Nàng dâu cho biết cô vừa được mẹ chồng cho 6 tỷ đồng nhưng thay vì vui mừng, cô lại muốn ly hôn chồng ngay lập tức.
Đó là câu chuyện hy hữu mà mình mới đọc và cảm thấy khá thú vị nên chia sẻ lại với mọi người nha. Tưởng chừng nàng dâu may mắn gặp được mẹ chồng tuyệt vời nhưng đằng sau lại là nỗi niềm éo le, khiến người trong cuộc cảm thấy chạnh lòng, tự ái.
Cô gái này cho biết, cô cưới chồng giàu và lúc đầu cứ nghĩ mình “trúng số”. Tuy nhiên, khi về làm dâu, cô cảm thấy mẹ chồng đối xử lạnh nhạt và cho rằng bà không muốn có con dâu “bình dân”.
“Tôi về ở nhà chồng đến nay cũng đã được 4 năm, suốt quãng thời gian đó tôi luôn làm tròn trách nhiệm của người con dâu. Làm tốt việc nhà, chăm sóc chồng con, chiều chuộng mẹ chồng khó tính. Mới đầu bà cũng không ưa con dâu, nhưng tôi dần quen và không còn bận tâm những điều đó. Tôi cố gắng đáp ứng mọi yêu cầu, chỉ bảo của mẹ chồng, không chút phàn nàn, né tránh.
Điều tôi luôn cảm thấy buồn là mẹ chồng rất hay mang tôi ra so sánh với em dâu. Cùng cảnh về nhà chồng như tôi, nhưng lại khác biệt ở chỗ mẹ chồng đối xử. Bà luôn khen ngợi, chiều chuộng em dâu, nhưng lại khắt khe với tôi. Sống cùng mái nhà mà tôi phải ghen tị với em ấy, khéo léo, thông minh nên được lòng mẹ chồng. Bà quý con dâu út vì em ấy xuất thân từ nhà giàu, làm ăn có tiếng trong vùng.
Có gì ăn ngon, mặc đẹp là mẹ chồng tôi luôn để dành cho dâu út, còn tôi thì không được gì. Ngay cả công việc nhà tôi cũng phải làm hết, mẹ chồng không cho dâu út làm gì vì lý do: ”Em ấy xuất thân từ gia đình có tiền, chiều chuộng từ nhỏ nên không thể làm được việc tay chân. Con ở quê ra, làm giúp em nó chút xíu có sao đâu nhỉ“, nàng dâu tâm sự.
(Ảnh minh họa: Internet)
Cô cho biết, gần đây mẹ chồng có bán được miếng đất mặt đường và cho tiền 2 con trai.
“Tôi được mẹ chồng cho 6 tỷ, chưa kịp vui thì biết bà lại cho dâu út hẳn 10 tỷ, gần gấp đôi vợ chồng tôi. Thấy tôi thắc mắc, mẹ chồng tôi liền mắng: ”Có mang gì về nhà này đâu mà đòi hỏi. Thử xem có bằng một phần của em dâu không mà so đo? Tôi cho tiền ra ngoài ở, cầm hay không thì tùy“.
Mẹ chồng làm tôi bất mình một thì chồng làm tôi thất vọng mười, anh ấy đổ lỗi cho vợ: ”Đấy, có mỗi mấy cái việc nhà con con mà không làm nổi, để mẹ chồng ghét nên cho ít tiền hơn. Lỗi tại cô chứ đâu phải do mẹ, sống thế nào để người khác ghét thì phải xem lại mình. Đừng có lúc nào cũng cái kiểu giả vờ ngây thơ, đã “tay không bắt giặc” rồi lại còn đòi hỏi“.
Chưa hết, nàng dâu còn phát hiện mẹ chồng cho vợ chồng cô 6 tỷ để mua nhà nhưng giấy tờ sẽ do người chồng đứng tên.
“Tôi chỉ được ở, không có quyền sở hữu cùng chồng. Họ lo ngại ra ngoài ở rồi, là của chung nếu sau này lỡ có ly hôn sẽ phải chia tài sản. Đúng là một sự tính toán khôn ngoan, thiếu tôn trọng tôi. Trong khi nếu có mua nhà thì cũng phải thêm tiền riêng của vợ chồng tôi để nhà rộng và tiện nghi hơn.
Được mẹ cho tiền, tôi đáng lẽ phải vui mừng nhưng giờ đây thất vọng nặng nề. Tôi đã từ chối nhận số tiền đó nhưng chồng lại không đồng ý, vậy nên vợ chồng xảy ra nhiều tranh cãi. Tôi có nên làm rõ chuyện phải được đứng tên sở hữu nhà sắp tới không? Mẹ chồng và chồng tôi tính toán, thiếu tôn trọng như vậy, tôi có nên ly hôn không?”, cô gái trải lòng.
(Ảnh minh họa: Báo Công lý)
Vấn đề trong câu chuyện này là nàng dâu cảm thấy khó chịu, ấm ức khi so sánh cách đối xử của mẹ chồng dành cho mình và cô con dâu út. Cô có mặc cảm về xuất thân và cảm thấy thiệt thòi khi mẹ chồng chia tài sản ít hơn. Đã vậy, cô còn bị chồng chì chiết, đổ lỗi trong tình cảnh này.
Mình nghĩ ở đây có 2 điều cần làm rõ. Thứ nhất, cách mẹ chồng đối xử với 2 con dâu thông qua xuất thân là điều khó thay đổi trong ngày một ngày hai. Ở đời vẫn còn nhiều trường hợp đánh giá người khác qua độ giàu có, gia đình có hiển hách, “gốc” có to hay không. Nàng dâu trong câu chuyện trên đã làm tốt bổn phận của con dâu, đó là hiếu thảo, tôn trọng mẹ chồng. Còn việc để lay chuyển suy nghĩ của bà là điều không dễ bởi giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời.
Thứ hai, đó là thái độ của người chồng khi được mẹ chia tài sản ít hơn vợ chồng của em út và sau đó nghe theo lời mẹ là đứng tên căn nhà. Bị mẹ chồng đối xử “bên trọng bên khinh” có thể tủi thân nhưng ít ra nàng dâu có thể nhẫn nhịn chịu đựng.
Tuy nhiên, đến cả chồng còn đổ lỗi, không biết bênh vực vợ, không nghĩ đến lợi ích chung của hai vợ chồng mà chỉ chăm chăm sợ mất của khi ly hôn là chuyện là vấn đề mà người vợ nên cân nhắc. Có thể suy nghĩ ly hôn là hướng giải quyết bộc phát trong lúc ấm ức, tức giận của người vợ. Cô cần làm rõ với chồng bởi khi kết hôn là “của chồng công vợ” và tài sản cần chia đôi thay vì lo sợ mất quyền lợi khi ly hôn.