Trẻ nhỏ bị chảy máu mũi là hiện tượng thường gặp, tuy không quá nguy hiểm nhưng cha mẹ cần biết cách xử lý đúng.

Chảy máu mũi là hiện tượng khá thường gặp, bà bầu bị chảy máu mũi hoặc trẻ nhỏ bị chảy máu mũi là các trường hợp khiến nhiều người lo lắng nhất vì đây là những đối tượng đang có sức đề kháng yếu. Khi trẻ nhỏ đột nhiên chảy máu mũi, thay vì cha mẹ luýnh quýnh, làm mọi chuyện càng rối thêm thì hãy bình tĩnh, tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách xử lý đúng, bởi lẽ đây là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 3 đến 10, đặc biệt là ở khoảng 2 - 3 tuổi đấy ạ.

Nguyên nhân trẻ nhỏ bị chảy máu mũi

Nhiều người thường thắc mắc không biết trẻ nhỏ bị chảy máu mũi là bệnh gì. Chảy máu mũi ở trẻ nhỏ có thể do nhiều nguyên nhân. Nhóm nguyên nhân thường gặp là do thời tiết hanh khô, đã vậy cha mẹ còn cho trẻ ở trong điều hòa xuyên suốt, dẫn đến mạch máu trong mũi bị vỡ, gây chảy máu. Hoặc do trẻ dùng tay ngoáy mạnh cũng như đôi lúc chạy nhảy va đập vào mũi đều dễ khiến mạch máu bị tổn thương. 

Nhóm nguyên nhân ít gặp là do trẻ tự nhét dị vật vào sâu bên trong mũi hay tác dụng phụ của các loại thuốc đang dùng. Bên cạnh đó, chảy máu mũi ở trẻ nhỏ cũng có thể xuất phát từ hiện tượng dị ứng, nhiễm trùng ở mũi, họng và xoang. Còn nguyên nhân chảy máu mũi hiếm gặp ở trẻ nhỏ là mắc bệnh lý dị dạng mạch máu, u vách ngăn, u xơ vòm mũi họng. Chảy máu mũi ung thư cũng là lo lắng của không ít người, chảy máu mũi đúng là dấu hiệu có thể cảnh báo ung thư nhưng không phải lúc nào chảy máu mũi cũng là ung thư. Cần thăm khám thêm để biết chính xác về tình trạng sức khỏe của trẻ.

Một số trường hợp trẻ chỉ bị chảy máu mũi một bên khiến bố mẹ hết sức lo lắng. Tuy nhiên, đây cũng là hiện tượng thường gặp nên phụ huynh cần bình tĩnh để xử lý đúng cách kịp thời.

Sai lầm phổ biến khi trẻ nhỏ bị chảy máu mũi

Cho trẻ nhỏ nằm hay ngửa đầu ra sau

Khi cha mẹ thấy máu chảy ra từ mũi của trẻ không ngừng thì việc đầu tiên là bảo trẻ ngửa đầu ra sau hay nằm xuống để ngăn dòng chảy. Những tưởng đó là cách đơn giản và hiệu quả nhưng lại tai hại vô cùng. Cha mẹ phải biết rằng, cách làm ấy chỉ khiến máu chảy ngược xuống cổ họng, hoàn toàn có thể gây sặc, ngạt vì chảy qua lỗ thông khí, thậm chí làm ngộ độc máu, nguy hiểm đến tính mạng.

Cầm máu bằng bông, gạc, giấy

Một sai lầm phổ biến thứ hai mà cha mẹ thường làm khi thấy trẻ bị chảy máu, đó là dùng bông, gạc, giấy nhét vào mũi. Tuy rằng máu đã thấm vào các vật dụng ấy, cải thiện được tình trạng chảy máu mũi ở trẻ nhưng cha mẹ lại không ngờ có thể gây nhiễm trùng, dẫn đến những hậu quả khôn lường. Vì không ai đảm bảo những vật dụng ấy đều được vô khuẩn, sát trùng trước khi tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc của trẻ. 

trẻ nhỏ bị chảy máu mũi 1

Dùng giấy nhét vào mũi khi trẻ bị chảy máu là một sai lầm. Ảnh minh họa

Dùng nhiều nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý mang đến nhiều lợi ích nhưng cũng tùy trường hợp sử dụng và với tần suất hợp lý. Chẳng hạn như khi trẻ nhỏ bị chảy máu mũi, cha mẹ không nên dùng nước muối sinh lý rửa thường xuyên, với suy nghĩ tạo độ ẩm, ngăn tình trạng chảy máu cam, nếu không sẽ phản tác dụng, khiến niêm mạc ngày càng khô, số lần xảy ra tình trạng tương tự càng nhiều hơn.

Cách xử lý đúng khi trẻ nhỏ bị chảy máu mũi

Như đã nói từ đầu, dù biết cha mẹ rất lo lắng khi thấy con bị chảy máu mũi nhưng cần phải giữ bình tĩnh để có thể từng bước xử lý đúng theo hướng dẫn sau, như vậy mới nhanh chóng cải thiện tình trạng. Vậy khi trẻ bị chảy máu mũi nên làm gì?

Bước 1: Cha mẹ dỗ dành, trấn an để giúp trẻ bớt hoảng loạn, nín khóc, vì một số trẻ thấy máu chảy sẽ sợ hãi.

Bước 2: Cha mẹ điều chỉnh tư thế cho trẻ, đứng hoặc là ngồi tựa thẳng lưng vào ghế và đầu hơi nghiêng nhẹ về phía trước.

trẻ nhỏ bị chảy máu mũi 2

Cách giúp khi trẻ ngưng tình trạng chảy máu mũi. Ảnh minh họa

Bước 3: Cha mẹ lấy ngón tay đè lên hai cánh mũi của trẻ và giữ yên trong 10 phút. Cha mẹ tuyệt đối không được dùng tay bóp phần xương sống mũi hay chỉ ấn một bên cánh mũi, vì làm vậy không thể giúp cầm máu mà còn khiến trẻ bị đau. Với cách làm này, cha mẹ phải đảm bảo rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước, để không làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ thông qua đường mũi.

Bước 4: Đủ thời gian, cha mẹ từ từ thả tay ra, nếu như thấy máu đã ngừng chảy thì cho trẻ nằm nghiêng để nghỉ ngơi, không nên cho trẻ nằm thẳng nhằm tránh tình trạng máu còn sót và chảy xuống họng. Lưu ý, cha mẹ không được thả tay ra quá sớm hoặc nhiều lần vì có thể làm tình trạng tồi tệ hơn, máu chảy kéo dài do chưa thể hình thành được cục máu đông ngăn cản máu chảy. 

Với trường hợp áp dụng 4 bước này nhưng máu mũi của trẻ vẫn chảy hơn 20 phút, kèm theo các triệu chứng khác như: đổ nhiều mồ hôi, nhợt nhạt, nôn mửa, ho, xuất huyết dưới da, nổi hạch, kể cả nước tiểu và phân đều có máu thì cha mẹ nên nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ hỗ trợ.

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho cha mẹ, sơ cứu trẻ an toàn khi bị chảy máu mũi nhé.

Xem thêm bài viết tham khảo:

https://medlatec.vn/tin-tuc/nguyen-nhan-va-cach-xu-tri-khi-tre-bi-chay-mau-cam-cha-me-nen-biet-s98-n22763

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/chay-mau-cam-o-tre-va-nhung-dieu-can-biet/

Xem thêm bài viết liên quan:

4 lý do khiến trẻ con hay chảy máu cam vào mùa đông, dạy mẹ cách sơ cứu đúng để con không nguy hiểm

Cậu bé 2 tuổi không còn cơ hội sống khi bị chảy máu cam do mẹ quýnh quáng sơ cứu sai cách

Con 2 tuổi bị chảy máu, mẹ bảo ngửa cổ lên sẽ hết: Một lúc sau thì con qua đời không kịp đến viện