@guliyana4 Bài cúng ông Công ông Táo về trời tháng Chạp 2024 2025 vankhancung.com #vănkhấn #cúng #khấn #ôngcôngôngtáo2025 #vankhancung ♬ original sound - guliyana

Cúng ông Công ông Táo có ý nghĩa gì và vào ngày bao nhiêu dương lịch?

Trong ngày hai mươi ba tháng Chạp, ngày Táo quân chầu trời, gia đình nào cũng sửa lễ tiễn ông Táo lên trời. Theo lịch Vạn niên, ngày tiễn ông Công ông Táo về trời năm 2025 rơi vào ngày 23 tháng Chạp năm 2025, tức ngày 22/01/2025 theo dương lịch

Vào buổi trưa, giờ Ngọ (từ 11h đến 13h) ngày 23 tháng Chạp, ông Táo sẽ cưới cá chép về trời và báo cáo với Ngọc Hoàng về công việc làm ăn và cách cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Vào ngày này, sau khi đọc bài cúng ông táo về trời và hoàn thiện lễ cúng, các gia đình sẽ còn phóng sinh cá chép ra sông hoặc ao hồ. Phóng sinh mang ý nghĩa biểu tượng cho tinh thần vượt khó, sự kiên trì và bền bỉ để đạt được thành công, gắn liền với hình ảnh “cá vượt Vũ Môn” hay “cá chép hóa rồng”.

Nói tới ông Táo - vua bếp, cũng là nói tới lửa. Về thời cổ, Lửa và Nước là phương tiện tẩy sạch, thanh khiết hóa. Một bà hai ông đâu đầu vào lửa là hình ảnh đầu tiên của "nghi lễ thanh khiết". Ngoài ra, dân ta còn tin rằng, ngoài các vị thần hữu danh và vô danh, còn có các thần thời gian, gọi là Đại vương hành khiển với mười hai vị. Ngày các vị cũ ra đi và các vị mới xuống nhân gian trùng với ngày ông Táo lên trời (23/12) và trở về mặt đất (30/12) âm lịch.

Cách cúng, thắp hương ông Công ông Táo đơn giản nhất

Bàn thờ Táo quân được định vị khác nhau, tùy địa phương, có nơi kê cạnh bàn thờ tố tiên, có nơi đặt bệ thờ ngay trong bếp, có nơi lại thờ ông Táo ở vách giữa phía sau nhà. Lễ cúng được cử hành chu đáo, kính cẩn và lễ vật là mâm cỗ mặn. Sau khi lễ xong thì hóa vàng, hóa luôn cả cỗ mũ năm trước. Lễ cúng ông táo có những lễ vật sau:

  • Hương
  • Đèn nến
  • Hoa tươi
  • Ngũ quả tươi
  • Ba bộ mũ áo
  • Hia hài Táo Quân cùng tiền vàng. 
    • (Nhiều gia đình Việt thường đơn giản hóa lễ cúng bằng cách dâng một chiếc mũ ông Công có hai cánh chuồn, cùng với một bộ áo và đôi hia bằng giấy làm lễ vật tượng trưng.)
Bàn thờ ông táo treo tường. Bài cúng ông công ông táo lên trờiBàn thờ ông táo treo tường. Ảnh: banthonamhai.com

Nếu cúng cả cá chép sống thì sau khi làm lễ xong, gia chủ đem cá ra sông, hồ thả với niềm tin: cá sẽ chở ông Táo về trời

Cách làm mâm cúng ông Công ông Táo đơn giản nhất

Lễ vật là mâm cỗ mặn hoặc mâm lễ chay (ngọt). Ở miền Nam, ông Táo được dâng cặp giò (hia - mã).

Cụ thể, mâm cỗ mặn gồm:

Mâm cỗ mặn cúng ông Công ông Táo thường bao gồm các món ăn truyền thống đặc trưng của ẩm thực Việt Nam:

  • Gà luộc nguyên con, thường được buộc chéo cánh hoặc trang trí bằng hoa tỉa từ ớt
  • Thịt lợn luộc hoặc chân giò luộc
  • Canh măng hầm chân giò hoặc canh mọc
  • Xôi gấc hoặc bánh chưng
  • Nem rán và giò lụa
  • Đĩa rau xào thập cẩm
  • Dưa hành, dưa muối
  • Ngoài ra, tùy theo từng vùng miền và gia đình, có thể thêm các món như cá thu hoặc cá ngừ ở miền Trung, hay đậu phộng và kẹo vừng đen ở miền Nam. Mâm cỗ này không chỉ thể hiện sự phong phú trong ẩm thực mà còn mang ý nghĩa cầu mong sự no đủ, sung túc cho năm mới sắp đến.

Còn mâm cỗ chay gồm:

Một mâm cỗ chay điển hình có thể bao gồm:

  • Xôi đỗ xanh hoặc xôi gấc chay
  • Canh nấm thập cẩm với các loại nấm như nấm rơm, nấm hương, nấm bạch tuyết
  • Đậu phụ sốt nấm cay hoặc đậu phụ chiên giòn
  • Nem rau củ hoặc chả lá lốt chay
  • Rau xào thập cẩm hoặc rau luộc
  • Nấm đùi gà sốt bơ
  • Chè hoa cau hoặc hoa quả tráng miệng

Truyền thống thả cá chép có ý nghĩa gì?

Theo quan niệm dân gian, việc “tiễn” ông Công ông Táo về trời bằng cá chép bắt nguồn từ niềm tin rằng cá chép sẽ hóa rồng và bay lên trời. Ngày nay, tại một số vùng quê, người dân vẫn sử dụng cá chép giấy (đồ mã) để thay thế cho cá chép thật trong lễ cúng.

Theo Tiến Sĩ Nguyễn Thị Hồng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền thì nguồn gốc việc cúng cá chép trong ngày này là vì cá chép là một trong 3 thứ tam sinh, tượng trưng cho phú quý.

Cũng theo quan niệm dân gian, cá chép được cho là có thể vượt vũ môn để hóa rồng. Rồng là loài linh thiêng có khả năng gọi mưa, đóng vai trò quan trọng đối với cư dân vùng nông nghiệp lúa nước. Bên cạnh đó, cá chép còn tượng trưng cho sự phát triển mạnh mẽ và khả năng sinh sôi dồi dào. Hình ảnh này phản ánh tín ngưỡng phồn thực của người Việt xưa, thể hiện ước nguyện về sự sinh sôi và thịnh vượng.

Cá chép vàng thả dịp cúng ông Công ông Táo. Bài cúng ông Táo về trời 23 tháng chạpCá chép vàng thả dịp cúng ông Công ông Táo

Bài cúng, văn khấn cúng ông Công ông Táo về trời 2025 bài 1

Hôm nay, ngày 23 tháng chạp năm 2025


Tín chủ con là _________


Người thôn_______ xã______ huyện______ tỉnh____


Cùng toàn thể gia đình kính bái.


Trước linh tọa của Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân


Kính cẩn thưa rằng:


Nay cuối mùa đông


Tứ quý theo vòng


Hăm ba tháng chạp


Sửa lễ kính dâng


Hoa quả đèn hương


Xiêm lai áo mũ


Phỏng theo lễ cũ


Ngài là vị chủ


Ngũ tự gia thần


Soi xét lòng trần


Táo quân chứng giám


Trong năm sai phạm


Các tội lỗi lầm


Cúi xin tôn thần


Gia ân châm chước


Ban lộc ban phúc


Phù hộ toàn gia


Trai gái trẻ già


An ninh khang thái


Cẩn cáo


 

Phong tục cúng của người việt

Bài cúng ông Công ông Táo về trời 2025 thứ 2

Nam mô A Di Đà Phật .


Kính lạy ngài Đông trù tư mệnh Táo phủ Thần Quân .


Chúng con là :


Ngụ tại :


Nhân ngày 23 tháng Chạp , chúng con thành tâm sửa biện hương hoa,


vật phẩm, xiêm, hài, áo, mũ, nghi lễ cúng trần, dâng lên trước Án, dâng


hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.


Chúng con kính mời: Ngài Đông trù tư mệnh Táo phủ Thần Quân giáng


lâm trước Án, thụ hưởng lễ vật .


Phỏng theo lệ cũ, Ngài là vị Chủ, Ngũ tự gia Thần, Soi xét lòng trần, Táo


Quân chứng Giám.


Trong năm sai phạm, Các tội lỗi lầm, Cúi xin tôn Thần gia ân châm


chước, ban Lộc ban Phước, phù hộ toàn gia, Gái trai , trẻ già an ninh


khang thái. Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.


Bái thỉnh cửu thiên đông trù, ti mệnh táo quân. Nhất gia chi chủ, ngũ tự


chi thần.


Từ hậu thiệt ư, bắc đẩu chi trung.


Sát thiện ác ư , đông trù chi nội .


Tứ phúc xá tội , di hung hóa cát .


An trấn âm dương , bảo hữu gia đình .


Họa tai tất diệt , hà phúc tất tăng .


Hữu cầu tất ứng , vô cảm bất thông .


Đại bi đại nguyện . Đại thánh đại từ .


Cửu thiên đông trù . Ti mệnh lô vương .


Nguyên hoàng định quốc . Hộ trạch thiên tôn .


Cấp cấp như luật lệnh.

Những điều cấm kỵ khi cúng ông Công ông Táo và đọc bài cúng ông Táo về trời

Theo quan niệm truyền thống, không nên đặt mâm cúng ông Công ông Táo dưới bếp mà nên đặt ở nơi trang trọng hơn trong nhà. Mặc dù ông Táo được xem là vị thần cai quản bếp núc, việc cúng bái cần được thực hiện ở nơi sạch sẽ và trang nghiêm nhất. Các chuyên gia phong thủy khuyên nên đặt mâm cúng trên bàn thờ chính hoặc bàn thờ thần linh trong nhà. Nếu gia đình có bàn thờ Táo Quân riêng, có thể đặt mâm cúng tại đó.Việc cúng ở nơi trang trọng thể hiện lòng thành kính của gia chủ đối với các vị thần linh

Giải đáp các câu hỏi

Có nên đốt vàng mã ngày ông công ông táo?

  • Có. Sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp, các đồ vàng mã như mũ, áo, hia và vàng thoi bằng giấy sẽ được đốt cùng với bài vị cũ. Sau đó, bài vị mới dành cho Táo Công sẽ được lập lại.

Ông Công ông Táo tiếng Trung là gì?

  • Là  (hay táo quân, vị thần bếp núc). Ông Táo được xem là vị thần cai quản công việc bếp núc trong mỗi gia đình, từ “Táo” (灶) có nghĩa là bếp. Việt Nam và Trung Quốc có những truyền thuyết khác nhau về Táo Quân, dù đều thờ cúng ông như một vị thần bảo vệ và điều hành mọi hoạt động trong gia đình, đặc biệt là trong công việc bếp núc.

Tại sao lại có 2 ông 1 bà?

  • Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ 3 vị thầnThổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ, từ đó hình thành nên cụm từ “2 ông 1 bà” – tượng trưng cho vị thần Đất, vị thần Nhà, và vị thần Bếp núc. Dù vậy, người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo.
    • 1) Phạm Lang: Thổ Công, trông coi việc bếp núc, với danh hiệu Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.
    • 2) Trọng Cao: Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa, với danh hiệu Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần.
    • 3) Thị Nhi: Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa, với danh hiệu Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần.
  • Cũng có một câu chuyện về "hai ông một bà" khác kể về câu chuyện cảm động của ba nhân vật: Trọng Cao - người chồng đầu tiên; Thị Nhi - người vợ; Phạm Lang - người chồng thứ hai

Theo truyền thuyết, Trọng Cao và Thị Nhi là vợ chồng nghèo khó, không có con cái nên thường xảy ra mâu thuẫn. Sau khi chia tay, Thị Nhi kết hôn với Phạm Lang. Một ngày nọ, Trọng Cao tình cờ gặp lại vợ cũ khi đang đi ăn xin. Cả ba người đều hy sinh trong một đám cháy khi cố gắng cứu nhau.Cảm động trước tình nghĩa của họ, Ngọc Hoàng đã phong ba người làm Táo Quân:

  • Trọng Cao (chồng cũ) trở thành Thổ Địa, coi sóc nhà cửa
  • Phạm Lang (chồng mới) trở thành Thổ Công, trông coi bếp núc
  • Thị Nhi trở thành Thổ Kỳ, coi sóc chợ búa

Có thể thay cá chép Việt Nam bằng cá Koi?

Khung giờ đẹp nhất để đọc bài cúng ông Táo về trời?

Theo truyền thống, lễ cúng ông Công ông Táo nên được thực hiện trước giờ Ngọ (11h-13h) ngày 23 tháng Chạp. Các khung giờ đẹp để cúng vào ngày này bao gồm:

  • Giờ Mão (5h-7h)
  • Giờ Thìn (7h-9h)
  • Giờ Tỵ (9h-11h)
  • Giờ Thân (15h-17h)
  • Giờ Dậu (17h-19h)

Nhiều gia đình có thể chọn cúng vào sáng sớm hoặc tối muộn ngày 22 tháng Chạp nếu bận rộn. Điều quan trọng nhất là thể hiện lòng thành kính, không nhất thiết phải cúng đúng giờ hoàng đạo.

Nguồn: vankhancung.com