Chiếc quần jeans đang lành lặn như thế không mặc, khi không lại xé cho rách để mặc – đấy là câu nói của người xưa khi thấy các bạn trẻ mặc quần jeans dạng này. Thế nên ngày trước có ai nghĩ ra được cái nghề xé quần jeans đâu.
Từ hồi đất nước phát triển rồi mở cửa giao lưu văn hóa phương Tây, các xu hướng thời trang bắt đầu có nhiều thay đổi, cũng là lúc những người trẻ nhìn nhận về phong cách ăn mặc rất khác. Có bạn thích style bụi bụi, kiểu như quần jeans rách cùng với chiếc áo phông… Và đó là lúc nghề xé quần jeans ra đời.
Đôi khi cái nghề đến với mình cũng là cái duyên đó mọi người, chẳng hạn như ông Trương Tấn Viễn, ở quận Bình Tân, TP.HCM kể với trang VTV, ngày trước ông làm họa sĩ nhưng thu nhập chẳng đủ để trang trải cuộc sống. Vốn mê chơi nhạc rock từ bé thấy người ta biểu diễn trên sân khấu mặc những chiếc quần jeans rất là cá tính nên thành ra ông mua những chiếc quần jeans second hand về rồi xé thành mảng và đăng bán.
Để làm công việc này, đồ nghề đơn giản lắm, chỉ cần có đồ rọc giấy là đủ rồi. Ông Viễn kể cứ một chiếc quần jeans xé 4 lỗ mất tầm 30 – 40 phút ông sẽ lấy 80.000 đồng. Mỗi ngày ông có thể xé 5 – 7 chiếc quần, song không phải lúc nào cũng đều nhau như thế, có ngày chỉ 2 – 3 chiếc nhưng cũng có ngày lên tới 7 – 8 chiếc. Bèo bèo mỗi tháng ông kiếm cũng được tầm 7 – 9 triệu đồng cũng đủ cho ông trang trải cuộc sống giữa đất Sài Gòn này.
Vài khách hàng tới đây làm chia sẻ, quần mặc qua rồi nên đến đây nhờ ông Viễn xé ra để tạo kiểu mới. Mới đầu nhìn qua cứ tưởng đơn giản, nhưng thử làm xem rồi mới biết rất khó. Những sản phẩm ông Viễn làm nhìn đơn giản thôi nhưng khi lên chiếc quần hình thành rồi nhìn bụi đã lắm. Và nhiều bạn trẻ rất thích điều đó.
Không chỉ xé quần jeans, ông Viễn còn tái dùng những chiếc quần jeans đã cũ thành những chiếc túi hoặc sản phẩm khác nhằm bảo vệ môi trường. Mỗi chiếc quần jeans được ‘tái chế’ thành những chiếc túi thường có giá từ 200.000 đồng đến 250.000 đồng.
Đằng sau chỗ vỉa hè ở Hồ Xuân Hương, quận 3, TP.HCM nơi ông làm, treo vài ba chiếc quần jeans để vừa bán vừa trưng bày cho khách dễ chọn mẫu.
Ông nói vì cái nghề của mình đặc thù, mang nhiều ý tưởng mới lạ nên ông chẳng sợ cạnh tranh. Sở dĩ ông đến với nghề là vì đam mê chỉ là phần nhỏ, còn lại là thêm chút thu nhập để tạo động lực cố gắng đến ngày hôm nay.
Ảnh trái: Ông Viễn tâm sự rằng vệc xé quần cũng là một nghệ thuật giống như hội họa nên theo qua nghề luôn. Ảnh phải: Ông Viễn còn tái chế những chiếc quần jeans cũ thành túi xách thời trang. Nguồn: Báo Thanh Niên.
Thời buổi kinh tế thị trường bây giờ, ngành nghề nào cũng cạnh tranh khốc liệt cả, do đó mà việc của chúng ta để tồn tại được phải là không ngừng học hỏi. Muốn kiếm được nhiều tiền hơn và trở nên giàu có, chúng ta phải không ngừng sáng tạo, đổi mới. Chính những điểm khác biệt mới thu hút được nhiều khách sử dụng và nhờ đó mình mới kiếm được nhiều tiền. Người thành công luôn có lối đi riêng, bà con hãy ghi nhớ điều đó để xác định hướng đi sắp tới của mình nhé.