Có 3 khu vực mẹ nhất định phải vệ sinh sạch sẽ trước khi lên bàn đẻ để không làm ảnh hưởng tới quá trình vượt cạn.
Khoảng thời gian 9 tháng 10 ngày bầu bì đúng là khoảng thời gian vô cùng tuyệt vời, càng về cuối thai kỳ, chắc chắn các mẹ sẽ càng hồi hộp, vui mừng và xen lẫn một chút lo lắng đếm từng ngày để chờ con ra ngoài cùng bố mẹ. Chuẩn bị đồ đạc để đi sinh thì có lẽ đã có nhiều người chia sẻ rồi, hôm nay em muốn mách cho các mẹ một điều cực kỳ quan trọng cũng cần chuẩn bị kỹ lưỡng nữa để quá trình vượt cạn được thoải mái, an toàn cho bản thân mình và con hơn, đó chính là chuẩn bị vệ sinh cho cơ thể của chính mình.
Chắc chắn nhiều người sẽ nói, đến lúc đau đẻ rồi thì biết trời trăng mây gió gì nữa đâu, chẳng quan trọng đẹp xấu hay sạch bẩn gì nữa nhưng thực ra điều này lại vô cùng cần thiết. Khi cơ thể mình sạch sẽ, các mẹ sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn, tâm lý khi đi sinh vô cùng quan trọng, càng thoải mái, nhẹ nhàng, quá trình sinh nở sẽ càng thuận lợi. Bên cạnh đó, có những bộ phận nếu không được vệ sinh sạch sẽ trước khi lên bàn đẻ thì có thể là “cầu nối” đưa nhiều loại vi khuẩn xâm nhập con mới sinh. Mà bé sơ sinh thì vô cùng non nớt yếu đuối, luôn cần được bảo vệ an toàn hết mức. Đó chính là lý do mẹ nên cố gắng vệ sinh cơ thể sạch sẽ trước ngày dự sinh, đặc biệt là ở 3 bộ phận sau.
Ngự c
Vệ sinh khu vực này cực kỳ quan trọng vì ngay trong những giờ đầu tiên sau khi chào đời, con sẽ được ti mẹ. Để con có những trải nghiệm an toàn nhất trong lần tu ti đầu tiên, các mẹ bắt buộc phải vệ sinh kỹ càng khu vực ngự c, nhất là ở đầu t i của mình. Tuy nhiên, khi vệ sinh các mẹ cũng nên lưu ý không chà xát quá mạnh có thể gây tổn thương vùng da mỏng manh, chỉ cần dùng bông tắm mềm lau nhẹ nhàng như bình thường là được.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn: Sohu
Móng chân, móng tay
Nhiều người có thói quen để móng tay, móng chân rất dài nhưng lại không chú ý đến vấn đề vệ sinh chúng. Nếu không chăm sóc móng tay, móng chân đúng cách, đây có thể là khu vực trú ẩn của rất nhiều loại vi khuẩn gây hại. Chuẩn bị đón con chào đời, tốt nhất các mẹ nên cắt ngắn móng tay gọn gàng trước ngày dự sinh để phòng trường hợp móng tay sắc nhọn có thể gây tổn thương làn da non nớt của con. Ngoài ra, vi khuẩn tích tụ dưới móng cũng có thể âm thầm “tấn công” trẻ khi mẹ ôm ấp, bế bồng, chăm sóc con, rất dễ gây ra những căn bệnh liên quan đến đường ruột, hệ tiêu hóa. Do đó, trước khi đón con chào đời, chị em hãy đảm bảo bộ phận này được vệ sinh sạch sẽ, không quá nhọn, dài và vẫn còn tích tụ các chất bẩn nhé.
Vùng t am giác
Đây là khu vực khá nh ạy cảm nhưng cũng cần chú ý chăm sóc, vệ sinh đặc biệt cẩn thận. Trong thời kỳ bầu bí, hormone thay đổi khiến khu vực này của mẹ bầu dễ bị ẩm ướt, vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sôi nảy nở có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé sau khi chào đời. Thế nên mẹ cần vệ sinh sạch sẽ, đúng cách để phòng ngừa các nguy cơ bị nấm, viêm nhiễm, gây các bệnh phụ khoa nguy hiểm,…
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn: Sina
Ngay từ trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu đã nên lưu ý chọn đồ nhỏ có chất liệu mềm mỏng, thoáng mát và thay ít nhất 2 lần/ngày. Mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ và chọn lựa những loại dung dịch vệ sinh an toàn, lành tính nhưng tuyệt đối đừng nên lạm dụng quá nhiều. Khi vệ sinh chỉ nên lau rửa nhẹ nhàng, không rửa sâu dễ gây xuất huyết t ử cun g có thể ảnh hưởng tới sức khỏe thai kỳ. Sau khi đi vệ sinh, mẹ bầu nên lau khô bộ phận này bằng khăn giấy, khăn bông chuyên dụng, khi bầu bí cũng nên hạn chế đừng ngâm bồn quá lâu mẹ nhé.
Riêng về vấn đề “dọn dẹp” vùng k ín trước khi sinh thì sẽ tùy thuộc vào mong muốn, sở thích của mỗi người. Các chuyên gia vẫn khuyên các mẹ có thể tự “dọn dẹp” trước dự sinh (bằng các phương pháp cạo, wax,…) khoảng 7 ngày để phòng tránh nhiễm trùng từ các vết thư ơng có thể xuất hiện trong quá trình vượt cạn. Tuy nhiên, nếu mẹ vẫn cảm thấy lo lắng hay không thấy tự tin thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ đang theo dõi cho mình để có quyết định đúng đắn nhất nhé.