“Mong con trai sớm thành rồng, con gái thành phượng”, đây là điều mà cha mẹ nào cũng mong chờ.
Suy cho cùng, ai chẳng muốn con mình trở nên xuất sắc, nhưng một số điều không thể ép buộc, và cha mẹ cũng phải học cách chấp nhận sự tầm thường của con mình. Nếu cha mẹ tạo áp lực cho trẻ và kìm hãm niềm vui của chúng, thì một khi đến giai đoạn nổi loạn, trẻ sẽ ngày càng chống đối, thậm chí có những suy nghĩ cực đoan.
Giá đắt khi mẹ tổn thương lòng tự trọng của con
Hẳn các mẹ còn nhớ cậu học sinh 14 tuổi ở Vũ Hán đã hành động dại dột từ tầng 5. Cậu bé chơi bài trong lớp và bị cô giáo mời phụ huynh. Trong khi đang đứng đợi ở ngoài hành lang cùng các bạn, bất ngờ mẹ của Trương Mạt Mạt – tên cậu bé, đi tới in dấu tay lên má con, trước mặt các bạn cùng lớp. Bà vội vã đến trường sau khi nhận được cuộc gọi của giáo viên, nhưng bà không đến văn phòng để gặp giáo viên trước mà chỉ tìm con trai với vẻ tức giận.
Khi mẹ đến văn phòng, Mạt Mạt đứng im lặng và có chút choáng ngợp. Cậu bé rơm rớm nước mắt nhìn xung quanh và cảm nhận được ánh mắt kỳ lạ của những người xung quanh.
Ảnh QQ
Khi mẹ cùng cô giáo vào phòng họp, Mạt Mạt thẫn thờ chốc lát rồi gieo xuống.
Sau một năm, mẹ ruột của Mạt Mạt cũng đi, vì không chịu nổi miệng lưỡi người đời. Nguyên nhân quan trọng nhất chính là đứa con duy nhất, niềm an ủi sau cuộc hôn nhân bất hạnh, đã không còn trên đời.
Những người tận mắt chứng kiến cảnh đó thì sao?
Trong khoảng thời gian này, cô giáo chủ nhiệm đổ bệnh phải nhập viện vì dư luận cho rằng lỗi cũng là do cô giáo. Đánh bài có đến mức phải mời phụ huynh không? Tại sao cô không khuyên nhủ học trò mình mà lại mời cha mẹ lên làm việc?
Những người bạn học đứng gần cậu bé lúc đó cũng trở nên chán nản, suy sụp vì phải chứng kiến, an hận vì không giữ cậu kịp thời. Lúc đó, Mạt Mạt cảm thấy lòng tự trọng của mình bị xúc phạm rất nhiều, sau một lúc im lặng, cúi đầu quyết định lựa chọn, xoay người leo lên không chút do dự. Bởi vì sự việc xảy ra quá đột ngột, một số học sinh cố gắng giữ bạn mình, nhưng khi họ lao đến, tai nạn đã xảy ra, và Mạt Mạt cuối cùng không thể được cứu.
Nỗi đau người mẹ đơn thân
Sau sự việc này, trên mạng đã có rất nhiều bất bình, có người hỏi tại sao cô chủ nhiệm vì chút chuyện nhỏ này mà gọi phụ huynh đến, có người trách những học sinh đứng kế bên sao không an ủi bạn. Và tất nhiên người mẹ in dấu tay lên má con giữa trường học là người bị “hỏi han” nhiều nhất.
Ảnh QQ
Trước những lời tố cáo này, mẹ của Mạt Mạt chọn cách im lặng, bởi bà cũng tự trách mình và cảm thấy có lỗi với con trai. Nỗi đau của người mẹ không còn con, đứa con độc nhất, còn nhiều hơn chúng ta tưởng. Bà đã nhiều đêm dày vò trong nước mắt, buồn bã cũng không dám tỏ bày cùng ai, bởi dẫu sao hành động của bà là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến vụ việc. Bà nhiều lần có ý định đi theo con mình, nhưng được người thân an ủi, cuối cùng vẫn không thoát ra được. Đúng một năm sau khi Mạt Mạt ra đi, mẹ cậu bé đã chọn cách đi theo con mình.
Tuy nhiên, sự việc này không gây chú ý vào thời điểm đó. Chỉ đến khi bố ruột của Mạt Mạt xuất hiện tại trường học và đòi bồi thường, người ta mới biết tin. Nhiều người đã im lặng sau khi biết mẹ cậu bé không còn nữa.
Mẹ và con trai ra đi, cha trở thành người chiến thắng
Mặc dù mẹ của Mạt Mạt hành động rất cảm tính, không để ý đến mặt mũi hay cảm xúc của con trai mình, nhưng bà vẫn là người mẹ yêu thương con hết mực. Nếu không sau khi nhận được cuộc gọi từ giáo viên chủ nhiệm, bà đã không vội đến trường.
Nguyên nhân khiến bà mắng nhiếc đứa trẻ không chỉ vì hành vi của Mạt Mạt khiến bà tức giận, mà một phần là do bố của cậu bé.
Bà từng có cuộc sống rất hạnh phúc bên chồng và cậu con trai duy nhất, chính là Mạt Mạt. Bố cậu bé có sự nghiệp thành công, gia đình hòa thuận. Nhưng thời gian êm ấm chẳng kéo dài được bao lâu, sau đó, bố Mạt Mạt có người phụ nữ khác. Thậm chí ông còn bí mật chuyển toàn bộ tài sản có trong tay sang tên người tình trước khi ly hôn. Kết quả là mẹ con Mạt Mạt bị đuổi khỏi ngôi nhà của chính mình, với hai bàn tay trắng.
Sau khi hai mẹ con bị bỏ rơi một cách tàn nhẫn, mẹ của Mạt Mạt bắt đầu làm việc từ sáng đến tối mỗi ngày để cho con đi học, với hy vọng sau này con có thể mạnh mẽ, phấn đấu học thành tài. Dù tức giận vì bị phản bội, bị lừa dối nhưng bà đã kiên nhẫn kìm nén mọi đau đớn, giận dữ. Bà đã từ một người vợ giàu có trở thành một người phụ nữ đi làm, để có cuộc sống vật chất tốt nhất có thể cho con trai, bà dậy sớm hàng ngày và phải làm nhiều công việc khác nhau. Nỗi đau cuộc đời đã khiến người mẹ này mất đi những kỳ vọng vào cuộc sống tương lai, và chỉ có con trai là động lực để bà tự nuôi sống bản thân.
Vì vậy, khi bà biết rằng con trai không ngoan ở trường và không chăm chỉ học tập, bong bóng hy vọng cuối cùng trong cuộc đời bà đã biến mất.
Ảnh: cdotrends
Cho đến khi bà nhận được cuộc gọi từ giáo viên, nỗi bất bình ẩn trong lòng mới vỡ ra, đó là lý do tại sao bà lại hành xử với con trai như vậy. Nguyên nhân thực sự của bi kịch này là sự phản bội tình cảm, sự vô trách nhiệm với gia đình của bố Mạt Mạt.
Một năm sau khi Mạt Mạt ra đi, mẹ cậu bé cũng đã chọn cách đi theo con trai. Tin tức này không ai chú ý, cho đến khi người cha đã mất tích từ lâu bất ngờ xuất hiện. Ông và người thân đến trường hàng ngày để làm ầm ĩ về chuyện của con trai và yêu cầu nhà trường bồi thường. Kết quả cũng đã được bồi thường một số tiền lớn.
Té ra kẻ thứ ba sau khi nắm hết mọi tàn sản trong tay cũng đã ruồng bỏ ông. Nhìn thấy kết quả như vậy, nhiều người bày tỏ rằng họ không thể chấp nhận được. Tại sao người đàn ông tồi tệ, kẻ khiến gia đình tan vỡ, kẻ phản bội vợ con lại trở thành kẻ chiến thắng rực rỡ? Rõ ràng ông ta là nguồn cơn của mọi bi kịch? Đúng vậy, thế giới không phải thỉnh thoảng mới lố bịch, nhưng nực cười đã trở thành chuẩn mực.
Đáng thương cho người mẹ bị phản bội, bà đã làm việc chăm chỉ và làm ba công việc một ngày, chỉ để con trai có thể sống tốt hơn một chút, và sự ra của đứa con trai tương đương với việc người mẹ không thể sống nổi.
Đối với bà, có lẽ sẽ là một sự nhẹ nhõm khi cùng con trai đến một thế giới khác?
Nếu thời gian có thể quay ngược, người mẹ sẽ lựa chọn như thế nào?
Là cha mẹ, luôn có những giây phút hối tiếc. Kết quả là chúng ta thường nghĩ đi nghĩ lại: Nếu có một số việc, chúng ta biết cách cư xử hơn, liệu kết quả có khác không?
Thời điểm xảy ra sự việc, người mẹ không chịu nghe con trai giải thích. Bà không kiềm chế được xúc động đã hai lần in dấu tay, ngay tại hành lang tầng 5, trước sự chứng kiến của nhiều giáo viên và học sinh. Sau đó, bà liên tục mắng mỏ cậu bé, cuối cùng dùng tay ấn vào cổ con trai, cho đến khi cô giáo chủ nhiệm đến và thuyết phục, người mẹ mới chịu bỏ đi.
Và sau đó, khi biết tin con mình không qua khỏi, người mẹ đã bật khóc và cảm thấy vô cùng hối hận, suy sụp tinh thần. Nhưng thay vì thương cảm người mẹ không còn đứa con duy nhất, mọi người lại lên án bà đã bỏ qua lòng tự trọng của con.
Ảnh QQ
Một kết quả như vậy là không thể chấp nhận được đối với nhiều người
Nếu cha của đứa trẻ chung thủy, tạo cho con và mẹ một mái ấm ổn định.
Nếu người mẹ đó sống một cuộc sống yên bình và thịnh vượng, ổn định và thoải mái
Nếu giáo viên chủ nhiệm có thể thay đổi cách thức phạt học sinh đánh bài trong lớp
Nếu cậu bạn cùng lớp đi ngang qua đó nhanh mắt và nhanh tay, cậu sẽ phản ứng ngay và nắm lấy tay bạn mình
Nhưng tất cả những điều “nếu” trên không xảy ra.
Tất cả mọi người, như quân cờ domino, bị bàn tay vô hình của số phận đẩy đi.
Nhưng chúng ta phải nhớ một lẽ thường cơ bản nhất: Không ai trên thế giới này không khao khát được sống. Thế gian dù có tàn nhẫn đến đâu cũng chỉ là ngày ba bữa, chẳng ai nỡ ra đi. Nếu có thì kẻ đó nhất định phải có lý do, và theo UNICEF, bộ mặt ích kỷ, hẹp hòi và xấu xa nhất thường đến từ người thân mà không phải là người khác, trong các nguyên nhân ở trẻ vị thành niên. Nếu cha mẹ lắng nghe và thấu hiểu, bao dung với con, con chắc chắn sẽ sống tốt trong cuộc đời này.
Mỗi thế hệ trẻ đều thông minh và nhạy bén hơn thế hệ trước. Không có đứa trẻ ngốc nghếch, chỉ có những người làm cha mẹ thiếu vị tha, thiếu bao dung với con mình. Từ câu chuyện của cậu bé Mạt Mạt 14 tuổi, trách cô giáo chủ nhiệm hay bạn học đều là khiên cưỡng; nếu người mẹ không hành xử thiếu tôn trọng con thì cũng không tự gây ra chính sự ra đi của mình. Nếu người cha một lòng một dạ thì cũng không đẩy vợ con vào cõi khác. Suy cho cùng, có duyên mới được làm cha mẹ - con cái, cũng chỉ có con mình là ruột thịt, sao không thể khoan dung với con? Thế giới này thực sự rất đẹp. Sự giàu có lớn nhất trên con đường trưởng thành là được là chính mình.