Bạn đang tìm kiếm ví dụ quy luật phủ định của phủ định trong chương trình Triết Học Mác - Lênin 1? Bạn cảm thấy mông lung, khó hiểu khi nghiên cứu về nội dung quy luật này? Bạn muốn tìm ví dụ giải thích đơn giản và dễ hiểu? Dưới đây là phân tích một ví dụ quy luật phủ định của phủ định đơn giản nhất.
Nội Dung Quy Luật Phủ Định Của Phủ Định
Phủ định của phủ định là một quá trình diễn ra vô tận có trong bản thân của mỗi sự vật, hiện tượng. Nhờ vào điều này thế giới vật chất luôn luôn vận động và phát triển vô tận.
Mỗi sự vật, hiện tượng đều trải qua hai lần phủ định biện chứng, nghĩa là chúng trải qua quá trình phủ định của phủ định. Khi sự phủ định của phủ định kết thúc một chu kỳ phát triển thì sẽ có một chu kỳ mới được lặp lại, chạy dài vô tận.
Nếu như ở lần phủ định thứ nhất, sự vật hiện tượng cũ chuyển thành cái đối lập với bản thân mình thì ở lần phủ định thứ hai, cái mới sẽ được sinh ra. Sự vật mới đối lập với cái được sinh ra ở lần thứ nhất, và nó được bổ sung nhiều yếu tố mới cao hơn, có tính tích cực hơn.
Có thể hiểu đơn giản rằng: Quy luật này khái quát về tính chất tiến lên của sự đổi mới, phát triển. Sự đổi mới thông qua những lần phủ định biện chứng ( quá trình tự thân phát triển của sự vật, hiện tượng) sẽ tạo nên xu hướng phát triển vô tận của sự vật, hiện tượng.
Ví Dụ Quy Luật Phủ Định Của Phủ Định
Ví dụ 1: Sự phát triển của cây mướp: Hạt mướp - Hạt nảy mầm - Cây mướp
- Khi hạt nảy mầm, "hạt mướp" không còn tồn tại, do đó chúng ta gọi "hạt nảy mầm" đã phủ định sự tồn tại của hạt mướp.
- Sự xuất hiện của "cây mướp" cũng xóa bỏ sự tồn tại của "hạt nảy mầm", do đó cây mướp là phủ định của "hạt nảy mầm".
- Nói cách khác, quá trình trên đã trải qua 2 lần phủ định. Kết quả "cây mướp" chính là sự phủ định của phủ định hạt mướp.
Ví dụ 2: Vòng đời của một con tằm: trứng - tằm - nhộng - ngài - trứng.
- Sự xuất hiện của "tằm" xóa bỏ sự tồn tại của "trứng" nên tằm là phủ định của trứng.
- "Nhộng" sinh sôi, tằm không còn là tằm nên "nhộng" là sự phủ định của "tằm".
- "Ngài" phát triển từ "nhộng", xóa bỏ sự tồn tại của "nhộng" nên tằm là phủ định của "nhộng".
- Cuối cùng, trứng mới ra đời từ ngài, bắt đầu một quá trình mới. Trứng chính là sự phủ định của "ngài". Qúa trình phát triển của tằm đã trải qua 4 lần phủ định.
Trong 2 ví dụ trên, ta gọi "hạt mướp" và "trứng" là sự khẳng định ban đầu (có tồn tại).
Tổng Kết
Quy luật phủ định của phủ định giúp chúng ta có hướng suy nghĩ đúng đắn về sự phát triển của sự vật, hiện tượng. Vì vậy, trong quá trình đổi mới, hoàn thiện, chúng ta cần phải cân nhắc, đi theo từng bước, không chủ quan, bỏ qua những bước cần thiết, đặc biệt là trong đổi mới kinh tế.