Quá nhiều nước ép trái cây Khi bé uống nhiều nước ép trái cây (đặc biệt là các loại nước ép có chứa sorbitol và hàm lượng đường fructose cao) hoặc quá nhiều nước uống có đường sẽ dễ làm cho bụng bé khó chịu, gây nên tiêu chảy. Mẹ nên chú ý giảm thiểu lượng nước ép thì tình trạng của bé sẽ nhanh chóng được cải thiện. Theo các chuyên gia khuyên rằng trẻ con từ 1-3 tuổi không nên uống quá 180ml nước trái cây mỗi ngày.
Chứng tiêu chảy ở trẻ em Nếu bé nhà bạn đi phân lỏng vài lần trong ngày, có thể vẫn còn lợn cợn thức ăn chưa tiêu hóa hết, hoặc chất nhầy và có mùi hôi, bé có thể đang gặp tình trạng tiêu chảy ở trẻ em mới biết đi. Không có lí do rõ ràng nào cho việc này, ngoài trừ có thể là do việc bé đang ở độ tuổi phải bổ sung thêm các loại thực phẩm mới và những thay đổi trong chế độ ăn uống. Bé cưng của bạn vẫn sẽ tiếp tục phát triển mạnh khỏe, tăng cân và nhanh chóng vượt qua giai đoạn này.
Di ứng thức ăn Hãy lập tức gọi cấp cứu hoặc đưa bé đến bệnh viện nếu bé gặp tình trạng khó thở, khuôn mặt và môi sưng húp. Dị ứng thức ăn có thể gây ra nhiều phản ứng của cơ thể từ nhẹ nhàng đến vô cùng nghiêm trọng trong chỉ vòng vài giờ đồng hồ. Các biểu hiện của dị ứng có thể bao gồm cả tiêu chảy, đầy bụng, đau bụng, phân dính máu. Trong các trường hợp nặng hơn, di ứng thức ăn có thể gây ra phát ban, nổi mẩn ngứa, sưng tấy và ngộp thở. Dị ứng sữa là một trong các trường hợp thường gặp nhất. Một số loại dị ứng khác có thể là dị ứng trứng, đậu phộng, đậu nành, lúa mì, cá, hải sản… Nếu bạn cho rằng con mình có thể bị dị ứng với một loại thức ăn nào đó, hãy nói chuyện ngay với bác sĩ tư vấn nhé!
Không dung nạp thực phẩm Không giống như dị ứng thực phẩm, việc không dung nạp thực phẩm là phản ứng bất thường của cơ thể không liên quan đến hệ miễn dịch. Một ví dụ điển hình là không dung nạp lactose – loại đường có trong sữa bò và các chế phẩm từ sữa khác. Nếu như bé không thể dung nạp lactose, có nghĩa là cơ thể bé không sản xuất đủ lactase, một enzyme cần thiết để tiêu hóa lactose. Khi lactose không tiêu hóa được và nằm trong ruột, có có thể gây nên triệu chứng khó chịu như tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi… từ 30 phút đến 2 tiếng sau khi ăn sữa.
Ngộ độc thức ăn Nếu trẻ bị tiêu chảy kèm với nôn ói và bạn nghĩ rằng bé có thể đã nuốt phải một thứ gì đó không phải thức ăn như thuốc, hóa chất, cây cỏ… đặc biệt khi bé xuất hiện tình trạng khó thở, mệt mỏi, co giật hoặc trở nên vô thức. Hãy nhanh chóng gọi xe cấp cứu hoặc đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức.
Hãy để đầu óc của mình được thoải mái bằng cách coi những bộ film hài.. (Ảnh: GettyImages)
...hay nói chung là những phim hài dễ xem, dễ hiểu. Bắt mình phải suy nghĩ quá nhiều sau khi chia tay không bao giờ là một việc nên làm.
8. Nuôi dưỡng cơn giận
Đừng cố chối bỏ cảm xúc và cũng đừng kìm nén cảm xúc đến mức trầm cảm. Bạn có thể khóc, có thể buồn, nhưng cách giải tỏa tốt nhất là tức giận. Cơn buồn của bạn có thể không ảnh hưởng nhiều đến ai (ngoài chính bạn), nhưng nó sẽ âm ỉ kéo dài, chi bằng hãy bộc lộ những cảm xúc của mình một cách chân thật nhất, mạnh và nhanh. Đó là cách tốt nhất để bạn vượt qua những khủng hoảng về tình cảm, tâm lý khi trải qua một cuộc hôn nhân đổ vỡ.
9. Khi đã sẵn sàng, hãy bắt đầu mối quan hệ mới
Đừng vì một lần tổn thương mà khép kín trái tim mình. Hãy để mọi chuyện trôi qua một cách tự nhiên và tự cho phép mình đi tìm kiếm hạnh phúc mới khi trái tim bạn đã sẵn sàng. Hẹn hò khiến bạn tự khắc phải chăm chút hơn cho bản thân, và nếu không tìm được “ý trung nhân” thì ít nhất bạn cũng có thêm người bạn mới để cùng chia sẻ vài sở thích.
10. Nghĩ đến một sự thay đổi lớn
Giờ thì bạn đã tự do, hãy thoải mái làm những điều bạn thích như là một sự thay đổi lớn cho chính bản thân bạn. (Ảnh: GettyImages)
Có những điều từ lâu bạn đã rất muốn thực hiện nhưng không thể làm được vì còn vướng bận hay còn phải nghĩ cho ai đó? Giờ thì bạn đã tự do, hãy xem đây là một cơ hội lớn để làm mới cuộc sống của mình.
11. Hãy cởi mở hơn trong tư tưởng
Chia tay là điều không ai mong muốn nhưng nếu nó xảy ra thì cũng đừng nhìn nó một cách tiêu cực. Đó có thể là một bài học lớn về cuộc sống và tình yêu. Hãy đối mặt với thực tại với sự cởi mở trong suy nghĩ và thoải mái trong tình cảm; đừng khép mình, đừng dằn vặt và cũng đừng tốn thời gian nghĩ đến chuyện quay lại với nhau. Việc đó sẽ ngăn trở bạn. Tôi không biết nó làm điều đó như thế nào, nhưng luôn luôn là như thế.
Ống thần kinh phần tạo thành tủy sống và cột sống không đóng lại hoàn chỉnh gây tổn thương cho sự phát triển của tủy sống bên trong.
Chẩn đoán tiền sản: Có thể nhìn thấy dấu hiệu của dị tật này trước khi sinh qua siêu âm. Nếu thoát vị màng não - tủy nặng sẽ không thấy có cử động chi dưới của thai. Trong trường hợp này nên chấm dứt thai kỳ. Để tránh chèn ép cơ học và nhiễm trùng, phần lớn các trẻ này được mổ lấy thai. Sanh ngã âm đạo có nguy cơ gia tăng vỡ túi màng nhện.
Sau sinh trẻ có thể có những dấu hiệu:
- Khối u nằm dọc theo cột sống ở vùng thắt lưng, u mềm được che phủ lớp da nhăn nheo.
- Thoát vị màng tủy thường không có biểu hiện gì về rối loạn vận động và cảm giác.
- Liệt hai chi dưới. Biểu hiện liệt có thể một phần hoặc hoàn toàn hai chi dưới , mất cảm giác và rối loạn cơ thắt thường gặp trong các trường hợp túi thoát vị có các rễ thần kinh và tuỷ.
- Thường có dị tật ở cột sống cổ cao và hố sọ sau.
- Có thể cơ hậu môn dãn, phân ra liên tục.
- Nước tiểu nhỏ giọt do rối loạn cơ vòng.
- Có thể kèm theo dấu hiệu của não úng thủy.
Phương thức chăm sóc và điều trị: Sau sinh có nguy cơ gia tăng viêm màng não do vi trùng gây tử vong. Tổn thương phải được đắp bằng miếng gạc ướt vô trùng cho đến khi phẫu thuật. Trẻ được cho kháng sinh phổ rộng. Phẫu thuật để đóng dị tật có thể khó khăn do mức độ rộng của tổn thương. 90% trường hợp não úng thủy sẽ kèm theo thoát vị màng não - tủy do đó phải dẫn lưu não úng thủy vì não úng thủy có thể phát triển sau khi đóng thoát vị màng não - tủy nên trẻ thường được theo dõi vòng đầu và kích thước của thóp trước.
Thoát vị não là một dị tật hiếm gặp. Hiện nay, người ta chưa biết nguyên nhân gây ra thoát vị não. Trong dị tật này, hộp sọ không đóng hoàn toàn tạo ra một khe hở qua đó mô não, dịch não tủy và màng não thò ra hình thành giống như một cái túi. Thoát vị não thường gặp ở nữ nhiều hơn nam. Những vị trí phổ biến nhất của thoát vị não là đường giữa của phần trên hộp sọ, vùng giữa trán, mũi và phía sau hộp sọ. Thoát vị não ở phía sau hộp sọ có khả năng kết hợp với những rối loạn thần kinh hơn. Thoát vị não làm gia tăng tỷ lệ thai chết trong tử cung, chỉ khoảng một nửa số thai nhi có dị tật này sống cho đến khi được sinh ra.
Dấu hiệu: Những dấu hiệu và những bất thường kết hợp thường gặp ở trẻ sống sót là: não úng thủy, liệt co cứng tay chân, tật não nhỏ, mất điều hòa cử động, chậm phát triển tâm thần, có những vấn đề về thị lực, chậm tăng trưởng và có những cơn tai biến.
Khi nào bé có thể được phẫu thuật? Trẻ bị thoát vị não cần được phẫu thuật để đặt những mô bị thò ra, não và dịch não tủy trở về bên trong xương sọ và đóng khe hở lại. Thường đợi ít nhất vài ngày đến vài tháng để cho trẻ điều chỉnh cuộc sống ở bên ngoài tử cung rồi mới tiến hành phẫu thuật. Phần lớn phẫu thuật được thực hiện vào giữa giai đoạn từ khi sinh ra cho đến khi trẻ được 4 tháng tuổi. Thời điểm quyết định phẫu thuật dựa vào kích thước,vị trí, những bất thường kết hợp và khiếm khuyết có được da che phủ hay không.
Chứng suy giảm khả năng nhìn thường rất khó phát hiện trong vòng 1 năm đầu, trừ khi bác sĩ khám và chẩn đoán. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng về vấn đề này ở trẻ sơ sinh – vì hầu hết chúng sẽ hết sau vài tháng; nếu bạn nhận thấy rằng các vấn đề này vẫn không hề giảm bớt thì có thể lên kế hoạch cho một cuộc kiểm tra mắt cho bé. Đối với bệnh mù màu thì phụ huynh có thể nhận biết khi bé được khoảng 5 tuổi.
Lời khuyên cho phụ huynh: Bạn nên đưa em bé đến khám tại bác sĩ nhãn khoa hoặc bác sĩ nhi khoa khi bé được 1 tuổi. Điều này đặc biệt quan trọng nếu lịch sử gia đình bạn có nhiều người phải đeo kính ngay từ nhỏ, hoặc bất kỳ lúc nào bạn cảm thấy nghi ngờ rằng con mình đang bị suy giảm khả năng nhìn. Phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về thị lực có thể giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn và đồng thời còn bảo vệ được thị giác của bé một cách tốt nhất. Đối với những trường hợp bị suy giảm khả năng nhìn, nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng suy giảm thị giác nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng không nhìn thấy gì.
Đôi mắt của bé có thể có những biểu hiện rất bình thường trong lần kiểm tra đầu tiên, do đó, các bác sĩ sẽ khó nhận ra được vấn đề mà bé gặp phải. Đôi mắt của trẻ sơ sinh có thể bị chệch hướng, nhưng kể từ thời điểm từ 3 đến 6 tháng tuổi, đôi mắt của bé phải thực sự đồng bộ trong tất cả mọi thời điểm.
Bạn nên làm gì:
Kiểm tra mắt của bé mỗi tuần một lần bằng cách chiếu đèn pin vào mắt bé – giữ đèn ở khoảng cách từ 15-30cm và quan sát các điểm ánh sáng trong cùng một vị trí ở mỗi mắt. Nếu không, bạn có thể đến bác sĩ để kiểm tra kĩ hơn.
Nếu bạn cảm thấy con mình có triệu chứng lạ nhưng không chắc chắn, hãy rút ngắn thời gian của chính bạn và phát hiện vấn dề của con sớm hơn bằng cách:
Lắng nghe nỗi lòng người mẹ trong bạn: Hãy tin điều này, vì không ai biết rõ về em bé bằng người mẹ.
Ghi chép:Khi con bạn bị bệnh, hãy ghi ra các triệu chứng và những biểu hiện có liên quan để tiện cung cấp cho bác sĩ.
Xây dựng mối quan hệ với bác sĩ và những người cùng làm cha mẹ: Cách chăm sóc con bạn tốt nhất là hãy xây dựng mối quan hệ với bác sĩ và những người làm cha mẹ như bạn. Một khi đã biết rõ về tình trạng cũng như tiền sử bệnh tật của con bạn, bác sĩ sẽ dễ dàng chẩn đoán và điều trị hơn. Còn các phụ huynh khác chính là nguồn thông tin và kinh nghiệm thực tế quý giá dành cho bạn.
Ngoài ra, bạn cũng nên gọi cho bác sĩ nếu bạn cảm thấy trẻ có những biểu hiện nghiêm trọng hơn so với cảm lạnh thông thường Nếu bạn nhận ra những biểu hiện như trên, hãy đưa bé đến bác sĩ sớm nhất có thể.Nếu bạn cảm thấy con mình có triệu chứng lạ nhưng không chắc chắn, hãy rút ngắn thời gian của chính bạn và phát hiện vấn dề của con sớm hơn bằng cách:
Lắng nghe nỗi lòng người mẹ trong bạn: Hãy tin điều này, vì không ai biết rõ về em bé bằng người mẹ.Ghi chép:Khi con bạn bị bệnh, hãy ghi ra các triệu chứng và những biểu hiện có liên quan để tiện cung cấp cho bác sĩ.
Xây dựng mối quan hệ với bác sĩ và những người cùng làm cha mẹ: Cách chăm sóc con bạn tốt nhất là hãy xây dựng mối quan hệ với bác sĩ và những người làm cha mẹ như bạn. Một khi đã biết rõ về tình trạng cũng như tiền sử bệnh tật của con bạn, bác sĩ sẽ dễ dàng chẩn đoán và điều trị hơn. Còn các phụ huynh khác chính là nguồn thông tin và kinh nghiệm thực tế quý giá dành cho bạn.
Bé 6 tháng tuổi, bú sữa ngoài, mẹ đi làm. Đây là thời gian biểu theo bố mẹ kết hợp với nhu cầu của bé. 6h: Bé thức dậy, tự ngồi chơi trong cũi.
6h15: Bố mẹ thức dậy.6h30: Bố cho bé bú 200ml sữa công thức và chơi với bé trong khi mẹ chuẩn bị đi làm.
7h: Thay đồ, chuẩn bị cho bé và rời khỏi nhà lúc 7h15.
7h15 – 8h: Bé ngủ một giấc trên đường đến nhà trẻ.
10h: Bé được cô giữ trẻ cho ăn một hũ thức ăn cho em bé, hoặc một hũ rau củ, trái cây mẹ chuẩn bị sẵn.
10h30: Bé bú 120ml sữa.
10h45 – 12h: Giờ chơi.
12h – 14h30: Giờ ngủ trưa.
14h30: Sau khi thức dậy, bé bú 180ml sữa rồi được nghe nhạc, chơi đùa với các bạn khác.
16h30 – 17h: Mẹ đến đón bé.
17h – 18h: Bé ngủ một giấc ngắn trên đường về nhà.
18h30: Bé ăn một ít gạo ngũ cốc trộn với sữa.
19h: Bé chơi với bố trong khi mẹ chuẩn bị bữa tối cho cả nhà.
19h30 – 20h: Bé được mẹ tắm và nằm chơi với mẹ cho đến khi buồn ngủ.20h30: Bé bú thêm cữ sữa cuối 180ml rồi ngủ đến sáng.
Ảnh: Getty Images
Bé 6 tháng tuổi, bú sữa mẹ, mẹ ở nhà. Đây là thời gian biểu theo bố mẹ. 7h30: Thức dậy, cho bé bú, thay tã và quần áo cho bé.8h: Bé ăn sáng với ngũ cốc và trái cây.
8g15 – 9h: Bé tự chơi đồ chơi của mình.
9h – 11h: Giờ ngủ ngắn.
11h30: Bé ăn trưa với một cốc rau củ.
11h45 – 12h30: Bé được chơi đồ chơi và ra ngoài dạo với mẹ nếu thời tiết tốt.
12h30 – 14h30: Bé ngủ một chút buổi trưa.14h30: Bé thức dậy, được mẹ cho bú và thay tã.
15h – 16h: Giờ chơi.
16h – 17h: Giờ ngủ.
17h: Bé thức dậy, được mẹ cho ăn và thay tã.
18h: Bé ăn tối với rau củ và trái cây.
19h: Mẹ cho bé bú, đọc sách cho bé nghe và chuẩn bị cho bé đi ngủ. 22h30:
Đánh thức bé dậy và cho bé bú cữ cuối và chìm vào giấc ngủ.
Ảnh: Getty Images
Bé 6 tháng tuổi, bú sữa mẹ, mẹ đi làm. Đây là thời gian biểu theo bố mẹ. 5h: Bé thức dậy được mẹ thay tã và bế về giường để cho bú.
5h30: Bé ngủ lại.
5h45: Mẹ thức dậy, hút sữa cho vào bình cho bé.
6h -7h: Mẹ dậy tắm, thay đồ và đánh thức bé dậy. Bé được thay tã, thay đồ, sau đó chở bé đi nhà trẻ để mẹ đi làm.
9h30: Mẹ tìm chỗ kín đáo, sạch sẽ để hút sữa cho con. Cô trông trẻ cho bé bú 120ml sữa mẹ rồi bé sẽ chơi một chút và đi ngủ.
12h30: Mẹ tiếp tục hút sữa cho con. Bé cũng được bú tiếp 120ml sữa và sau đó được chơi và ru ngủ.15h: Bé được bú 60ml sữa và thường sẽ ngủ thiếp đi ngay sau đó.
15h30: Mẹ rời công ty và đến đón bé. Cả hai sẽ về đến nhà lúc 4h30.
17h: Mẹ cho bé bú.
17h30 – 18h30: Mẹ chơi với bé trong lúc chuẩn bị cơm tối và làm sạch dụng cụ hút sữa.
18h30: Cả nhà ăn cơm tối. Bé được ăn rau củ xay nhuyễn trộn với cơm ngũ cốc. Tiếp đó cả nhà ngồi thư giãn hoặc đi dạo một chút.
19h30: Bé được bố mẹ đọc truyện cho nghe rồi đi tắm.
20h: Bé được mẹ cho bú.21h: Bế bé vào cũi và bé sẽ ngủ một giấc đến sáng.
21h – 22h30: Mẹ chuẩn bị sữa và thức ăn cho con vào ngày mai.
Bé 3 tháng tuổi, bú sữa mẹ, mẹ ở nhà. Đây là thời gian biểu theo bố mẹ kết hợp với nhu cầu của bé. Hai mẹ con tự tạo thành thói quen hàng ngày vô cùng tự nhiên. Cứ cách 2,5 tiếng là bé lại đòi ăn và sẽ ngủ liền một mạch đến sáng. 5h: Bé thức dậy, cho bé bú tại giường và hai mẹ con cùng ngủ.
8h30: Đánh thức bé dậy, cho bú và làm vệ sinh cho bé. Mẹ thường cho bé nằm chơi trong cũi trong lúc mình thay đồ, trang điểm.
10h: Mẹ luôn địu bé theo mình trong lúc dọn dẹp, làm việc nhà. Đến khoảng 10h30 thì bé lại đòi ăn. Hai mẹ con nghỉ ngơi và xem TV hoặc nghe đài radio.
11h30: Bé ngủ một giấc ngắn. Mẹ tranh thủ ăn trưa và giặt giũ. Đôi khi tôi cũng bế bé theo khi đi siêu thị. Khoảng thời gian này bé sẽ ngủ rất ngoan nên mẹ sẽ làm mọi thứ nhanh chóng, dễ dàng hơn.
12h30 - 13h: Bé thức dậy, bú mẹ. Sau đó mẹ thường đọc cho bé nghe vài cuốn sách, rồi cả hai mẹ con chơi đùa với nhau.
14h30: Bé ăn một cữ sữa.
16h30: Bé lại đói bụng. Mẹ cho bé bú rồi bé sẽ ngủ một giấc cho đến trước 18h là phải thức dậy nếu không buổi tối bé sẽ không chịu ngủ nữa.
18h:Bố đi làm về và trông bé trong khi mẹ sẽ chuẩn bị cơm nước. Sau đó khi mẹ cho bé đi tắm thì bố nhận nhiệm vụ rửa chén.
18h30 - 19h: Cho bé bú một chút rồi mẹ đưa bé đi tắm. Sau khi tắm, bé lại được bú thêm một chút nữa.
20h30 - 21h: Cả gia đình quây quần cùng chơi, xem TV, mẹ thường đọc sách cho bé nghe.
22h: Bé ăn cữ cuối trong ngày. Sau đó mẹ sẽ thay tã, đặt bé vào nôi và ngủ một giấc đến sáng.
Ảnh: Getty Images
Bé 3 tháng, bú sữa ngoài, mẹ đi làm. Đây là thời gian biểu theo bố mẹ kết hợp với nhu cầu của bé.
Thường con tôi sẽ thức dậy vào khoảng 5h30 – 7h sáng, sau đó bú 150ml sữa công thức. Bé sẽ nằm chơi trong cũi hoặc ngồi ghế rung trong khi mẹ sửa soạn đi làm.
Gia đình mở nhà trẻ nên bé cũng được gửi tại đó luôn, vô cùng tiện lợi. Cứ khoảng 3-4 tiếng bé sẽ được bú 150ml sữa. Bé sẽ có hai giấc ngủ ngắn, trong đó giấc buổi trưa sẽ khoảng 2-3 tiếng.17h - 18h, cả hai mẹ con từ nhà trẻ về nhà. Mẹ cho bé bú một cữ rồi ngồi chơi cùng bé đến 19h thì bé ngủ một giấc ngắn. Lúc này bố cũng đi làm về, bé có thể thức dậy cùng chơi với bố mẹ. Đến 21h, bé được mẹ tắm, cho bú cữ tối 150ml và ru ngủ. Bé sẽ ngủ liền một mạch đến sáng. Đôi lúc bé cũng thức dậy nửa đêm nhưng sau khi mẹ cho bú hết bình sữa thì sẽ ngủ tiếp cho đến sáng.
Bé 3 tháng tuổi, bú sữa ngoài, mẹ ở nhà. Đây là thời gian biểu theo nhu cầu của bé. Bé có nếp sinh hoạt cực kỳ điều độ. Mỗi sáng bé thức dậy lúc 6h30, bú 180ml. Bé sẽ chơi đùa khoảng một tiếng rưỡi và ngủ giấc ngắn 45 phút.9h15 bé sẽ bú 180ml sữa rồi hai mẹ con cùng chơi với nhau một chút. Đến khoảng 10h30 là bé đã díu mắt và ngủ cho đến trưa.12h15 bé được cho bú 180ml, sau đó bé có thể cùng mẹ ra ngoài mua đồ, đi chợ, thăm bà con họ hàng hoặc làm những việc linh tinh. Bé hay ngủ thiếp đi khi di chuyển trên xe ô tô khoảng 30-45 phút.
15h bé được bú một cữ 180ml nữa và sau đó là giờ chơi của bé. Đến khoảng 16h30 là bé chơi mệt rồi tự chìm vào giấc ngủ trong nôi của mình.Thường bé thức dậy vào lúc 6 giờ chiều. Bố mẹ sẽ chơi với bé đến 19h45 rồi cho bé đi tắm, bú từ 120 – 150 ml sữa nữa rồi ngủ một giấc cho đến sáng hôm sau.
Mẹ có thể bị chảy sữa… rất nhiều Trong những tuần đầu sau khi sinh, hiện tượng chảy sữa có thể xuất hiện, và dường như bộ ngực của mẹ có sự cảm ứng rất nhạy. Giống như một chiếc đồng hồ bên trong cơ thể, ngực sẽ tự rỉ sữa khi đến giờ phải cho bé bú, thậm chí bộ ngực mẹ còn chảy sữa ra khi nghe tiếng con mình khóc hoặc bất kỳ tiếng khóc nào của em bé.
Tất cả những hình ảnh trong tạp chí hay trên TV và cả những suy nghĩ về em bé cũng đều khiến cho bầu ngực mẹ căng tràn sữa. Nhiều mẹ còn cho biết, ngay cả khi thấy những chú cún con, mèo con, hay những con vật còn nhỏ, thì ngay lập tức sữa lại tuôn ra. Một lần nữa, hormone oxytocin chính là nguyên nhân. Đôi lúc vết ố trên áo có thể khiến bạn lung túng, nhưng mặt khác hiện tượng chảy sữa chính là một cách tự nhiên để cơ thể mẹ chắc rằng em bé luôn có đủ sữa để ăn và thà thừa ra còn hơn thiếu.
Một vài phụ nữ còn thấy rằng hiện tượng chảy sữa còn kéo dài cho đến sau khi bé cai sữa mẹ cả năm trời. Thế mới thấy sức mạnh của hormone, của bản năng làm mẹ là không thể coi thường, phải không?
Ảnh: Getty Images
Ngực của mẹ có thể bị lệch Bạn có thể thấy bộ ngực của mình có vẻ không đều nhau. Chẳng phải tưởng tượng đâu, rất nhiều mẹ cho biết một bên ngực của họ sản xuất sữa nhiều hơn hẳn bên còn lại. Điều này là do cơ thể người không bao giờ có được sự cân xứng hoàn hảo, nên sự phân bố ống dẫn sữa cũng sẽ không đều nhau ở hai bên ngực. Khi một bên ngực sản xuất nhiều sữa hơn, nó sẽ căng tròn và trông to hơn bên còn lại. Đó là một điều hoàn toàn bình thường không có gì đáng lo ngại cả.
Tuy vậy, nhiều lúc chính bạn lại là người làm cho hai bên ngực phát triển không đồng đều do thói quen cho bé bú của mình. Bên ngực nào bạn thường xuyên cho bú thì bên đó sẽ to và sản xuất nhiều sữa hơn. Nhưng nếu như bạn cho bú hai bên đều nhau và nhận thấy được sự chênh lệch lượng sữa, đó có thể là do sự chênh lệch của số lượng của ống dẫn sữa – điều mà bạn không thể thay đổi gì được. Bên ngực nhiều sữa vẫn sẽ tiếp tục sản xuất nhiều hơn trong suốt quá trình cho con bú và còn có khả năng sản xuất sữa nhiều tương tự khi bạn sinh những bé tiếp theo. Sữa mẹ được “thiết kế” dành riêng cho bé Đúng vậy, sữa mẹ là nguồn thức ăn vô cùng hoàn hảo, với sự cân bằng tuyệt vời giữa các chất dinh dưỡng, chất béo, chất điện giải… cần thiết cho cơ thể bé. Các bác sĩ nhi khoa phân tích, những dòng sữa đầu khi mẹ cho con bú lỏng như nước để thỏa mãn cơn khát cho bé tức thời. Khi mẹ tiếp tục cho bú, sữa mẹ dần đặc hơn do bổ sung thêm chất béo và chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, phần sữa lỏng ban đầu còn giúp cho bé tránh những khó khăn nếu phải bú liền dòng sữa đặc. Chỉ khi nào dòng sữa lỏng được bú đều đặn thì sữa đặc mới bắt đầu chảy ra.
Mẹ cần ăn gì? Một chế độ ăn dinh dưỡng cân bằng sẽ giữ cho mẹ khỏe mạnh trong khoảng thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. Mặc dù cơ thể mẹ tự nhiên có thể sản xuất sữa cho con dù chế độ dinh dưỡng không được tốt lắm, nhưng nếu mẹ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, tất nhiên dòng sữa mẹ sẽ nhiều và chất lượng hơn, cũng như cơ thể mẹ sẽ khỏe mạnh, mau phục hồi. Mẹ cũng đừng quên uống thật nhiều nước mỗi ngày nhé!
Rất nhiều bà mẹ có cảm giác đói cồn cào khi cho con bú, điều này cũng khá dễ hiểu bởi cơ thể mẹ đang vận dụng hết sức lực để tạo sữa cho bé. Lúc này mẹ hãy cố gắng bổ sung những bữa ăn phụ dinh dưỡng để thỏa mãn cơn đói và nạp thêm năng lượng cho cơ thể. Theo những nghiên cứu cho thấy, phụ nữ cho con bú cần thêm 200-500 calo so với những phụ nữ không nuôi con bằng sữa mẹ.
Ảnh: Getty Images
Không nên uống quá nhiều thức uống chứa caffeine bởi nó có thể truyền sang con theo đường sữa và tích tụ trong cơ thể bé. Các chuyên gia khuyên rằng mẹ chỉ nên tiêu thụ tối đa 300mg caffeine cho mỗi ngày mà thôi. Mẹ cũng cần hạn chế các loại thức uống có cồn khi đang nuôi con bằng sữa mẹ, bởi lượng cồn này cũng có thể theo đường sữa đi vào người bé.
Mẹ có thể ăn cay hoặc các loại gia vị tùy thích, bé cũng sẽ không mấy phiền lòng đâu. Các chuyên gia tin rằng các bé thậm chí còn thích sữa có một vài mùi vị khác nhau nữa đấy. Tuy rằng mẹ chưa cần phải ăn hạn chế các loại thực phẩm khi đang cho con bú vội nhưng cũng phải theo dõi bé, nếu thấy bé có vẻ bị trướng bụng hoặc cáu kỉnh hơn khi bạn ăn một vài loại thức ăn nhất định (chẳng hạn như bơ sữa), hãy thử loại bỏ các thực phẩm đáng nghi ấy ra khỏi khẩu phần ăn một thời gian để xem tình hình của bé có được cải thiện hơn không nhé! Một vài vấn đề mẹ có thể sẽ gặp Hầu hết mọi bà mẹ đều có thể cho con bú một cách dễ dàng mà không gặp phải bất cứ trở ngại nào về tinh thần lẫn thể chất cả. Tuy vậy cũng có khá nhiều mẹ cảm thấy khá khó khăn để học cách nuôi con bằng sữa mẹ. Bạn đang chán nản ư? Bạn không phải là người mẹ duy nhất cảm thấy như vậy đâu.
Đối mặt với những thay đổi lớn lao từ khi có bé xuất hiện, những nhu cầu của bé cần phải đáp ứng liên tục, từ ăn ngủ cho đến vệ sinh cá nhân, thì việc mất ngủ, thiếu ngủ và cảm giác choáng ngợp đến với mẹ cũng là rất bình thường. Mẹ có thể sẽ có rất nhiều câu hỏi: Liệu bé có bú đủ chưa? Đầu ngực mẹ bị đau có làm sao không? Cho con bú bao lâu thì vừa? Có nên đánh thức bé dậy khi đang bú không?... Dù rằng việc cho con bú là bản năng tự nhiên của người phụ nữ nhưng đó không phải lúc nào cũng là một việc dễ dàng.
Một vài khó khăn thường mà các bà mẹ thường hay gặp phải khi cho con bú trong khoảng 6 tuần đầu tiên có thể kể đến:
- Căng tức ngực;
- Núm vú bị đau;
- Viêm, nhiễm trùng vú;
Đừng bỏ qua các dấu hiệu bất thường của ngực mẹ khi cho con bú nhé. Cần phải tìm sự giúp đỡ, tư vấn và chữa trị kịp thời từ các bác sỹ nếu bạn có các dấu hiệu nói trên, hoặc nếu bạn cảm thấy đau đớn hoặc có những cảm giác khó chịu khi cho con bú.
Nên tránh: Kiểu thắt chân ngực, dáng áo suôn, và váy lưng trễ sẽ che khuất đi vòng eo gợi cảm của bạn. Vòng 3 quyến rũ Nên chọn: Dáng đầm ôm sát cơ thể, như kiểu đầm wrap hoặc đầm bút chì sát nách sẽ tôn lên vẻ gợi cảm của phần thân sau của bạn. Diềm bèo ở phần eo nhấn mạnh và khiến cho phần mông tròn đầy hơn. Bạn cũng nên chọn các chất liệu vải có chất lượng tốt như vải bông có độ co giãn, chất dệt kim chắc chắn hoặc lụa dày để có thể nâng đỡ tốt cho các đường cong nữ tính của bạn.
Ảnh: Internet
Nên tránh: Tránh mặc quá chật, nếu chiếc đầm bị kéo căng hoặc nứt giãn ở các đường may ráp quá mức, hãy chọn size lớn hơn. Các chất vải mỏng cũng dễ dàng làm lộ khiếm khuyết cơ thể của bạn. Khuôn ngực gợi cảm Nên chọn: Kiểu cổ áo tôn ngực như cổ chữ V cạn, cổ tròn rộng, cổ vuông và cổ tim giúp tôn vẻ đẹp của khuôn ngực đầy đặn nữ tính. Một chút điểm xuyết trang trí ở dường viền cổ sẽ thu hút ánh nhìn vào vòng 1 gợi cảm của bạn, nhưng nếu ngực bạn lớn hơn cỡ D, điểm nhấn này lại trở nên quá lố.
Ảnh: Internet
Nên tránh: Kiểu cổ áo ôm sát chân cổ và cổ thuyền che đi phần nữ tính nhất của bạn và khiến cho những bộ ngực lớn trở nên càng đồ sộ. Kiểu cổ chữ V khoét sâu hết chân ngực cũng không khá hơn, vì kiểu cổ này tập trung vào phần khe ngực nên vừa khó khoe vẻ gợi cảm của khuôn ngực vừa dễ làm lộ khuyết điểm của ngực. Kết hợp phụ kiện cùng đầm LBD “Tôi không biết kết hợp với tất da nào thì hợp?!”
Đầu tiên, hãy quên những chiếc quần tất màu da lỗi thời đi nhé, thà bạn để chân trần còn quyến rũ hơn. Để giữ ấm cho đôi chân trong mùa đông giá rét mà vẫn điệu đà, đây là những lựa chọn của bạn:
Để có diện mạo cổ điển: một đôi tất da mỏng màu đen là lựa chọn tuyệt vời. Để trở nên thanh mảnh hơn: tất dày màu đen đục rất phù hợp để khiến đôi chân trông gọn và dài hơn. Bạn muốn phá cách một chút? Hãy chọn những đôi tất có họa tiết xương cá, chấm bi hoặc nóng bỏng hơn nữa là ren hoa (nhưng hãy cân nhắc hoàn cảnh mà bạn diện chúng nhé!) Để thật nổi bật: một đôi tất màu tía, xám thép hay đỏ đun sẽ rất hút mắt (và lời khuyên vẫn là cân nhắc hoàn cảnh nhé!)
Ảnh: Internet
Không thể thiếu chiếc ví cầm tay
Tất nhiên rồi, chiếc ví cầm tay không chỉ là điểm nhấn cuối cùng cho một bộ trang phục hoàn hảo, đó còn là “kho tàng” bất ly thân của bạn với nước hoa, son môi, hộp phấn nhỏ, điện thoại, danh thiếp, tiền…. Có lẽ thứ bạn cần phải lớn hơn một chiếc ví con xinh xinh điệu đà rồi. Hãy chọn những chiếc ví cỡ trung với những kiểu dáng đơn giản và dễ kết hợp như gợi ý của hình trên.
Để trẻ hơn bạn cần nhớ: đặt ra mục tiêu ăn đủ 9 phần thức ăn và rau củ mỗi ngày. (Ảnh: Gettyimages)
Bạn cần đặt ra cho mình kế hoạch ăn một dải cầu vồng…làm từ rau củ, như lời tư vấn của bác sĩ Peter Greenwald, giám đốc điều hành của Ban phòng chống ung thư tại viện Ung Thư Quốc Gia. Khả năng ngăn ngừa ung thư của các loại rau củ này không tương đương nhau. Do vậy, để trẻ hơn bạn cần nhớ: đặt ra mục tiêu ăn đủ 9 phần thức ăn và rau củ mỗi ngày. 11. Nhận dinh dưỡng từ biển
Đừng mang tất cả những thứ có vây lên bữa ăn của bạn: Bạn cần những loại cá có chất béo, như cá hồi, cá sardine và cá hồi sông. Những loại cá này có hàm lượng axit chất béo giàu omega 3 DHA và EPA đã được các nghiên cứu chỉ ra rằng có thể giúp ngăn ngừa đột tử từ bệnh trụy tim. Omega 3 cũng giúp phòng tránh các chứng trầm cảm, bệnh Alzheimer, và các chứng thoái hóa điểm vàng theo tuổi tác, một nguyên nhân chính dẫn đến việc mù mắt cùng một số chứng ung thư, mặc dù khoa học vẫn chưa có một bằng chứng rõ ràng nào.
Để nhận được nhiều lợi ích từ các chất béo tốt, bạn có thể nhâm nhi khoảng 28g (một nắm tay) hạt óc chó mỗi ngày. Dùng ít dầu chiết xuất từ bắp ngô, dầu ô-liu, tránh các loại bánh quy, bơ thực vật, và các món đồ ăn vặt như snack, bởi trong đó có chứa vô số các chất béo không bão hòa 12. Kết thân với âm nhạc
Gắn kết bản thân bạn với âm nhạc có thể giúp tăng cường và đẩy mạnh hoạt động của hệ thống miễn dịch: Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi tiến sĩ Robert Beck, giáo sư danh dự (sau khi về hưu) tại Đại học California, Irvine, lượng IgA – một kháng thể chống lây nhiễm tăng 240% trong nước bọt của các thành viên dàn nhạc biểu diễn bản Missa Solemnis của Beethoven. 13. Uống trà
Trà có thể chống lại các chứng ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú và các bệnh tim mạch. (Ảnh: GettyImages)
Được gợi ý từ các nghiên cứu (trên chuột, các tế bào trên các đĩa thí nghiệm và cả trên người) cho thấy rằng trà có thể chống lại các chứng ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú và các bệnh tim mạch. Tiến sĩ kiêm nhà nghiên cứu Anna Wu, giáo sư môn thuốc phòng bệnh tại Đại học Nam California, uống ít nhất 3 tách trà mỗi ngày. Trà xanh được xem là tốt nhất, tuy vậy trà đen cũng mang đến nhiều ích lợi cho cơ thể. 14. Thắt đáy lưng ong
Trong việc xác định sự trẻ trung của cơ thể bạn, thước dây có ích hơn chiếc cân trong phòng tắm: Cân nặng của bạn có thể vẫn giữ nguyên trong khi các cơ mất đi và mỡ tích trữ thêm, bao gồm mỡ trong phủ tạng ( một loại mỡ nằm sâu trong mô và rất khó để làm chúng biến mất), thủ phạm chính của một vòng eo quá khổ. Đây cũng được xem là có liên quan đến nguy cơ đang tăng cao của các bệnh về tuổi tác như cao huyết áp, tiểu đường và tim mạch. Nếu số đo vòng eo của bạn lớn hơn 89cm (ở phụ nữ) hoặc 102cm (ở đàn ông), thì bạn đang có nguy cơ tích trữ quá nhiều mỡ bụng.
Cách tốt nhất để giữ gìn vẻ trẻ trung và giảm bớt các cân thừa này chính là vận động tập thể dục, tiến sĩ giáo dục Kerry Steward, giám đốc phòng khám và nghiên cứu khoa vận động thể chất tại trường Đại Học Y Dược Johns Hopkins cho biết. Trong 6 tháng nghiên cứu trên 69 đàn ông và phụ nữ, ông nhận thấy rằng lượng mỡ trong phủ tạng giảm đi 20% mặc dù những người tham gia thí nghiệm chỉ giảm khoảng 2,3kg. Chương trình tập luyện của Steward có khá nhiều hoạt động mạnh nhưng cũng không quá khó khăn: 45 phút aerobics cường độ vừa phải 3 lần/ tuần và 20 phút với các bài tập tạ ở mức độ vừa, cũng 3 lần/tuần. 15. Tăng cường lượng vitamin D
Nếu chỉ có duy nhất một loại vitamin bổ sung bạn cần nhận, thì chính là nó – các chuyên gia cho biết. Vitamin D được sản xuất ngay trong da khi ánh nắng mặt trời chiếu vào, nhưng khi chúng ta thêm tuổi và già đi, cơ quan sản xuất vitamin D này cũng sẽ yếu dần đi. Thiếu vitamin D làm tăng nguy cơ loãng xương, đa xơ cứng, và các chứng ung thư khác. Hãy bổ sung vitamin D với những thức ăn như: lòng đỏ trứng, sữa, tôm, cua… 16. Bổ sung chất curcumin
Nghệ, loại gia vị khiến cà ri có màu vàng, chứa đầy curcumin, một chất chứa nhiều thành phần chống oxi hóa và đặc tính chống viêm nhiễm. Tại Ấn Độ, nghệ được bôi lên băng để giúp làm lành vết thương. Người miền Đông Ấn Độ thậm chí còn ăn nó, điều này giải thích lý do tại sao họ thường có tỉ lệ mắc các bệnh ung thư, bệnh Parkinson và bệnh Alzheimer thấp hơn. Hãy thử dùng chất bổ sung curcumin hàng ngày từ 500 đến 1000mg.
Nghệ có chứa đầy curcumin, một chất chứa nhiều thành phần chống oxi hóa và đặc tính chống viêm nhiễm. (Ảnh: Gettyimages)
17. Hiến máu
Khi hiến máu, cuộc sống bạn giúp có lẽ chính là cuộc sống của bạn. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chúng ta đang nhận lấy quá nhiều sắt, chủ yếu từ việc ăn các loại thịt đỏ. Thừa chất sắt sẽ tạo ra free radical (*quá trình đánh đổi điện từ trong cơ thể), đẩy nhanh sự lão hóa và tăng nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư, và Alzheimer. Cho đến thời kỳ mãn kinh, phụ nữ thường được bảo vệ một cách tự nhiên việc quá tải chất sắt, nhưng sau đó thì mối nguy hiểm sẽ càng lúc càng tăng nhanh.
Các nghiên cứu sơ bộ khuyên bạn nên giảm nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách đều đặn hiến máu. Bác sĩ Thomas Perls, phó giáo sư y dược tại Đại học Boston và cũng là người điều hành Nghiên cứu Sự Sống Thọ ở New England, hiến tặng một đơn vị máu mỗi 2 tháng. Nếu bạn sợ kim tiêm, thì ít nhất bạn cũng nên giảm lượng thịt đỏ trong khẩu phần ăn của mình: miếng thịt không nên to hơn kích cỡ một bộ bài cho mỗi phần ăn.
Việc nói những lời gây tổn thương và phủ nhận nó, đổ lỗi và kết tội cũng là hành vi bạo hành. (Ảnh: GettyImages)
Bất kể ai là thủ phạm, bạo hành tinh thần thường được gây ra bởi nỗi sợ hãi. Người bạo hành sợ những điều sẽ trở nên tồi tệ và họ sẽ không thể đương đầu. Họ cảm thấy mất kiểm soát và quyền lực. Vì thế họ phản ứng lại bằng cách đổ lỗi cho người khác – ngay cả khi họ có lỗi.
Nếu bạn nhận ra một trong số những dấu hiệu này trong chính bạn, hãy cân nhắc tìm đến sự tư vấn hoặc các biện pháp trị liệu để cố gắng hiểu gốc rễ của những nỗi sợ và giận dữ của bạn. Nó có thể giúp bạn hợp tác với bạn đời (người yêu) của bạn tìm ra những cách tốt nhất để giao tiếp.
Các dấu hiệu cảnh báo của người có xu hướng bạo hành
Quan trọng là phụ nữ cần phải sớm nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo của những người ngược đãi tinh thần. Sau đây là một số biểu hiện phổ biến:
1. Anh ta là người hay đổ lỗi. Là người có thể đổ lỗi cho người khác vì chạy cắt ngang đầu xe của anh ta, hoặc nghiêm trọng hơn, anh ta có thể đổ lỗi cho bạn gái cũ vì làm cho cuộc sống của anh ta khó khăn. Việc đổ lỗi tồi tệ này rất khó phát hiện bởi vì nó thường được diễn đạt bằng một câu khen ngợi (ví dụ “Em khác hoàn toàn với cái cô mà anh từng hẹn hò”). Quy luật của sự đổ lỗi nó sẽ giáng xuống đầu người thân cận nhất. Bạn cuối cùng lại là mục tiêu của nó.
2. Anh ta hay oán giận. Những người như vậy không thể chấp nhận sự thật rằng cuộc sống đôi lúc rất khó khăn và không công bằng. Họ xoáy vào sự bất công. Sự oán giận của họ là một cơ chế tự vệ, che giấu nỗi sợ, mặc cảm hoặc thất bại.
Đâu là mẫu đàn ông bạn nên tránh xa? Ảnh: Inmagine.
3. Anh ta có phức cảm quyền hạn. Điều này đôi khi liên quan đến sự oán giận: Nếu cuộc sống quá khó khăn đối với anh ta, khi đó anh ta tự cho mình quyền vượt rào và phá bỏ các quy tắc. Hãy thử để anh ta lại gần, anh ta sẽ tự cho mình quyền bạo hành bạn nếu bạn chắn ngang lối đi của anh ta.
4. Anh ta có sự phức cảm tự tôn.Những người bạo hành tinh thần không bao giờ cảm thấy ổn; họ phải cảm thấy mình tốt hơn người khác. Điều này có thể được tưởng tượng như tính ganh đua hoặc sự tự tôn, và lúc đầu có thể rất lôi cuốn bởi vì anh ta sẽ tâng bốc bạn bằng nhiều cách như thể bạn rất tài giỏi.
5. Anh ta nhỏ nhen. Nếu anh ta là một người mà việc bé xé ra to, thì ngay cả chuyện pha đường vào café non hay quá tay một chút cũng có thể thành thảm họa.
6. Anh ta hay châm biếm. Loại hài hước này được tạo ra để làm cho ai đó cảm thấy tồi tệ. Cuối cùng bạn sẽ là mục tiêu.
7. Anh ta là người dối trá. Nếu anh ta thổi phồng hay xuyên tạc quá khứ của anh ta, đó là dấu hiệu xấu. Thật bình thường khi bạn mang một bộ mặt tốt để cố gắng gây ấn tượng với người ấy. Nhưng sự dối trá cho thấy rằng lòng tự trọng của anh ta – và sự tôn trọng của anh ta đối với bạn - rất thấp.
8. Anh ta ghen tuông. Ghen tuông vừa phải thì không sao, nhưng quá đáng có thể trở thành thuốc độc. Ghen tuông là cảm xúc xảy ra một cách tự nhiên nhưng có thể gây nên chứng loạn thần kinh - sự bất lực trong việc nhận định thực tế từ trí tưởng tượng. Hầu hết gốc rễ của bạo hành trong các mối quan hệ là do ghen tuông.
9. Anh ta huênh hoang. Điều này được thực hiện dưới vỏ bọc hào nhoáng mà có thể hớp hồn bạn ngay lập tức, những gã như vậy có thể có vấn đề. Anh ta nên quan tâm tới giới hạn của bạn hơn là sự thoả mãn của anh ta.
Tìm ra lối thoát
Chấm dứt mối quan hệ với những người bạo hành tinh thần không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Những mối quan hệ này có thể như chứng nghiện thể xác; khi lãng mạn tình yêu hoà trộn với nỗi sợ, kết quả là rất mãnh liệt và nguy hiểm. Cơ thể của chúng ta tiết ra hoá chất khi chúng ta quan hệ tình dục hay thực hiện những đụng chạm xác thịt khác, và một số hoá chất – như là chất kích thích thần kinh liên kết - tạo ra cảm giác hài lòng mà chúng ta mong muốn. Chúng ta lặp lại hành vi làm cho độ hưng phấn của chúng ta tăng nhanh, vì thế những phụ nữ liên tưởng tình yêu với nỗi sợ có thể mù quáng chọn những gã mà sẽ làm tổn thương họ.
Bạn chọn sống chung hay tự giải thoát cho mình? Ảnh: Inmagine.
Những phụ nữ bị ngược đãi tinh thần trở nên quen với hành vi này, mặc dù họ không thích nó, họ cảm thấy như họ vô phương để ngăn chặn sự giam cầm nguy hiểm này. Trong nỗ lực làm hài lòng người đàn ông bạo hành, họ thực hiện rất nhiều sự điều chỉnh và thích nghi không phù hợp với chính họ. Đây là cách mà những người đàn ông bạo hành có thể kiểm soát để ép buộc tình nhân của họ thực hiện các hành vi tội lỗi khác. Phụ nữ có thể bị ngược đãi tinh thấn đến nỗi họ không có tự tin để nói “Dừng lại.”
Sự mất tự tin cũng có thể làm cho phụ nữ không dám từ bỏ, mặc dù họ rất đáng thương. Bạn trai của Morrison đã chia tay với cô ta bằng cách gọi tới công ty và nói anh ta quá mệt mỏi với chuyện cô hay khóc lóc và phàn nàn. Cô ta năn nỉ anh ta đừng rời bỏ mình, nhưng sâu trong tâm khảm cô ta thấy rất vui, bởi vì cô ta biết mình không thể chia tay anh ta theo cách của mình.
Cảm giác tội lỗi làm cho việc dứt bỏ trở nên khó khăn hơn. Nếu một người phụ nữ không sớm nhận thấy hay phớt lờ những dấu hiệu cảnh báo và thay vì thành lập một mối quan hệ sâu đậm với đối tác của mình, cô ta sẽ cảm thấy tội lỗi và xấu hổ khi dứt bỏ.Vì thế, bước đầu tiên là nhận biết sự bạo hành và những giới hạn của chúng ta trong việc chấm dứt nó.
Trong hai tháng trước khi Costa cuối cùng cũng đủ dũng cảm để rời bỏ chồng, cô đã chịu đựng bão táp bạo hành như thể anh ta linh cảm được cô chuẩn bị bỏ anh ta. Cô muốn chồng mình biết cô ta sẽ rời đi – cô không muốn bị kết tội cho việc bắt cóc những đứa con của họ - vì thế vào một buổi sáng, sau khi cô ta đưa con đến trường, cô bắt đầu đóng gói lên xe. Anh ta làm việc ca đêm nên vẫn còn ngủ, nhưng tiếng động đã đánh thức anh ta, anh ta cố gắng giữ cô lại bằng cách ném hết đồ đạc của cô ra. Cô gọi cho người thân, những người đã phải đợi khá lâu cho chiến dịch “giải cứu” con tin này.
Karla Hanauer cũng phải mất cả một năm để tìm cách thoát khỏi mối quan hệ của cô. Trường hợp của cô khó khăn hơn vì bạn trai của cô đe doạ tự sát mỗi khi cô cố gắng chia tay anh ta, sự đe doạ này rất nghiêm trọng đối với cô bởi vì cha cô ta cũng qua đời vì tự sát. Cuối cùng người bạn thân khuyên rằng cô cần phải nói anh ta chỉ là kẻ giả vờ, hoặc muốn cô ta ở lại chỉ vì sợ. “Nói với anh ta rằng tôi sẽ bỏ đi bất chấp lời hăm doạ và nhìn nhận rằng anh ta sẽ không tự sát giống như là sự hóa giải một lời nguyền vậy” Hanauer nói. “Điều đó đã làm anh ta không giữ tôi lại nữa”.
Teresa Haward, một phóng viên bỏ việc để làm hài lòng người bạn trai bạo hành, đã sống với anh ta hơn hai năm trước khi cô ta nhận được sự tư vấn từ một hội che chở phụ nữ tại địa phương và cuối cùng cô ta chuyển sang sống tại một bang khác. Để tự bảo vệ mình, cô đã nói dối anh ta rằng họ có một mối quan hệ bền lâu, nhưng cô không bao giờ nhìn hay nói với anh ta một lần nữa. “Cuối cùng cũng hết hy vọng, tôi sẽ không thay đổi anh ta nữa”.
Niềm tin rằng đối tác của những người bị bạo hành sẽ thay đổi là thứ mà nhiều phụ nữ bám víu vào, nhưng nó thường là một giấc mơ phù phiếm. Trị liệu cá nhân cho những người bạo hành thường không có tác dụng bởi vì các nhà trị liệu có thể cảm thông với bệnh nhân của họ và không thể nhận ra sự bạo hành. Trị liệu tâm lý cho một cặp đôi cũng không giải quyết được gì nếu một trong hai người là kẻ bạo hành – nó còn làm mọi thứ tệ hại hơn.
Niềm tin rằng đối tác của những người bị bạo hành sẽ thay đổi là thứ mà nhiều phụ nữ bám víu vào. (Ảnh: GettyImages)
Khi bác sĩ tâm lý phát hiện một trong hai người ngược đãi người kia, họ thường sẽ ngừng ngay việc trị liệu cho hai người và tập trung vào người bạo hành cho đến khi anh ta nhận ra và sẵn sàng thay đổi. Thường thì cái tin “anh / chị là một kẻ bạo hành” khá là sốc với người nghe. Nếu một người đàn ông bị khẳng định như vậy như một đứa con nít và thường là vậy, nó sẽ làm anh ta sửng sốt và bị tổn thương.
Những phụ nữ bị bạo hành cũng cần phải được thông báo theo cách đó. Haward đầu tiên phải học cách làm cho mình hạnh phúc, và nhận thấy rằng cô không phải chịu trách nhiệm về hạnh phúc của bất kì ai. “Tốn rất nhiều thời gian để tôi xây dựng lại lòng tự trọng và hiểu lý do tại sao tôi lại sống cùng với một người đàn ông nguy hiểm.”, cô nói. “Tôi sẽ không lặp lại sai lầm này nữa”.
Đàn ông rất thích nói – “Em đã bao giờ cố hỏi anh cách nào là ổn nhất chưa?” Dù vậy, phái mạnh thường tự động kiểm duyệt dựa trên những gì họ cho rằng phụ nữ phản ứng thực sự. Vì thế, có những lúc họ tỏ ra không bận tâm. Điều này khá đáng tiếc bởi cuộc sống nội tâm của đàn ông rất thú vị và đáng nói, và việc tìm hiểu họ bằng những đánh giá không vội vàng sẽ giúp khuyến khích họ trở nên cởi mở và dễ biểu lộ với bạn hơn.
"Đối với đàn ông, những sự kích thích quan trọng và đáng kể nhất phải chạm được vào trái tim và trí óc." (Ảnh:GettyImages)
Tin đồn #7: Đàn ông chỉ thích phụ nữ trẻ đẹp
Không đúng, không phải và không hề. Vẻ đẹp của phụ nữ là một thứ để nhìn ngắm, và thi thoảng họ có thể ngắm nhìn nó không đúng lúc đúng chỗ (như khi đi ngang qua một phụ nữ khác trên đường). Nhưng tất cả chỉ là sự kích thích hình ảnh; mà đối với đàn ông, những sự kích thích quan trọng và đáng kể nhất phải chạm được vào trái tim và trí óc. Phụ nữ thông minh, sắc sảo, hài hước, nhạy cảm và có tâm hồn- mới thực sự cuốn hút. Tin đồn #8: Đàn ông không nhỏ mọn
Đây là điều mà cả họ cũng cho là hoang đường. Không có gì làm họ bối rối cả; họ vui vẻ, thoải mái, tự tin. Phải rồi. Tuy nhiên, sự thật là đàn ông để bụng khá nhiều thứ - trò đùa tầm phào về chiếc bụng phệ, khả năng phòng the không được ưu tú lắm, một tên đồng nghiệp ranh mãnh nào đó tại chỗ làm - nhưng các nguyên tắc của đàn ông ngăn họ thừa nhận những điều ấy. Vấn đề là, tất cả những thứ này đều xuất phát theo những hướng có thể thật sự ảnh hưởng đến họ.
Theo thống kê, số đàn ông tự tìm đến cái chết nhiều gấp bốn lần so với phụ nữ và tự tử hiện giờ đang xếp hàng thứ bảy trong các nguyên nhân dẫn đến cái chết ở đàn ông. Để ý khi đàn ông tỏ ra kiềm hãm các phản ứng của mình chỉ để bảo vệ tính tự trọng đàn ông, và yêu cầu anh ta nên bỏ thói quen đó, là cách duy nhất phụ nữ có thể cứu sống của đàn ông. Tin đồn #9: Đàn ông không thích bị chỉ trích.
Đừng ngại chỉ trích, hãy thử cách yêu thương cứng rắn, bởi đàn ông có thể chấp nhận được điều đó. (Ảnh: GettyImages)
Rất khó để tranh cãi rằng điều này là sai. Tuy nhiên lý do đàn ông có thể tỏ ra hơi ngang bướng khi bị chỉ trích là bởi chỉ trích ấy hiếm khi được đưa ra theo đúng cách mà họ có thể hiểu được. Phụ nữ thường nói vòng vo, nhưng không biết rằng đôi khi việc nói thẳng vào mặt những điều trong đầu họ là rất ổn. Đôi khi, vì quá yêu thương mà phụ nữ thường rất lo sợ làm phật ý người đàn ông của mình, nhưng lại không hiểu rằng sự cứng rắn đó thực sự hữu ích.Đó là khi các cặp đôi không còn nghĩ rằng những rắc rối đáng để họ phải bận lòng. Do vậy, lần sau, hãy thử cách yêu thương cứng rắn, bởi đàn ông có thể chấp nhận được điều đó. Tin đồn #10: Con trai và con gái hoàn toàn khác nhau.
Con trai bạn thích nô đùa ầm ĩ và các loại xe đồ chơi trong khi con gái bạn lại thích búp bê và chơi trò trang điểm với chúng? Ai cần quan tâm đến điều đó! Những thứ quan trọng trong cuộc sống - liệu các con bạn có thành người tử tế không; liệu chúng có cư xử đúng mực không; và chúng sẽ hoàn thiện bản thân như thế nào - là những điều tất yếu để nhìn nhận ở người lớn cũng như ở trẻ em. Cũng như việc bạn không nuông chiều thói tự cao tự đại ở con trai mình bởi điều đó có vẻ "đàn ông quá", đừng bỏ qua những thứ mà chồng bạn gây tổn thương cho bạn bởi "đàn ông nào cũng thế." Thực tế là khi bàn đến những nhận định đúng hay sai, đối với cả đàn ông và phụ nữ, nên vì mục đích để cuộc sống đáng tin cậy hơn.
Nhiễm kí sinh trùng cũng gây ra tiêu chảy. Nếu bé nhà bạn bị nhiễm kí sinh trùng, bé có thể gặp tình trạng tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn, đau bụng và đi phân nhầy. Các loại lây nhiễm này rất dễ lây lan trong các môi trường chung sống tập thể, cần có sự điều trị y tế đặc biệt, do đó bé cần phải được khám và chữa trị theo chỉ định của bác sĩ.
Thuốc kháng sinh
Nếu con bạn gặp tình trạng tiêu chảy trong hoặc sau một giai đoạn uống thuốc kháng sinh, nó có thể là do tác dụng của thuốc đã giết chết hết các vi khuẩn gây bệnh trong người, đồng thời cũng giết luôn cả các vi khuẩn có lợi trong ruột. Lúc này, mẹ vẫn nên tiếp tục cho con dùng thuốc đã được chỉ định nhưng cần phải hỏi thêm ý kiến của bác sĩ để có các loại thuốc thay thế khác và các biện pháp khắc phục.
Ảnh: Internet
Quá nhiều nước ép trái cây
Khi bé uống nhiều nước ép trái cây (đặc biệt là các loại nước ép có chứa sorbitol và hàm lượng đường fructose cao) hoặc quá nhiều nước uống có đường sẽ dễ làm cho bụng bé khó chịu, gây nên tiêu chảy. Mẹ nên chú ý giảm thiểu lượng nước ép thì tình trạng của bé sẽ nhanh chóng được cải thiện. Theo các chuyên gia khuyên rằng trẻ con từ 1-3 tuổi không nên uống quá 180ml nước trái cây mỗi ngày.
Chứng tiêu chảy ở trẻ em
Nếu bé nhà bạn đi phân lỏng vài lần trong ngày, có thể vẫn còn lợn cợn thức ăn chưa tiêu hóa hết, hoặc chất nhầy và có mùi hôi, bé có thể đang gặp tình trạng tiêu chảy ở trẻ em mới biết đi. Không có lí do rõ ràng nào cho việc này, ngoài trừ có thể là do việc bé đang ở độ tuổi phải bổ sung thêm các loại thực phẩm mới và những thay đổi trong chế độ ăn uống. Bé cưng của bạn vẫn sẽ tiếp tục phát triển mạnh khỏe, tăng cân và nhanh chóng vượt qua giai đoạn này.
Di ứng thức ăn
Hãy lập tức gọi cấp cứu hoặc đưa bé đến bệnh viện nếu bé gặp tình trạng khó thở, khuôn mặt và môi sưng húp. Dị ứng thức ăn có thể gây ra nhiều phản ứng của cơ thể từ nhẹ nhàng đến vô cùng nghiêm trọng trong chỉ vòng vài giờ đồng hồ. Các biểu hiện của dị ứng có thể bao gồm cả tiêu chảy, đầy bụng, đau bụng, phân dính máu. Trong các trường hợp nặng hơn, di ứng thức ăn có thể gây ra phát ban, nổi mẩn ngứa, sưng tấy và ngộp thở. Dị ứng sữa là một trong các trường hợp thường gặp nhất. Một số loại dị ứng khác có thể là dị ứng trứng, đậu phộng, đậu nành, lúa mì, cá, hải sản… Nếu bạn cho rằng con mình có thể bị dị ứng với một loại thức ăn nào đó, hãy nói chuyện ngay với bác sĩ tư vấn nhé!
Không dung nạp thực phẩm
Không giống như dị ứng thực phẩm, việc không dung nạp thực phẩm là phản ứng bất thường của cơ thể không liên quan đến hệ miễn dịch.
Một ví dụ điển hình là không dung nạp lactose – loại đường có trong sữa bò và các chế phẩm từ sữa khác. Nếu như bé không thể dung nạp lactose, có nghĩa là cơ thể bé không sản xuất đủ lactase, một enzyme cần thiết để tiêu hóa lactose. Khi lactose không tiêu hóa được và nằm trong ruột, có có thể gây nên triệu chứng khó chịu như tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi… từ 30 phút đến 2 tiếng sau khi ăn sữa.
Ngộ độc thức ăn
Nếu trẻ bị tiêu chảy kèm với nôn ói và bạn nghĩ rằng bé có thể đã nuốt phải một thứ gì đó không phải thức ăn như thuốc, hóa chất, cây cỏ… đặc biệt khi bé xuất hiện tình trạng khó thở, mệt mỏi, co giật hoặc trở nên vô thức. Hãy nhanh chóng gọi xe cấp cứu hoặc đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức.