Muốn dạy con hiệu quả, hãy dừng "thương cho roi" vì những đứa trẻ hay bị đòn và trẻ không bao giờ bị đòn có sự khác biệt không chỉ khi lớn lên mà từ lúc nhỏ đã sớm bộc lộ.
Trẻ nhỏ thường xuyên mắc lỗi do quá hiếu động và chưa nhận thức đúng sai. Nhiều bậc cha mẹ từng mất kiểm soát mà đ.á.n.h đòn, quát mắng con. Việc "thương cho roi" vô tình trở thành thói quen, có lần 1 sẽ có lần 2 và bố mẹ sẽ trở thành hình tượng rất xấu trong mắt con. Có thể bạn chưa biết nhưng sẽ có sự khác biệt to lớn sau này giữa những đứa trẻ hay bị đòn và trẻ không bao giờ bị đòn. Tìm đọc câu chuyện dưới đây và một vài cách giáo dục yêu thương với trẻ khá hữu hiệu được nhiều cha mẹ tinh tế, thông thái chia sẻ lại…
Câu chuyện về một bé lớp 5 hay bị đòn nhưng càng bất trị bởi sự dạy bảo nghiêm khắc của bố
Gần đây em có tình cờ lướt Web thì đọc được câu chuyện có ông bố nọ có con trai đang học lớp 5, một lần anh tâm sự với người bạn thân về chuyện con trai của mình. Anh nói cậu con trai của mình học không tốt ở trường, ở nhà thì luôn nghịch điện thoại và kết giao với những đứa bạn không tốt. Vì chúng thường tụ tập lại để chơi game, hay nói tục, chửi thề. Anh có nói lúc trước mình đã phát hiện và có đ.á.n.h con một lần kiểu răn đe nhưng dường như nó đã xem như là bị bố "thương cho roi" nên khá cay cú, không phục. Nên mỗi lần gặp bố nó tỏ vẻ kiềm chế, chỉ cần bố không có ở nhà thì đâu lại vào đấy, không có dấu hiệu sợ bố mà thay đổi.
Đồng ý “thương cho roi cho vọt” nhưng nếu bất cứ tình huống nào cũng dùng đòn roi với bé cũng không phải là cách hay
Người bố cũng nói với người bạn thân là anh thực sự lo lắng, không biết liệu sau này con có ngoan ngoãn, sống tốt hơn không? Nhưng qua thời gian, khi cậu bé lớn lên lại càng bất trị hơn, liên tục bị bạn cùng lớp "dần" và rất thô lỗ trong mọi hành động.
Tâm lý của cậu bé khi vừa bị bố "thương cho roi" vừa bị bạn chơi khăm nên khá bất ổn. Thậm chí, nhiều chuyện nhỏ nhặt tưởng chừng vô thưởng vô phạt với chúng ta lại là chuyện lớn trong mắt cậu bé. Càng như vậy lại càng ngỗ ngược nên người bố nếu không đ.á.n.h mắng, dạy dỗ con cũng sẽ khó nguôi ngoai trong cơn tức giận của mình.
Ảnh minh họa
Khi đọc xong câu chuyện này, em thiết nghĩ, thay vì giáo dục nghiêm khắc trẻ từ khi còn nhỏ, tại sao các bậc phụ huynh không phát triển con mình trở thành một đứa trẻ biết tuân theo các quy tắc? Đôi khi cách dạy con càng mềm mỏng, tinh tế, tâm lý lại càng nhận được kết quả tốt không chừng vì em đã từng chứng kiến rất nhiều đứa trẻ “ưa ngọt”, càng ngọt chúng càng răm rắp nghe lời.
Thế mới nói sẽ có sự khác biệt rất lớn về tâm lý, tính cách, hành động của những đứa trẻ hay bị đòn và trẻ không bao giờ bị đòn nên bố mẹ cần rút kinh nghiệm, đừng để tái diễn lại như câu chuyện cậu bé lớp 5 trên. Muốn thế thì thử áp dụng các cách giáo dục con trẻ đúng đắn sau nhé:
Gợi ý bố mẹ một số phương pháp giáo dục yêu thương khá hiệu quả nên thử áp dụng với con
1. Chấp nhận cảm xúc, để trẻ tự nhận sai
Những đứa trẻ hay bị đòn khi lớn lên ít nhiều sẽ có khác biệt rõ rệt về tâm sinh lý, nhân cách, lối sống, ứng xử,...so với trẻ không bao giờ bị đòn
Trẻ sau khi mắc lỗi phải lỗi lầm gì đó sẽ rất hoảng sợ trong lòng, trẻ sẽ nghĩ rằng mình đã làm sai và sẽ cảm thấy có lỗi. Lúc này, nếu bố mẹ thử ngồi xuống và đối thoại với con, hãy thử hỏi con về cảm xúc hiện tại của mình ra sao và cứ để con tự bộc lộ những suy nghĩ bên trong và chấp nhận cảm xúc của mình. Chúng sẽ tự thừa nhận những sai lầm của mình. Những gì trẻ nói từ chính miệng mình sẽ có ý nghĩa hơn là bị bố mẹ buộc tội và bắt chúng phải sửa lỗi.
2. Bỏ đi lo lắng và sự kỳ vọng quá nhiều nơi con trẻ
Thường bố mẹ hay đ.á.n.h mắng trẻ là do quá lo lắng và thiếu kiên nhẫn. Chẳng hạn nhiều phụ huynh hy vọng điểm số của con ở trường sẽ tốt và xuất sắc hơn các bạn đồng trang lứa. Đừng quá kỳ vọng nơi con mà bằng mọi cách phải thúc ép con học ngày học đêm. Chỉ cần nói cho con hiểu “Chỉ có kiến thức từ việc học tập mới giúp ích cho con sau này” là đủ.
3. Đảm bảo sự truyền tải tình yêu thương trong mối quan hệ giao tiếp giữa bố mẹ và con cái
Khi giao tiếp với trẻ, hãy đảm bảo rằng chúng có thể cảm nhận được tình yêu của bố mẹ. Hãy cho con biết rằng dù con có làm điều gì sai trái, bố mẹ vẫn luôn là người yêu con nhất.
Bố mẹ nên là người kề cận, tâm sự và giao tiếp với con mình nhiều hơn để chúng cảm nhận rõ tình mẫu tử, phụ tử thiêng liêng
Trong quá trình giao tiếp, bố mẹ cũng có thể cố gắng bình tĩnh lại. Lúc này con cũng cảm thấy trái tim mình đang tràn ngập tình yêu bao dung từ hai đấng sinh thành. Mọi sai lầm trước đó cũng không có gì ghê gớm, chỉ cần trong trái tim luôn tràn ngập có tình yêu thương, tình thân, chắc chắn không đi sai đường được.
Qua câu chuyện trên cùng những lời khuyên đáng giá, các bậc phụ huynh cũng tự nhận thức được sự khác biệt rõ giữa những đứa trẻ hay bị đòn và trẻ không bao giờ bị đòn, từ đó biết cách kiềm chế cơn nóng giận nhất thời và thay đổi cách dạy con phù hợp hơn. Bởi lẽ đứa trẻ mà chúng ta cần không chỉ là một đứa trẻ có nhiều điểm tốt mà còn là một đứa trẻ có lương tâm và trái tim nhân ái, tràn đầy tình yêu thương mọi người xung quanh.