“Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm?” là câu hỏi có trong sách Vật Lý 6, chương 2, phần Nhiệt Học. Đây là học phần chủ yếu về sự giãn nở của các loại vật chất. Các em học sinh lớp 6 đang tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi này hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm các câu hỏi liên quan phần Nhiệt Học.
>>> Có thể bạn quan tâm:
Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm?
Khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm vì khi nước sôi, nước có thể trào ra ngoài miệng ấm do nhiệt độ cao làm tăng thể tích nước có trong ấm. Để đun nước an toàn từ cả ấm điện và siêu đun nước thông thường, bạn chỉ nên đổ nước theo đúng mức độ yêu cầu từ nhà sản xuất hoặc ⅘ ấm để đảm bảo an toàn.
Một Số Câu Hỏi Vật Lý Lớp 6 Phần Nhiệt Học Liên Quan
Khi nghiên cứu chương Nhiệt Học trong chương trình Vật Lý 6, có rất nhiều câu hỏi thú vị nhưng cũng không kém phần hóc búa. Các em học sinh muốn giải được cần phải có sự nghiên cứu rộng, hiểu rõ kiến thức cơ bản.
Tại sao khi đun nước nếu đổ nước đầy ấm khi sôi nắp ấm bị bật ra?
Một quy tắc vật lý cơ bản đó là “chất lỏng nở ra khi nóng lên và chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn”. Do đó, khi đổ đầy nước, khi sôi và nước có hiện tượng bốc hơi, thể tích nước lúc này tăng lên có thể gây ra áp lực làm bật nắp ấm. Bạn không nên đổ đầy ấm khi đun nước.
Tại sao không nên đổ thật đầy nước vào chai thủy tinh rồi vặn chặt nắp cho vào tủ lạnh?
Khi nước đông thành đá, thể tích nước sẽ tăng lên dưới dạng vật chất rắn. Do đó, áp lực do thể tích tăng lên có thể gây vỡ chai thủy tinh, vô cùng nguy hiểm. Khi đổ nước vào chai thủy tinh và cho vào ngăn đá, bạn không nên đổ đầy nước hoặc văn quá chặt nắp.
Làm thế nào gỡ hai chiếc cốc thủy tinh chồng khít vào nhau?
Có rất nhiều cách gỡ hai chiếc cốc thủy tinh chồng khít vào nhau, đơn giản nhất là sử dụng đá và nước nóng. Để gỡ hai chiếc cốc, bạn nên bỏ đá vào cốc bên trong và ngâm phần cốc bên ngoài vào chậu nước nóng. Nhiệt độ thấp sẽ khiến chiếc cốc bên trong co lại, trong khi nhiệt độ cao sẽ khiến chiếc cốc thủy tinh bên ngoài nở ra. Từ đó, bạn có thể gỡ cốc ra dễ dàng.
Tại sao rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng không bị vỡ, còn cốc thủy tinh dày lại hay bị vỡ?
Khi rót nước nóng vào cốc, nhiệt độ sẽ truyền từ trong ra ngoài. Cốc mỏng không bị vỡ do thành cốc mỏng, nhiệt độ ngoài và trong cốc thay đổi nhanh, nở ra. Ngược lại, thành cốc dày khiến bên trong nóng lên, nở ra nhưng bên ngoài không kịp thay đổi. Từ đó dẫn đến vỡ cốc. Bạn có thể cho cốc thủy tinh dày vào luộc từ 5 - 10 phút khi sử dụng lần đầu để tránh hiện tượng vỡ cốc.
Tại sao người ta không đóng nước trong chai nước ngọt thật đầy?
Các loại nước ngọt trên thị trường ngày nay thường có khí ga. Nếu đóng nước ngọt đầy chai, khi di chuyển, khí ga có thể bùng nổ dẫn đến vỡ chai. Để đảm bảo an toàn trong khâu sản xuất, phân phối, tất cả các nhà sản xuất đều đóng đầy chai theo tỷ lệ nhất định đã được cho phép.
Tổng Kết
Câu hỏi: “Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm?” là câu hỏi căn bản nhất trong chương trình THCS. Đây cũng là một trong những câu hỏi đơn giản nhất phần Nhiệt Học. Các em học sinh nên tìm hiểu thật nhiều câu hỏi tình huống về phần Nhiệt Học trong cuộc sống để chuẩn bị tốt cho những kì thi.