Em vừa cãi nhau với mẹ chồng các chị ạ. Chả là đợt này, bà ở quê lên chơi tiện chăm thằng cu đang nghỉ hè cho vợ chồng em an tâm đi làm. Hôm bà lên mang theo bao nhiêu rau củ quả, thấy đồ sạch nhà trồng em thích lắm, cảm ơn mẹ rối rít.

Ngay sau khi bà ở được 1 hôm, khi đi làm về, em thấy hai bà cháu đang ăn trứng gà rán ngải cứu. Em rất bất ngờ khi con mình thích thú với món này. Thế nhưng, ngày thứ 2, thứ 3 rồi gần như cả tuần, chiều nào bà cũng làm món này cho cháu ăn. Em hỏi thì bà bảo: "Nó thích nên đòi ăn, trứng gà ngải cứu cũng tốt ăn nhiều không sao đâu con".

Em nghe vậy mới nhẹ nhàng giải thích rằng trứng gà ngải cứu tốt thật nhưng "cái gì quá cũng không tốt", người lớn ăn nhiều còn hại chứ đừng nói đến trẻ con. Hơn nữa, trứng ngải cứu mẹ chồng em làm thì siêu mặn, không hiểu sao con em lại "đam mê" thế chứ.

Sau một hồi cãi vã qua lại, chồng em phải vào ngăn và nói chuyện với mẹ, dặn mẹ cho cháu ăn ít lại và giảm lượng muối đi. Bà nghe con trai nói thì "gật gù" rồi, chẳng biết mẹ có thay đổi không nữa, haiz.

hình ảnh

Ảnh: Internet

Tiện em chia sẻ chuyện với các chị thì mọi người cũng xem lại những lưu ý khi ăn trứng gà ngải cứu nhé. Món này thơm ngon ai chả thích nhưng ăn sai cách là hại lắm đấy.

1. Không nên ăn quá nhiều

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, không nên ăn quá nhiều trứng gà ngải cứu một lúc hay trong một khoảng thời gian dài (ngày này sang ngày khác). Nguyên nhân là vì trứng gà ngải cứu rất giàu dinh dưỡng cho cơ thể nhưng ăn nhiều sẽ gây dư thừa chất, làm phản tác dụng, gây đau bụng, "đi ngoài"...

Hơn nữa, trong ngải cứu có một lượng độc tính nhất định nên khi ăn nhiều sẽ ảnh hưởng tới thần kinh trung ương, gây ra sự hưng phấn quá mức, thậm chí dẫn tới tình trạng chân tay run lẩy bẩy, co giật cục bộ hoặc toàn thân, sau vài giờ các chi sẽ co cứng, nói xàm, tê liệt...

Tốt hơn hết, mỗi tuần chỉ ăn 2 - 3 lần, mỗi lần dùng 1 - 2 quả trứng và một nắm lá ngải cứu sạch. Trẻ con thì nên ăn lượng bằng 1/2 người lớn.

2. Không cho nhiều muối mặn

Trong Đông y, trứng gà vị mặn tính lạnh khi kết hợp với ngải cứu tạo nên món ăn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, đồng thời cũng là bài thuốc chữa nhiều bệnh như bổ khí huyết, mát họng, an thai, trị kiết lỵ, mất ngủ... Tuy nhiên, do trứng đã có vị mặn nên không cần cho thêm muối khi chế biến món ăn này nhưng ai không ăn được nhạt thì có thể cho thêm một chút muối thôi nhé.

Việc cho nhiều muối khiến món ăn bị mặn sẽ vô tình gây hại cho thận, hút nước của cơ thể, cơ thể bị thiếu nước sinh ra nhiều bệnh lý nguy hiểm.

3. Những người nên ăn trứng gà ngải cứu

Theo các bác sĩ, người nên tăng cường ăn trứng gà ngải cứu đó:

- Đau đầu thường xuyên, mãn tính

- Ho sốt, hen suyễn

- Phụ nữ kinh nguyệt không đều, bị rong kinh, đau bụng kinh...

4. Những người không nên ăn trứng gà ngải cứu

- Người bị viêm gan: trứng gà ngải cứu giúp chuyển hoá tế bào trong gan, cản trở sự rối loạn, ngăn tình trạng vàng da, hỗ trợ điều trị nước tiểu đục, viêm gan do trúng độc...

- Người bị rối loạn đường ruột cấp tính: Đây là món ăn lợi tiểu, nhuận tràng, kích thích tiêu hoá tốt nên những ai đang mắc bệnh về đường tiêu hoá hay đường ruột thì không nên ăn

-Phụ nữ mang thai: Trứng gà ngải cứu có thể gây co bóp tử cung, nhất là ở 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây sảy thai rất nguy hiểm, ở giai đoạn cuối dễ sinh non.

Nguồn: Tổng hợp