Không hiểu sao con trai em lại thích ăn đậu phụ các mẹ ạ, con nhà người khác thì lúc nào cũng đòi ăn trứng còn con em thì đòi ăn đậu. Năm nay thằng bé học lớp 2, bữa cơm nào không có đậu là nó kêu "oai oái". Thấy con ăn được nên em cũng chiều, đậu thì rẻ nên chẳng tiếc, cho con ăn mỗi ngày luôn.

Thế nhưng hôm qua có đứa bạn sang chơi, thấy con em ăn như vậy thì nó bảo: "Trẻ nhỏ ăn nhiều đậu phụ không tốt đâu mày ơi, cẩn thận dậy thì sớm, sau này còn ảnh hưởng sinh sản ý". 

Em nghe nó nói thế cũng hoang mang, không biết thực hư thế nào nên phải lên mạng xem. Công nhận, đậu phụ tốt nhưng khi cho trẻ ăn thì phải cẩn thận. Chắc từ giờ em phải hạn chế cho con ăn, ăn đủ lượng thôi. Các mẹ đang nuôi con nhỏ cũng xem đi này.

hình ảnh

Ảnh: Internet

Đậu phụ nhiều đạm, omega 3 và canxi giúp trẻ phát triển thể lực, trí tuệ, nâng cao nhận thức. Tuy nhiên, khi cho trẻ ăn đậu phụ thì người lớn phải biết các điều sau:

1. Khi nào nên cho trẻ ăn đậu phụ, nên ăn bao nhiêu

Đậu phụ chứa nhiều protein nên có thể gây cản trở tieu hóa với trẻ nhỏ do dạ dày trẻ chưa phát triển toàn diện. Các bác sĩ khuyến cáo trẻ từ 8 tháng tuổi trở đi mới được ăn đậu phụ nhưng với lượng nhỏ kèm thịt, lòng đỏ trứng. Mỗi tuần cho trẻ ăn 2 - 3 lần, mỗi lần không quá 100gr. Trẻ sơ sinh không nên ăn đậu phụ.

2. Những tác hại khi cho trẻ ăn quá nhiều đậu phụ

Cái gì nhiều quá cũng không tốt, đậu phụ với trẻ nhỏ cũng vậy. Không nên ăn quá nhiều đậu phụ vì nó chứa saponins - chất khi hấp thụ lượng lớn vào cơ thể sẽ gây thiếu i - ốt. Ngoài ra, isoflavone ở đậu nành còn có thể gây tăng estrogen trong cơ thể, lâu ngày phá vỡ cân bằng hormone, giảm lượng t.inh b.inh ở trẻ khi lớn lên.

Đậu phụ còn chứa axit phytic (liên kết với các chất khoáng như đồng, kẽm, canxi, magiê...) nên nó có thể ngăn không cho đường ruột của trẻ hấp thụ các chất dinh dưỡng khác, lâu ngày dẫn tới thiếu chất.

3. Đậu phụ và vấn đề dậy thì sớm cho trẻ

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết, chưa có nghiên cứu nào chứng minh đậu phụ gây dậy thì sớm ở trẻ. Protein ở đậu phụ là thực vật chứ không phải động vật. Do đó chỉ cần ăn với lượng vừa đủ thì sẽ không lo dậy thì sớm ở trẻ. 

hình ảnh

Ảnh: Internet

4. Khi nào trẻ không nên ăn đậu phụ

Trẻ bị bệnh thiếu máu, mắc các vấn đề về tiêu hóa thì không nên ăn đậu phụ vì hàm lượng protein cao có thể khiến quá trình hấp thụ sắt bị rối loạn.

Trẻ bị đầy hơi, khó tiêu cũng không nên ăn nhiều đậu phụ. Trẻ bị thiếu i- ốt nhất định phải kiêng đậu phụ vì saponin trong nó có thể làm giảm hấp thụ i-ốt của cơ thể, khiến bệnh thêm trầm trọng.

5. Thực phẩm không nên kết hợp với đậu phụ

- Rau bina, hành tây: Đậu phụ giàu canxi còn rau bina và hành tây giàu axit oxalic nên khi kết hợp lại sẽ gây ra hiện tượng canxi oxalat tích tụ dẫn tới bệnh sỏi thận.

- Sữa bò: 2 thực phẩm này nếu ăn chung sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả 2, gây cản trở sự hấp thụ calcium của cơ thể.

- Hành lá: Hành lá chứa nhiều axit oxalic nếu ăn cùng đậu phụ sẽ hình thành calcium oxalate - chất đi vào cơ thể gây thiếu canxi trầm trọng.

- Mật ong: Mật ong ăn với đậu phụ dễ gây tiêu chảy, sinh ra phản ứng không tốt cho cơ thể.

- Măng: Măng chứa axit oxalic khi hết hợp với đậu phụ chứa canxi sulfate sẽ tạo thành canxi oxalat, tạo sỏi thận.

- Quả hồng: Quả hồng chứa nhiều tannin nên nếu kết hợp với calci clorua của đậu phụ sẽ tạo thành calci tannate gây sỏi mật, sỏi thận.

Nguồn: Tổng hợp