% là đường glucose có thể khiến đường máu tăng nhanh hơn.

Loại trái cây thứ 2 là quả lựu

Nhiều chị em cho rằng lựu có thể giúp giảm cân vì loại quả này không quá ngọt. Thế nhưng thực tế đây là trái cây chứa hàm lượng đường tương đối cao tới 14%, có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao.

Loại trái cây thứ 3 là chanh dây

Chanh dây là loại quả có vị ngọt và chua, thế nhưng lượng đường của nó đã đạt khoảng 13%. Đây là chỉ số tương đối cao không tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường cũng như béo phì.

Loại trái cây thứ 4 là quả dừa

Theo tính toán, trong 100g thịt dừa chứa lượng calo cao tới 241 kcal, hàm lượng chất béo 12% và hàm lượng đường cao tới 31,3%, bởi vậy, những người mắc bệnh tiểu đường và béo phì nên kiểm soát lượng cơm dừa khi ăn.

Loại trái cây thứ 4 là táo gai

Táo chua dược biết đến là loại quả có vị chua, tốt cho tiêu hóa. Thậm chí nó không ngọt chút nào nhưng lượng đường của nó cao tới 22%.

hình ảnh

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Ngoài việc cần cần cẩn trọng khi ăn các loại trái cây không ngọt nhưng chứa nhiều đường kể trên, thì những người mắc bệnh tiểu đường, béo phì cũng cần lưu ý như sau khi ăn trái cây:

Nên ăn trái cây cách xa bữa ăn: Không nên ăn trái cây trong hoặc quá gần bữa ăn, vì lúc này thường có nhiều carbohydrate và điều này có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Tốt nhất nNên ăn trái cây cách ít nhất 2 giờ sau bữa ăn để không làm đường huyết của người bệnh tăng đột ngột.

Nên ăn trái cây kèm với các loại hạt: Người bị tiểu đường được khuyên nên ăn các loại hạt, bởi đây là nguồn chất xơ tuyệt vời làm chậm quá trình hấp thụ đường. Do vậy, nếu ăn trái cây có chỉ số đường huyết hơi cao, tốt nhất nên ăn kèm với các loại hạt, sẽ giúp giữ cho đường huyết ổn định.

Nên ăn đa dạng các loại trái cây và ăn cả quả: Người bị tiểu đường không nên uống nước ép trái cây để tránh lượng đường trong máu tăng đột ngột.

Ngoài ra nên tránh ăn trái cây quá chín vì lúc đó lượng đường trong trái cây lên cao nhất. Đồng thời cũng cần hạn chế ăn trái cây khô, đóng hộp.

Không nên ăn trái cây khi đo thấy đường huyết cao: Khi phát hiện mức đường huyết cao thì không nên ăn trái cây ngay lúc này, mà tốt nhất hãy chờ cho đường huyết hạ xuống.

Nguồn: Tổng hợp