Rất hiếm trẻ sơ sinh có thể ngủ yên được xuyên đêm đến sáng mà không trằn trọc đủ mọi tư thế. Phần lớn đều bình thường nhưng không nên bất cẩn bỏ qua mọi nguyên nhân.

Ai có con nhỏ cũng biết chăm con rất cực dù là ngày hay đêm. Ban ngày con quấy khóc thì còn dỗ bằng đồ chơi hay đồ ăn ngon được, nhưng tối đến mẹ đã thấm mệt, mà con cứ ngủ trằn trọc không yên đủ mọi tư thế thì mẹ sẽ điên đầu lắm đây.

Cả tháng nay, chị An mắt sụp sâu, thâm quầng. Chung quy cũng bởi vì đứa nhỏ nhà chị không chịu ngủ yên giấc. Chị kể cũng có khi bé ngủ say nhưng đó là những hôm rất hiếm họa. Còn lại đều là những ngày lăn lộn, trằn qua trằn lại, khi thì lăn bên này khi lật bên kia, khi thì đá vào tường, khi thì đạp vào mẹ mà biểu hiện lúc nào cũng cáu gắt. Chỉ cần động một chút là dậy và khóc rất dai, dỗ không nín.

Chị thử nhiều cách để con ngủ ngon xuyên đêm theo các mẹ bày chỉ rồi nhưng vô hiệu.

hình ảnh

Ảnh minh họa

Thực ra tình trạng của chị An không phải là hiếm. Vốn dĩ mẹ sau sinh rất mất sức và dễ ngủ. Khi ngủ có thể làm một giấc đến rạng sáng, thậm chí nếu không có ai đánh thức giữa đêm, họ sẽ vô thức đè cả lên người con và gây nguy hiểm cho trẻ. Nhưng đó là khi con dễ ngủ và trường hợp này không nhiều.

Không ít bé khi ngủ như thể đánh vật với người khác, có lúc lăn từ giữa giường xuống đất, có khi nằm đè lên người mẹ, bò lên đỉnh đầu, lộn xuống dưới chân, lúc lại kéo áo mẹ đòi bú. Rất khó để có được giấc ngủ ngon. Những mẹ có con như vậy ngoài việc bản thân bị mất ngủ ra, còn rất lo cho sức khỏe của con khi giấc ngủ không đủ chất lượng, chưa kể còn tiềm ẩn cả nguy cơ tai nạn.

Để cải thiện hiện tượng bé trằn trọc trên giường, trước hết cha mẹ phải tìm hiểu nguyên nhân:

1. Do tính cách

Một số em bé có tính cách nghịch ngợm và một số em bé khác lại rất ngoan.

Những đứa trẻ ngoan ngoãn thường ngủ rất yên vào ban đêm. Có thê nói giấc ngủ của bé cũng hiền lành như tính cách của bé vậy. Ngược lại, những em bé hay nghịch phá thì khi ngủ sẽ lăn lộn nhiều hơn.

Nếu đơn thuần chỉ là do tính cách thì bố mẹ không cần quá lo lắng. Bé có lăn lộn trên giường nhưng chỉ cần biểu hiện trên gương mặt thoải mái, ngủ ngon lành thì không phải băn khoăn nhiều về chất lượng giấc ngủ.

Ngược lại, nếu bé cau có hoặc thậm chí khóc quấy, nhăn nhó khi trằn trọc, lăn lộn trên giường thì cha mẹ phải để mắt đến.

2. Tâm trạng trước khi đi ngủ

hình ảnh

Ảnh minh họa

Một số cha mẹ nuôi thói quen đọc truyện trước khi bé đi ngủ, hoặc chơi với bé một số trò chơi, hành vi này dễ khiến bé rơi vào trạng thái hưng phấn trước khi đi ngủ. Khi đã say giấc, các dây thần kinh não cũng sẽ ở trạng thái hoạt động, giường dễ có hành vi vung tay, vung chân vô thức.

Tương tự, nếu bé gặp chuyện đáng sợ hãi trước khi đi ngủ thì hiện tượng này cũng sẽ xảy ra, thậm chí có bé còn bị nói mớ khi ngủ.

3. Ngủ không thoải mái

Khi bé ngủ, bé có những yêu cầu cao hơn về môi trường xung quanh, chẳng hạn như: màu rèm, ánh sáng trong phòng ngủ, nhiệt độ phòng, sự yên tĩnh...

Do đó, nếu ánh sáng xung quanh quá chói, âm thanh ồn ào, nhiệt độ phòng quá cao, bé sẽ dễ ngủ không yên giấc và biểu hiện cho những khó chịu đó là những cú tung chăn bông, đạp loạn xạ hoặc di chuyển lung tung.

hình ảnh

Ảnh minh họa

Nếu thấy bé hay bị tình trạng này, cha mẹ nên tùy vào tình hình thời tiết để cho bé mặc đồ ngủ phù hợp hơn. Tốt nhất đồ ngủ nên là chất liệu cotton để thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt. Nếu phòng sáng nên tắt bớt đèn không cần thiết và chú ý thay rèm cửa có màu sắc dịu nhẹ để tạo môi trường ngủ tốt.

4. Trẻ đang bị ốm

Khi bé bị ốm hoặc khó chịu, bé có thể ngủ không ngon giấc. Vì vậy, các mẹ chú ý không nên cho bé bú trước khi đi ngủ 1 tiếng để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày của bé.

Khi bé trở mình, phải kịp thời chú ý đến tình trạng của bé, phân biệt xem bé đau bụng, đầy hơi, cảm lạnh hoặc nôn trớ không. Nếu có bất thường trong lúc trẻ ngủ khi đang bị ốm phải gọi ngay cho bác sĩ.

Sau cùng, cha mẹ hãy nhớ bé chắc chắn sẽ không trằn trọc cả đêm mà không có lý do. Nếu có, mẹ có thể đối chiếu với 4 nguyên nhân trên, so sánh từng cái một để từ đó giải quyết vấn đề một cách ngọn nguồn để giúp trẻ trở lại giấc ngủ ngon hơn nhé!