Có một mối liên hệ nhất định giữa trí thông minh của trẻ với tần suất tương tác của cha mẹ. Những lời cằn nhằn hay "lắm lời" lúc này sẽ phát huy tác dụng với trẻ 3 tuổi trở xuống.

Tiến sĩ Dana Suskind đã điều trị cho hai bệnh nhi cùng độ tuổi là Zach và Michel với tình trạng tương tự nhau: hai trẻ đều bị khiếm thính và không nói được. 

Bác sĩ đã lắp ốc tai điện tử cho các bé. Sau khi thiết bị này được kích hoạt, Zach chỉ cần một vài lời động viên là có thể nói được và vẫn đi học bình thường như những đứa trẻ bình thường khác.

Còn Michelle nghe thấy giọng nói, nhưng không hiểu gì cả. Thế nên trông mong bé nói được là điều không ai dám nghĩ đến.

Sự khác biệt này khiến bác sĩ vô cùng ngạc nhiên và bà bắt đầu đi tìm bằng được nguyên nhân. Thật ngạc nhiên khi điều này có liên quan đến độ tuổi của trẻ, đặc biệt là với trẻ 3 tuổi đổ xuống.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: smomclub

Sau một thời gian phân tích, đối chiếu, bác sĩ nhận ra rằng có một sự khác biệt lớn nhất giữa hai bệnh nhi của mình và nó nằm ở môi trường ngôn ngữ.

Gia đình của Michelle rất nghèo. Cha mẹ em ấy luôn phải chuyển chỗ ở thường xuyên và họ hiếm khi nói chuyện hay tiếp xúc với con.

Gia đình Zach thì hoàn toàn ngược lại: Bố mẹ em này có thu nhập trung bình, cuộc sống tạm ổn và đặc biệt rất yêu thương con. Họ luôn dành thời gian giao tiếp với con bằng ngôn ngữ ký hiệu và lời nói.

Khi em còn là một đứa bé, mẹ em thường bế em trên tay và để bé chạm vào miệng mỗi khi phát âm, đồng thời cho bé cảm nhận được độ rung của dây thanh quản.

Ốc tai điện tử không hơn gì một thiết bị hỗ trợ. Điều thực sự khiến nó hoạt động là môi trường ngôn ngữ do cha mẹ tạo ra cho con cái của mình. Phát hiện này của bác sĩ phù hợp với kết luận nghiên cứu của hai nhà khoa học Betty Hart và Todd Risley.

Họ đã nghiên cứu hàng chục gia đình trong 3 năm và phát hiện ra rằng môi trường ngôn ngữ của các gia đình thu nhập thấp khác với các gia đình khá giả và điều này trực tiếp dẫn đến sự khác biệt trong kết quả học tập của các em.

Từ vựng và chất lượng từ mà trẻ em trong các gia đình có mức thu nhập thấp tiếp nhận được thua xa trẻ em trong các gia đình khá giả. Đồng thời, cách nói của cha mẹ các em bé này cũng rất khác biệt.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: rakluke

Khi đứa trẻ được 3 tuổi, sự chênh lệch về vốn từ giữa gia đình thu nhập thấp và gia đình khá giả đã lên tới 30 lần. Các nhà khoa học cho rằng số lượng từ và cách sử dụng ngôn từ của cha mẹ… tất cả đều kích thích sự phát triển não bộ của trẻ. Trong đó, bao gồm những từ đơn giản mà cha mẹ gieo vào đầu con khi trẻ còn bi bô, chẳng hạn “bánh ngon”, “Mẹ yêu con”,… Những từ này liên kết hàng tỷ tế bào thần kinh trong não và tạo ra các tế bào thần kinh phức tạp, nhờ đó trí tuệ tiềm năng của trẻ đã đạt đến cao trào.

Nói một cách dễ hiểu: Trước khi trẻ được 3 tuổi, cha mẹ càng nói nhiều thì trẻ càng thông minh.

2. Sự tương tác giữa cha mẹ và con cái ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và tăng trưởng tư duy của trẻ

Ba tuổi là bước ngoặt đầu tiên trong quá trình trưởng thành của một đứa trẻ. Muốn con đạt được mức phát triển tốt nhất, cha mẹ nên nghiêm túc với những vai trò của mình trong chuyện tương tác với con.

Trước 3 tuổi, não bộ trẻ phát triển nhanh chóng. Vì vậy, nếu cha mẹ muốn con mình thông minh hơn khi lớn lên thì nên quan sát nhiều hơn và sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để kích thích sự phát triển trí não của trẻ.

Bố mẹ càng tác động nhiều đến bộ não của trẻ thì nó càng trở nên linh hoạt hơn. Chỉ cần dùng đúng phương pháp, não bộ sẽ phát triển hoàn thiện hơn, chỉ số thông minh cũng cao hơn những đứa trẻ khác.