Nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy khoảng 60% đến 80% phụ nữ sẽ bị trầm cảm ở các mức độ khác nhau sau khi sinh con.
“Chỉ là ở nhà chăm con thôi mà, có gì mà phiền muộn?” . Đây có thể là câu cuối cùng người mẹ muốn nghe.
Trầm cảm sau sinh không chỉ đơn giản là không vui. Nó có thể mang một bộ mặt tươi cười niềm nở và nhiều phụ nữ không hề hay biết về nó.
Một người mẹ ở nhà toàn thời gian nói với chồng rằng cô cảm thấy chán nản khi phải quanh quẩn với tã sữa, chăm con, nấu nướng cho con.
Những công việc không tên ở nhà nhiều vô kể, và cứ khi mọi thứ ngăn nắp gọn gàng thì cô biết rằng ngày hôm sau cũng sẽ lặp lại những việc y chang như vậy.
Quẩn quanh với con nghĩa là không có thời gian cho riêng mình, không một mối quan hệ họ hàng hay bè bạn; không có cả một thú vui cho riêng mình.
Và hàng đêm, khi con đã yên giấc thì người mẹ cũng mệt rã rời. Đặt lưng xuống là buồn ngủ ríu mắt, cuốn sách vỏn vẹn 150 trang mà đọc từ năm này qua tháng nọ vẫn chưa xong.
Ảnh 163
Đối với lời thở than của vợ, người chồng tốt cảm thấy lo lắng và muốn bù đắp thật nhiều. Anh biết rằng vợ đã từ bỏ công việc mơ ước, những mối quan hệ trước đây để tập trung ở nhà chăm con. Người chồng hứa cuối tuần sẽ đỡ đần vợ, bớt đi những cuộc hẹn với khách để ở nhà chăm con.
Hôm sau chồng đi làm, trong lòng có chút lo lắng nên bật kiểm tra giám sát ở nhà xem tâm trạng vợ ổn hơn chưa, con có quấy mẹ hay không. Nhưng cảnh tượng trước mắt khiến anh có chút choáng váng.
Người vợ tự nhận mình bị trầm cảm khiến chồng ngạc nhiên bởi cách cư xử của cô ở nhà, và trông không giống một người mẹ trầm cảm sau sinh chút nào.
Ảnh 163
Qua camera, người chồng thấy vợ đang vui vẻ chơi với con. Cả hai mẹ con đang xem chương trình ca nhạc thiếu nhi trên ti vi. Người mẹ không chỉ mỉm cười liên tục mà còn cầm hai chiếc khăn lau tay của con, hát và nhún nhảy. Dưới sự dẫn dắt của mẹ, em bé vui vẻ trèo ra khỏi ghế sofa và cùng nhau nhảy múa thật vui.
Từ màn hình giám sát có thể thấy rõ ghế sofa và xung quanh rất gọn gàng, bé được chăm sóc sạch sẽ, có lẽ mẹ phải rất chăm chút và chú ý từng ly từng tí. Người chồng sau khi xem thì có chút thắc mắc, người mẹ nào trầm cảm có thể vui đùa, hát ca, nhảy múa vui vẻ đến thế. Nhìn vào thì người ta e ngại rằng người dễ bị “trầm cảm” hơn là em bé mới phải, bởi vì mẹ suốt ngày ca hát nhảy nhót thế kia.
Ảnh 163
Nhiều cư dân mạng sau khi xem đoạn clip thì không đồng ý với nhận xét của người chồng. Đúng là theo dõi mẹ không có vẻ gì là chán nản, nhưng những người từng trải qua trầm cảm sau sinh nhắc nhở rằng, không thể chỉ nhìn vào những hiện tượng bề ngoài. Trong nhận thức vốn có của hầu hết mọi người, trầm cảm thể hiện tâm trạng thấp thỏm, không thể vui vẻ được như người mẹ trong hình. Vì hạnh phúc của con và sự phát triển khỏe mạnh của con, ngoài trách nhiệm lo cơm ba bữa mỗi ngày, giặt giũ, lau nhà, mẹ còn phải hát và múa để con vui. Thật là khó.
Ngoài ra, nếu quan sát kỹ sẽ thấy. Mặc dù nhà cửa sạch sẽ và em bé được chăm sóc cẩn thận, rõ ràng là người mẹ không thể ăn mặc đẹp. Có thể cô ấy nghĩ mình bị trầm cảm, nhưng cô ấy sẽ cố gắng hết sức để con được vui, không tỏ ra chán nản trước mặt con, có cảm giác “buộc phải vui”, cũng có thể là niềm vui lan tỏa từ đứa con trong thoáng chốc. Đây là cảm giác của những người mẹ ở nhà chăm con. Nụ cười của đứa trẻ có thể khiến mọi điều bất hạnh và mệt mỏi của cô ấy tan biến.
Ảnh 163
Trầm cảm sau sinh có thể nhẹ hoặc nặng. Ngay cả khi mẹ không nói rằng mẹ bị trầm cảm, mẹ luôn vui vẻ, không có nghĩa là mẹ không nghĩ về điều đó. Họ có thể đôi khi hạnh phúc và đôi khi mất mát. Một số bà mẹ cố tình che giấu những cảm xúc tồi tệ của mình, và niềm hạnh phúc trên bề mặt chỉ là thứ họ phải trưng ra ngoài.
Có một nghiên cứu đã khảo sát hơn 20.000 bà mẹ mới sinh và kết quả cho thấy: khoảng 48% bà mẹ cảm thấy cuộc sống không còn màu sắc và hy vọng trong 3 tháng sau sinh, 47% bà mẹ cảm thấy mình thật tồi tệ. Điều đáng lo ngại là họ đều ngầm giấu kín nỗi bất an này trong lòng, không nói cho người khác biết khiến người thân khó phát hiện ra. Khi đã bỏ lỡ sự can thiệp tốt nhất, trầm cảm trở nên trầm trọng, rất khó để cố gắng chữa lành.
Ảnh 163
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến chứng trầm cảm sau sinh ở phụ nữ là do nội tiết tố cơ thể thay đổi nhanh chóng, khiến cơ thể không kịp thích nghi trong một thời gian. Trong trường hợp bình thường, chứng trầm cảm do nội tiết tố sẽ dần dần biến mất cho đến khoảng 3 tháng sau khi sinh. Đối với những trường hợp trầm cảm ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, có những động lực bên ngoài nhất định.
Đừng coi thường chứng trầm cảm sau sinh, ngoài việc gây ra những bất ổn về cảm xúc cho người mẹ, nó còn gây ra những tác hại cho bản thân và em bé, cần phải hết sức lưu ý. Muốn người mẹ tránh xa chứng trầm cảm sau sinh thì việc trông cậy vào chính mình sẽ không hiệu quả. Số liệu cho thấy khi phụ nữ trầm cảm và nói với người nhà thì chỉ có 16% bà mẹ nhận được sự quan tâm, giúp đỡ từ người nhà, khoảng 48% người nhà không hiểu và chỉ khuyên đừng nghĩ đến nó là được.
Nếu có người thân là những bà mẹ chuẩn bị sinh, hoặc mẹ mới sinh, hãy chú ý những điều sau.
Trước hết, nếu tâm trạng khi mang thai tốt thì cảm xúc sau sinh cũng sẽ tốt hơn. Những bà mẹ thường xuyên ủ rũ, lo lắng khi mang thai có nhiều khả năng bị trầm cảm sau khi sinh con. Cẩn thận không nói đùa về sự thay đổi của cơ thể và ngoại hình của các bà mẹ sắp sinh. Nếu cảm thấy bị những người xung quanh không thích, tâm lý lo lắng của họ sẽ tăng lên.
Thứ hai, thời gian ở cữ là một bước ngoặt quan trọng
Trong lúc ở cữ, người mẹ có tâm trạng thoải mái thì khi nội tiết tố trong cơ thể dần cân bằng, chứng trầm cảm sẽ tiêu tan. Ngược lại, những cảm xúc tiêu cực tích tụ sẽ làm trầm trọng thêm. Trẻ sơ sinh cần được chăm sóc và mẹ cũng vậy. Đừng ép họ uống canh súp nhiều dầu mỡ, và để họ nghỉ ngơi đầy đủ vào ban đêm.
Cuối cùng, đừng nghĩ rằng chăm con là chuyện nhỏ, chuyện mà bất cứ người phụ nữ làm mẹ nào cũng phải trải qua. Trong cuộc sống tiếp theo với em bé, người mẹ cần được hiểu và chăm sóc liên tục. Đặc biệt là những bà mẹ toàn thời gian, phạm vi hoạt động của họ bị hạn chế, không thể ăn ngủ khi con thức, và họ căng thẳng 24/24 giờ.
Người ngoài nhìn vào thường chỉ thấy hình ảnh luộm thuộm và căn phòng bừa bộn, cho rằng mẹ không làm gì. Mệt mỏi vì nuôi con nhỏ không phải là vấn đề gì to tát, nhưng nếu không được thấu hiểu và sẻ chia, người mẹ sẽ dễ suy nhược, chán nản. Và đôi khi tất cả những điều ấy được che dấu bởi những nụ cười, tiếng hát, bước nhảy. Trầm cảm không phải lúc nào cũng mang một khuôn mặt buồn bã như người ta định vị. Vì vậy, sau khi chứng kiến cảnh tượng này, người chồng không nên nghi ngờ mẹ có thực sự bị trầm cảm hay không mà nên thấy sự vất vả của người vợ.