Tại sao châu nam cực là một hoang mạc lạnh? Đây là một vấn đề thuộc chương trình Địa Lý 7 rất quen thuộc đối với các em học sinh. Để giải đáp câu hỏi này, học sinh phải nắm vững kiến thức về các vùng địa lý, vùng nhiệt độ cũng như đặc điểm của trái đất. Dưới đây là lý giải chi tiết nhất cho câu hỏi trên.

>>> Có thể bạn quan tâm:

Châu Nam Cực có vị trí ở cực Nam của Trái Đất, nằm trong vùng Nam Cực của Nam Bán Cầu, được bao quanh bởi Nam Băng Dương. Nam Cực là lục địa lạnh nhất, khô nhất và cũng nhiều gió nhất ở Trái Đất. Nhiệt độ ở giai đoạn lạnh nhất trong năm (rơi vào quý 3) −63 °C (−81 °F), nhiệt độ thấp nhất từng được ghi nhận ở Châu Nam Cực là −89 °C (−129 °F).

hình ảnh

Có lớp băng bao phủ 99% bề mặt lục địa, với độ dày trung bình 1,720, chiếm 90% lượng băng trên toàn Trái Đất. 1% bề mặt còn lại hông có băng bao phủ sẽ hình thành các ốc đảo. Chính khí hậu khắc nghiệt như vậy nên Châu Nam Cực không có dân cư sinh sống thường xuyên, chủ yếu là các nhà nghiên cứu đến sinh sống và làm việc tại các trạm nghiên cứu chủ yếu vào mùa hè.

Hệ sinh thái ở Châu Nam Cực cũng không phong phú, do thời tiết luôn giá lạnh, chỉ có những sinh vật ưa lạnh mới có thể tồn tại ở vùng đất này nên hệ sinh thái ở Châu Nam Cực rất đơn giản. Thảm thực vật phổ biến ở Châu Nam Cực là đài nguyên, các vi sinh vật ưa lạnh như tảo, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng và một số loài động vật như mạt, giun tròn, gấu nước, chim cánh cụt  hải cẩu. 

Châu Nam Cực Hay Châu Bắc Cực Lạnh Hơn?

Có bao giờ bạn thắc mắc, Châu Nam Cực và Châu Bắc Cực, châu lục nào lạnh hơn? Được mệnh danh là hoang mạc lạnh nên Nam Cực lạnh hơn Bắc Cực, do 3 nguyên nhân chính sau: 

hình ảnh

Hầu hết lục địa Châu Nam Cực cao hơn 3000m so với mực nước biển và nhiệt độ giảm dần theo độ cao ở tầng đối lưu. 


Bắc Cực được bao quanh bởi Bắc Băng Dương, độ ấm của nước biển ở Bắc Băng Dương được truyền qua lớp băng và giúp ngăn nhiệt ở vùng Bắc Cực giảm thấp như ở Nam Cực. 

Khoảng cách quỹ đạo của Nam Cực khiến Nam Cực có mùa đông lạnh hơn ở Bắc Cực và mùa hè ấm hơn Bắc Cực.

Như vậy do vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đã biến Châu Nam Cực trở thành một hoang mạc lạnh. Tuy nhiên do ô nhiễm môi trường, suy giảm tầng ôzôn cũng như hiệu ứng nóng lên toàn cầu đã khiến một số khu vực ở Châu Nam Cực đang ấm dần lên, dẫn đến các lớp băng bắt đầu tan và sụp đổ.

hình ảnh

Điều này không những ảnh hưởng tới môi trường sống của các sinh vật ở Châu Nam Cực mà còn làm cho mực nước biển ngày càng dâng cao, ảnh hưởng đến cuộc sống của con người.

Tổng Kết

Mặc dù châu Nam Cực là vùng đất lạnh giá, quanh năm băng tuyết trường tồn nhưng con người đã đặt chân đến chinh phục vùng đất này. Qua đó, ta có thể thấy được sức mạnh và trí tuệ của con người - những vị chủ nhân của hành tinh này. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo để được chia sẻ kiến thức khoa học hay và thú vị nhé!