Chúng ta dễ dàng bắt gặp kiểu nuôi con của mẹ hổ trong các gia đình châu Á. Từng một thời đây là phương pháp giáo dục nhận được nhiều hưởng ứng nhưng liệu nó có đem lại hiệu quả giáo dục đáng duy trì?
Hiểu nôm na, mẹ hổ là phương pháp nuôi con với kỷ luật thép có tính khắc nghiệt nhằm kiểm soát con cái. Nó thể hiện uy quyền của người làm cha mẹ khiến con cái buộc phải tuân theo các đòi hỏi, cam kết giữa cha mẹ và con cái. Nó trái ngược hoàn toàn với mẹ hổ là mẹ voi, một phương pháp giáo dục hướng đến sự tôn trọng, bảo vệ và khuyến khích con.
Đến nay, mẹ hổ vẫn gây nhiều tranh cãi bởi sự nghi ngờ về hiệu quả mà nó đem lại. Trước tiên hãy xem kiểu điển hình của mẹ hổ là gì nhé!
Các đặc trưng trong kiểu giáo dục con của mẹ hổ
Ảnh minh họa: parents.youthmba
- Không cho phép con ngủ nướng
- Không cho phép con ra ngoài tụ tập bạn bè vô bổ, cũng không cho phép con mời bạn bè về nhà
- Đặt mục tiêu con phải đạt được thứ hạng cao trong lớp hoặc trong một kỳ thi đi kèm đó là hình phạt nếu không đạt được
- Không bộc lộ tình yêu đối với trẻ mà đặt ra mục tiêu quan trọng nhất là biến trẻ thành những người ưu tú tài giỏi nhất trong mọi lĩnh vực
- Quan tâm đến kết quả nhiều hơn là quá trình hoặc cách trẻ đạt được
- Coi trọng lòng tự trọng của trẻ hơn là xem xét khả năng của đứa trẻ
- Con cái sợ cha mẹ, không dám nói lên sở thích, ý tưởng hoặc tình huống đã trải qua vì sợ bị quở trách
- Không cho phép con tự hào với thành tích có được mà luôn đòi hỏi cao hơn
- Không tin tưởng con trong hầu hết mọi thứ, liên tục nhắc nhở và ra lệnh cho con
- Cứng nhắc tuân thủ theo các quy tắc và quy định, hơn là tìm kiếm hạnh phúc cho con
- Cho con làm mọi việc theo thói quen điều độ, ít có ngoại lệ và ít vui chơi
- Con cái chỉ nói và làm theo mệnh lệnh độc đoán của cha mẹ.
Ưu điểm của mẹ hổ
Mặc dù xét về quyền lợi được vui chơi của trẻ, phương pháp giáo dục của mẹ hổ được cho là quá khắc nghiệt với trẻ em nhưng các nghiên cứu cho thấy, nó có thể mang lại những lợi ích tiềm năng.
Các quy tắc nghiêm ngặt của mẹ hổ có xu hướng khuyến khích các kỹ năng tự kỷ luật ở trẻ nhỏ: Bằng cách tuân theo các quy tắc và mệnh lệnh liên tục, trẻ có xu hướng sớm hiểu được tầm quan trọng của việc có một cuộc sống kỷ luật và tính tự giác ăn sâu vào hành vi, ý thức của trẻ.
Amy Chua, giáo sư người Mỹ gốc Hoa tại Đại học Yale, Hoa Kỳ, người đã xuất bản cuốn sách tự truyện “Bài thánh ca về trận chiến của mẹ hổ”. Ảnh minh họa: parents.youthmba
Dù sợ bị trừng phạt nhưng trong môi trường rèn luyện thường xuyên trẻ có cơ hội bộc lộ tiềm năng thực sự của mình; được uốn nắn để trở thành người giỏi nhất và khi trưởng thành dễ dàng đạt được thành công trong cuộc sống.
Đặt trách nhiệm của cha mẹ ở mức cao nhất dù buộc phải sử dụng những phương pháp khắc nghiệt nhất.
Mục tiêu của cha mẹ hổ là uốn nắn con cái để tương lai có được hạnh phúc, thành công và nếu trẻ biết điều chỉnh tốt, từ bé đã có định hướng và tập trung vào mục tiêu.
Nhược điểm trong cách giáo dục của mẹ hổ
Không có sự hoàn hảo trong bất kỳ một phương pháp giáo dục nào và phương pháp giáo dục của mẹ hổ cũng vậy.
Theo Berkeley News, Qing Zhou, trợ lý giáo sư Tâm lý học tại Đại học UC Berkeley cho biết các nghiên cứu về việc nuôi dạy của mẹ hổ cho thấy sự thiếu hụt về sức khỏe tinh thần của trẻ, cụ thể:
- Khi cha mẹ đặt kỳ vọng cao vào con cái, con cái cảm thấy quá tải và áp lực
- Những đứa trẻ luôn sợ hãi khủng khiếp khi mắc lỗi. Khi trẻ phải sống trong nỗi sợ hãi thường xuyên có thể dẫn đến lo lắng và trầm cảm
- Sự sợ hãi của chủ nghĩa hoàn hảo cản trở sự phát triển ở trẻ em
- Trong cách nuôi dạy con của mẹ hổ, con cái luôn sống dưới sự hướng dẫn thường xuyên của cha mẹ. Điều đó khiến trẻ bị phụ thuộc nhiều hơn vào người khác và kỹ năng ứng phó kém
- Việc nuôi dạy con của mẹ hổ dẫn đến sự phát triển tiêu cực về nhận thức và cảm xúc trong một số trường hợp
- Các quy tắc nuôi dạy con của mẹ hổ cản trở sự sáng tạo và phát triển của trẻ em.
Liệu cách nuôi dạy con của mẹ hổ có hiệu quả không?
Theo First Cry Parenting, các nhà nghiên cứu đã tổng kết rằng cách nuôi dạy con hổ không phải là cách nuôi dạy con tốt nhất vì cha mẹ phải áp dụng thêm cách nuôi dạy hỗ trợ.
Trong một nghiên cứu được thực hiện, các kiểu nuôi dạy con cái được chia thành 4 loại dựa trên 8 đặc điểm. Trong đó, 4 đặc điểm là tích cực, 4 loại còn lại là tiêu cực. Trong khi những đặc điểm tích cực đề cập đến tình yêu, sự ấm áp, yêu thương… thì những đặc điểm tiêu cực liên quan đến nỗi sợ hãi và áp lực cần thiết để thúc đẩy đạt được thành tích.
Phương pháp nuôi dạy con của mẹ hổ đạt điểm cao ở tất cả 8 đặc điểm trong khi phương pháp nuôi dạy hỗ trợ chỉ đạt điểm cao ở những đặc điểm tích cực.
Dạy con theo mẹ hổ có những ưu điểm nhất định nhưng tác hại của nó cũng không kém. Do đó đây không phải là phương pháp hiệu quả. Theo các mẹ, liệu đây có phải nhận định đúng với thực tế?