Bạn đang tìm kiếm bài cúng ông Công ông Táo chuẩn nhất? Bạn chưa biết đọc văn khấn ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp như thế nào cho đúng? Chuẩn bị mâm lễ cúng ông Công ông Táo gồm những gì? Theo dõi bài viết dưới đây để được chia sẻ chi tiết.

Bài Cúng Ông Công Ông Táo theo GS Lương Ngọc Huỳnh

hình ảnh

Giáo ưu Lương Ngọc Huỳnh được vinh danh là một trong số “Những con người thiên niên kỷ chúng ta”. Các gia đình có thể tham khảo bài cúng ông Công ông Táo của vị viện sĩ ấy biên soạn như sau:

Kính lạy Thượng Đế

Kính lạy Ngũ Đế, Đông phương Thanh Đế, Nam phương Xích Đế, Tây phương Bạch Đế, Bắc phương Hắc Đế, Trung ương Hoàng Đế.

Kính lạy thượng đàm thần tướng thiên thiên tướng

Trung đàm thần tướng thiên thiên binh

Hạ đàm thần tướng thiên thiên mã

Kính lạy sơn thần, long thần, thổ địa, thổ công Táo quân, thổ kỳ lai sàng chứng giám

Hôm nay là ngày 23 tháng chạp năm… Bính Thân. Là ngày thần Táo Quân về trời tấu sớ

Tín chủ con tên là… sinh ngày… tháng… năm… nguyên quán… địa chỉ thường trú…

Với tấm lòng thành kính con xin có chút lễ vật, nhang đăng thỉnh cầu kính mời Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị Thần Tướng, Thiên Tướng, Thiên Binh, Thiên Mã, cùng chư vị thần tiên trên trời dưới đất, chứng giám cho con được làm lễ tiễn thần Thổ Công Táo Quân về trời.

Kính lạy Thổ thần thổ địa, thổ công Táo quân, thổ kỳ lai sàng chứng giám. Trong năm qua nhờ ân phúc của các ngài chúng con được mạnh khoẻ, hạnh phúc, mọi điều may mắn.

Nay con làm lễ với tấm lòng thành kính tiễn ngài về trời tấu xin Thượng Đế, Ngũ Đế, cùng chư vị thần tiên phù hộ độ trì cho đất nước con, quê hương con, gia tộc và gia đình con được mạnh khoẻ hạnh phúc, an khang thịnh vượng.

Con cầu xin Thượng Đế, Ngũ Đế các vị thần tiên cùng chư ngài chứng giám cho tấm lòng thành kính của con.

Kính chúc Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị thần tiên cùng chư ngài thiên thiên tuế!

(Con xin đa tạ, Con xin đa tạ, con xin đa tạ)

Sau khi cúng xong thì lại kính lễ 9 lần và đi lùi ba bước mới được quay lưng đi.

Văn Khấn Ông Công Ông Táo (Sách Cổ Truyền Việt Nam)

hình ảnh

Bài cúng ông Công ông Táo theo đúng chuẩn văn khấn cổ truyền Việt Nam có nội dung như sau:

“Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là:

Ngụ tại:

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!”

Bài Khấn Ông Công Ông Táo Theo Cách Cúng Nôm Truyền Thống 

hình ảnh

Đây là cách đọc bài khấn ông Công ông Táo phổ biến được nhiều gia đình sử dụng nhất. Bạn có thể tham khảo văn cúng theo cách truyền thống như sau:

“Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Kính lạy ngài Đông Trù tư mệnh Táo phủ thần quân.

Tín chủ chúng con là:

Ngụ tại:

Nhân ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm hương dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời:

Ngài Đông Trù tư mệnh Táo phủ thần quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.


Phỏng theo lệ cũ, ngài là vị chủ, ngũ tự gia thần, soi xét lòng trần, Táo quân chứng giám.

Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin tôn thần, gia ân châm chước. Ban lộc, ban phước, phù hộ toàn gia, trái gái, già trẻ, an ninh khang thái.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!”

Chuẩn Bị Mâm Cúng Ông Công Ông Táo

hình ảnh

Trước khi cúng nên dọn sạch bàn thờ gia tiên và bàn thờ ở bếp (nếu có). Theo tục lệ, mâm cúng ông Công ông Táo gồm có: 

  • 1 đĩa gạo
  • 1 đĩa muối
  • 3 chén rượu
  • Trầu cau
  • Gà luộc (cài hoa hồng trên miệng)
  • Món xào thập cẩm
  • Xôi 
  • Bánh chưng
  • Giò
  • Canh măng, nấm, mọc.
  • Cá chép hoặc cá vàng đem thả (có nơi dùng cá sống thả ở sông hồ,.. hoặc có thể là cá giấy)

Trong đó cá chép là không thể thiếu. Vì theo quan niệm dân gian, đó là phương tiện đưa ông Công ông Táo về trời.

Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Ngày 23 Tháng Chạp 

hình ảnh

Đã từ lâu, ngày 23 tháng Chạp trở thành một nét đẹp văn hóa của dân gian ta xuất phát từ ngàn đời xưa. Hằng năm cứ đến ngày này, nhân dân làm lễ tiễn đưa ông Táo về trời để bẩm báo những việc đã xảy ra trong năm qua. Hình ảnh chương trình Táo quân vào tối giao thừa hằng năm chính là mô phỏng lại theo trí tưởng tượng về một buổi chầu báo cáo của các Táo với Ngọc Hoàng.

Sau khi bế mạc hội nghị “Thiên Tào phán sự”, xong việc trên thiên đình và được Ngọc Hoàng cho phép, ông Táo sẽ lại về trần thế. 

Thông thường, bàn thờ chính trong nhà dùng để cúng ông Công, còn bàn thờ bếp thì để cúng ông Táo. Tuy nhiên, tùy từng phong tục vùng miền và truyền thống từng gia đình sẽ có cách đặt mâm cúng khác nhau.

Tóm lại, đây là một nghi lễ tốt đẹp thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc ta, cần được gìn giữ và truyền lại cho các thế hệ con cháu sau này. 

Kết Luận

Việc cúng ông Công ông Táo sau một năm dài để đón năm mới rất quan trọng. Hy vọng qua bài viết trên đây, các bạn đã tìm được bài văn khấn cúng ông Công ông Táo phù hợp nhất. Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích, thú vị.